Các ca sĩ không hợp tác với zingmp3 là ai?

(PLO)- Ca sĩ Duy Mạnh khẳng định sẽ theo đuổi vụ kiện và chờ phán quyết của tòa bởi các bên không tìm được tiếng nói chung sau ba lần hòa giải, thương lượng.

Ngày 5-8, trên trang Facebook cá nhân của mình, ca sĩ Duy Mạnh cho rằng Zing Mp3 đã “ăn cắp” nhạc của mình trong suốt một quãng thời gian dài (10 năm) nhưng không chịu trả bất kỳ khoản tiền tác quyền (chi phí bản quyền âm nhạc) nào. Nam ca sĩ muốn Zing Mp3 phải bồi thường cho mình 2,5 tỉ đồng và chịu 88 triệu đồng chi phí luật sư.

Trao đổi với PLO trưa 6-8, ca sĩ Duy Mạnh cho biết đã khởi kiện Zing Mp3 đến TAND quận 10 (TP.HCM) vào năm 2018 và đã gặp đại diện của Zing Mp3 vào tháng 11-2018. Đã có ba lần tòa án mời hai bên tiến hành hòa giải, tự thương lượng nhưng vẫn chưa thống nhất phương án trả tiền tác quyền.


Ca sĩ Duy Mạnh đã có cuộc trao đổi nhanh với PV về sự việc. Ảnh: MC

Ban đầu, Duy Mạnh muốn được bồi thường 4,8 tỉ đồng (bằng tiền mặt), sau đó ca sĩ này giảm xuống còn 2,5 tỉ đồng. Trong khi đó, phía Zing Mp3 chỉ chấp nhận trả 500 triệu đồng (tiền mặt), kèm theo đó là một hợp đồng truyền thông trị giá 2 tỉ. Nhưng ca sĩ này không đồng ý vì không có nhu cầu.

Nam ca sĩ cho rằng chính những bài hát của mình và nhiều thế hệ ca sĩ khác được Zing Mp3 cập nhật (trên web và trên App) mà không xin phép, không trả tiền bản quyền chính là một trong những nhân tố quan trọng giúp Zing Mp3 được thính giả biết đến và thành công như ngày hôm nay.

“Dù đã thể hiện thiện chí và mong muốn được thỏa thuận trả tiền tác quyền âm nhạc tương xứng nhưng phía Zing Mp3 không chấp nhận nên tôi muốn kiện đến cùng để đòi Zing Mp3 trả 2,5 tỉ đồng bằng tiền mặt” - ca sĩ Duy Mạnh nói.


Trong đơn khởi kiện, nam ca sĩ muốn Zing Mp3 bồi thường cho mình 2,5 tỉ  đồng và phải chịu 88 triệu đồng phí luật sư. Ảnh: MC

Cùng ngày 6-8 trao đổi với PLO một chuyên viên pháp lý của Công ty cổ phần VNG (đơn vị sở hữu trang nghe nhạc trực tuyến Zing Mp3) cho biết phía Zing Mp3 cũng đã thể hiện thiện chí khi đưa ra các phương án trả tiền bản quyền âm nhạc cho ca sĩ Duy Mạnh nhưng số tiền nam ca sĩ này yêu cầu là không khả thi.

Người này từ chối bình luận thêm và cho biết vụ việc Duy Mạnh kiện đã được các bộ phận liên quan xử lý, sẽ có thông cáo báo chí chính thức trong thời gian tới.

Hiện tại, các bài hát của Duy Mạnh đã được Zing Mp3 gỡ bỏ trên các nền tảng nghe nhạc của mình.

MINH CHUNG

Nhạc sĩ - ca sĩ Trần Lập cho biết anh đang chờ phán quyết từ tòa án trong vụ khởi kiện ra tòa và yêu cầu VNG bồi thường tổng cộng 155 triệu đồng khi chia sẻ bài hát Đường đến vinh quang - Ảnh: Gia Tiến

Bế tắc vì đôi khi chính đương đơn không đủ kiên nhẫn đeo đuổi cho đến khi có kết quả, và bế tắc vì sự luồn lách của các nhà quản trị mạng.

Ngày 3-12, trang âm nhạc Zing MP3 đối diện với lời cáo buộc mới nhất vì đã cho lưu hành trên trang mạng của mình ca khúc Đường đến vinh quang của nhạc sĩ Trần Lập mà không có sự đồng ý của anh.

Phía Công ty VNG, tức công ty cổ phần quản lý trang Zing, nói rằng nhạc sĩ Trần Lập đã kiện sai đối tượng vì người đưa lên là một thành viên của trang mạng chứ không phải họ.

Thoạt nhìn, vấn đề này có vẻ như VNG là nạn nhân, nhưng thực tế đó là cách dựa lưng vào những nhân vật ẩn danh để né tránh trách nhiệm của mình. Với cách thức này, nhiều năm nay VNG vẫn vượt thoát nhiều cáo buộc của các ca sĩ, nhạc sĩ.

Cái sai đầu tiên của VNG là cho phép bất kỳ thành viên nào ghi danh cũng có thể upload (tải lên) các ca khúc ở định dạng mp3. Đây là một chủ trương rõ ngay từ đầu, nhằm sử dụng hình thức nguồn tài sản miễn phí để tạo điểm đến.

Chính vì hình thức này mà hãng chia sẻ âm nhạc Napster từ thập niên 1990 đã vướng vào vô số lời kiện tụng, bao gồm từ đại gia Sony Music, khiến phải thay đổi. Nếu không chủ động, mã nguồn thiết kế cho trang web sẽ không thể upload được, ví dụ trang Facebook vì không muốn vướng vào điều này nên không cho phép upload các định dạng âm nhạc như wav hay mp3.

Kế đến, việc upload các ca khúc từ các thành viên bao giờ cũng phải đi qua chế độ kiểm soát và cho phép.

Nhiều thành viên upload nhạc đã chia sẻ trên các trang mạng rằng tình trạng duyệt cho hiển thị rất chậm, thậm chí có trường hợp 24 giờ sau mới có thể được hiển thị.

Điều đó có nghĩa ban quản trị mạng đều hoạt động và kiểm soát rất chặt chẽ, và việc đồng ý cho xuất hiện các tác phẩm chưa có ý kiến tác giả cũng là một chủ ý của trang mạng này.

Điểm mấu chốt trong luận cứ của VNG là họ không có trách nhiệm bồi thường vì đó là những sản phẩm chia sẻ miễn phí mà họ không thu tiền.

Nhưng đừng quên việc thu lợi thực tế (profit) đôi khi không lớn bằng lợi ích đa chiều (benefit).

Thu tiền các tác phẩm đó chỉ là con số nhỏ, so với việc lượng view của trang web tăng nhanh vì các sản phẩm không bản quyền, và nguồn lợi nằm ở các hướng như quảng cáo, hợp tác...

Nhiều năm nay, việc né tránh trách nhiệm cũng như không đủ dũng cảm để dùng các tác phẩm được ký nhận chia sẻ bản quyền đã khiến thị trường âm nhạc nói chung trở nên rối loạn, thậm chí bóp chết nền sản xuất âm nhạc trong nước.

Việc phân tích về vụ kiện của nhạc sĩ Trần Lập với trang Zing MP3 chỉ là một ví dụ nhằm làm rõ hiện trạng của thị trường âm nhạc hiện nay, mà hầu hết các trang kinh doanh âm nhạc đều có chung một cách từ chối trách nhiệm như vậy.

Cũng chính vì vậy, mới đây Bộ Thông tin - truyền thông đã ra thông tư 09/2014 nhằm xác định lại tính cách hoạt động của các trang mạng, hủy bỏ các giấy phép ban đầu mang dấu hiệu giấy xác nhận tạm thời (ví dụ, giấy phép của Zing là số 05-GXN-TTDT) để lập lại trật tự với giấy phép chính thức cho tư cách hợp pháp là mạng xã hội, với sự chịu trách nhiệm rõ ràng hơn.

Có rất nhiều cách để bào chữa rằng các trang mạng bị oan ức vì các thành viên vô danh đang làm hại họ.

Tuy nhiên, với mảnh vườn của mình đang gieo trồng để kinh doanh, một kẻ lạ xuất hiện và trồng ở đó một loại cây giống tùy tiện lấy ở vườn bên, dù không trực tiếp tham gia, chủ đất cũng không thể chối bỏ trách nhiệm.

Và như thế, tất yếu cũng phải có biện pháp để chấm dứt việc dung dưỡng đồ bất hợp pháp.

TUẤN KHANH

Ca sĩ nai lưng làm nhạc cho trang mạng “xơi”

Hầu hết ca sĩ có sản phẩm âm nhạc trên các trang kinh doanh nhạc trực tuyến nhưng chỉ khoảng 10% thu được tiền từ hệ thống này

Những tưởng nghệ sĩ đang làm giàu trên các trang nhạc trực tuyến như YouTube, Zing MP3, Nhaccuatui… vì người nghe không khó tìm kiếm bất cứ ca khúc thuộc thể loại âm nhạc nào, từ mới nhất đến tuổi đời vài thập kỷ, từ bài hát lẻ đến tuyển tập, đang có trên các trang âm nhạc trực tuyến, sau khi chịu khó xem clip quảng cáo đi kèm. Thế nhưng, thực tế không như vậy khi hầu hết nghệ sĩ đang nai lưng ra làm nhạc cho các trang mạng hưởng lợi.

Bỏ mặc nghệ sĩ “nhỏ”

Ước tính chỉ khoảng 10% nghệ sĩ có ca khúc trên mạng được hưởng bản quyền như Mỹ Tâm, Cẩm Ly, Lệ Quyên... Đó là những giọng ca tên tuổi có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đủ để hình thành những bản hợp đồng khai thác nhạc trực tuyến từ các đơn vị kinh doanh. Hiện nay, nghệ sĩ Việt không thể nhận tiền trực tiếp từ kênh YouTube (là kênh nhạc trực tuyến lớn nhất hiện nay) mà phải thông qua hai đại lý Pop Media và Yeah 1. Đây là 2 đơn vị chịu trách nhiệm truy thu đối soát và thanh toán lại cho nghệ sĩ Việt. “Tuy nhiên, điều bất cập là khi gom “quân”, các đại lý không bỏ sót ai nhưng chỉ có nghệ sĩ thật sự tên tuổi mới được đối soát và thanh toán thường xuyên” - Mai Lâm (quản lý của ca sĩ Hồ Trung Dũng, Chí Thiện và giọng ca nhí Bảo An) cho biết.

Mỹ Tâm là ca sĩ hiếm hoi tự kinh doanh nhạc của mình qua mạng mà không cần đến đơn vị thứ ba Ảnh: TARO

Theo các nghệ sĩ, việc họ nhận được tiền tác quyền từ sản phẩm của mình rất lờ mờ vì nhiều lý do. Trong đó, các đại lý phải chăm sóc tốt cho các nghệ sĩ “lớn” vì nếu không hài lòng, họ sẽ chạy sang đại lý đối thủ; còn các nghệ sĩ “nhỏ” thì bỏ mặc. Dù nhận ra bất công đối với mình nhưng do không rành bản chất của sự việc, không có thời gian tìm hiểu hay yêu cầu nên các nghệ sĩ “nhỏ” cũng chẳng quan tâm đến. “Đó là chưa kể điểm quy đổi ở Việt Nam rất thấp. Thậm chí, một sản phẩm đạt 1 triệu view cũng không được bao nhiêu nên hầu hết nghệ sĩ không mấy bận tâm” - ca sĩ Đông Nhi nói.

Muốn tiếp cận nhiều khán giả

Phó mặc cho đơn vị kinh doanh nhạc trực tuyến là cách làm phổ biến của nghệ sĩ Việt hiện nay. “Đưa thì nhận còn không đưa thì thôi, biết làm sao được” - ca sĩ Hồ Trung Dũng nói về tình trạng thu tác quyền trên mạng hiện nay. Theo ca sĩ Noo Phước Thịnh, thực tế nghệ sĩ đều biết mình đang nai lưng làm giàu cho các trang nhạc trực tuyến. Có điều muốn làm rõ việc này phải bỏ thời gian tìm hiểu và cả theo dõi sát sao. Thời gian đó để nghệ sĩ đi hát hay làm việc khác, chắc chắn thu nhập cao hơn việc được nhận tiền tác quyền ít ỏi từ các trang nhạc trực tuyến.

Ca sĩ Bảo Anh cho biết không tính các nghệ sĩ ngôi sao, các nghệ sĩ trẻ nhận được vài triệu đồng chi trả từ trang mạng là cao. Thậm chí, có người còn chưa đạt được mức 1 triệu đồng. “Số tiền ấy có đáng để nghệ sĩ bỏ công đi tìm hiểu không” - ca sĩ Bảo Anh nói. Vì vậy, người thu lợi sẽ là các đại lý hay các trang kinh doanh âm nhạc trực tuyến. Số tiền của mỗi nghệ sĩ không nhiều nhưng nếu cả ngàn nghệ sĩ cộng lại thì không hề nhỏ.

Bị xài chùa lâu nay nhưng rất ít nghệ sĩ lên tiếng phản đối bởi theo đại diện của YouTube, một số nghệ sĩ ăn nên làm ra và gầy dựng được danh tiếng của mình thông qua hệ thống của họ. Đây chính là lý do vì sao nghệ sĩ chịu “ngậm đắng nuốt cay”. “Hiện nay, việc các nghệ sĩ ký hợp đồng với đại lý hay các trang mạng trực tuyến là vì có lợi về lượng view (người theo dõi). Nghệ sĩ Việt đang cần view chứ chưa cần tiền bản quyền từ các trang nhạc trực tuyến” - ca sĩ Cẩm Ly phân tích.

Dù biết nhiều trang nhạc trực tuyến có doanh thu lớn từ quảng cáo (các đoạn quảng cáo xen kẽ trong thời lượng phát ca khúc) nhưng theo nhạc sĩ Minh Vy, chỉ khoảng 30% nghệ sĩ nghĩ đến chuyện đòi quyền lợi cho mình, 70% còn lại cho rằng việc sản phẩm của họ được đăng tải lên mạng đã là thu lợi về mặt truyền thông.

Thu tác quyền trên mạng khó khăn hơn

Theo thông tin từ Hiệp hội Thương mại ngành công nghiệp âm nhạc Anh quốc (BPI - Bristish Phonographic Industry), lợi nhuận thu về từ quảng cáo trực tuyến của các MV (video ca nhạc) tăng 88% (năm 2015) so với năm trước đó, trong khi mức phí trả tiền bản quyền cho nghệ sĩ và đơn vị sở hữu sản phẩm chỉ tăng 0,4%. Hiệp hội Thu âm Mỹ (RIAA) cũng đưa ra con số tổng kết rằng doanh thu từ việc bán đĩa than năm 2015 còn cao hơn cả khoản thu được trả từ YouTube. Đó là những bất hợp lý khiến các nghệ sĩ mới đây đã cùng ký đơn kiến nghị gửi đến Chính phủ Mỹ đề nghị sửa đổi Luật Bản quyền kỹ thuật số Thiên niên kỷ (DMCA). Các hãng đĩa cũng có động thái đàm phán lại các thỏa thuận với YouTube. Trong khi đó, YouTube đáp trả rằng 80% người nghe nhạc hiện tại của họ đều không phải là người mua nhạc, tức là xài chùa. Cho xài chùa nhằm thu hút đông người nghe là mục đích của nhà mạng và người thuê bao dịch vụ trên các trang mạng thu lợi từ doanh thu quảng cáo.

Một trong những lý do khiến việc thu tác quyền trên mạng càng khó khăn hơn vì không rõ nguồn gốc nên việc truy tìm người vi phạm bản quyền cũng khá nhiêu khê. Thậm chí, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại TP HCM đã ký hợp đồng với YouTube về việc thu tác quyền ca khúc được đăng tải lên trang trực tuyến này nhưng ngay cả việc xác định ca khúc của tác giả nào trong số 23 triệu đường link nhạc do YouTube cung cấp cũng là cả vấn đề. “Từ đầu năm đến nay, chúng tôi vẫn chưa hoàn thành khâu xác nhận chủ quyền tác phẩm. Dù vậy, chúng tôi hy vọng đến cuối năm, nhiều tác giả sẽ có thêm một số tiền tác quyền từ YouTube” - ông Đinh Trung Cẩn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ tác quyền âm nhạc Việt Nam tại TPHCM, thông tin.

Thùy Trang

Video liên quan

Chủ đề