Các cách tiếp cận trong nghiên cứu

* Cách tiếp cận:

Hiện nay các nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và chỉ ra tác động của việc xây dựng các công trình ngầm đến sự suy giảm trữ lượng, sự thay đổi về chất lượng các tầng chứa nước, cụ thể;

- Tác động gây suy giảm trữ lượng các tầng chứa nước: phá vỡ cấu trúc các tầng chứa nước; làm giảm thể tích chứa nước các tầng chứa nước; làm thay đổi hướng vận động, động thái nước dưới đất; giảm tính thấm của các tầng chứa nước, giảm lượng bổ cập cho các tầng bên dưới.

- Tác động làm thay đổi chất lượng các tầng chứa nước: cụ thể nước bị ô nhiễm, nhiễm bẩn từ trên mặt có thể thấm xuống di chuyển vào các tầng chứa nước làm biến đổi chất lượng các tầng chứa nước này.

Như vậy cách tiếp cận theo hướng nghiên cứu các tác động của việc xây dựng các công trình ngầm nêu trên đến sự suy giảm trữ lượng, sự thay đổi về chất lượng các tầng chứa nước và sử dụng phương pháp phân tích thống kê truyền thống cũng như các công cụ, kỹ thuật hiện đại (phương pháp mô hình số) để đánh giá, dự báo tác động. Qua đó nghiên cứu, đề xuất các tiêu chí bảo vệ các tầng chứa nước trong khi thi công các công trình ngầm.

Các cách tiếp cận trong nghiên cứu
Nội dung, trình tự, cách tiếp cận nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

- Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu:Các số liệu điều tra từ trước đến nay về nước mặt, nước dưới đất, về địa chất, ĐCTV, tài liệu về hiện trạng các công trình ngầm về địa chất, thảm thực vật sẽ được thu thập kế thừa, thống kê, hệ thống hóa khai thác sử dụng để giảm bớt khối lượng công tác điều tra trực tiếp.

- Phương pháp GIS, viễn thám:Sử dụng công nghệ GIS để nghiên cứu cấu trúc địa chất, ĐCTV, sự phân bố các công trình xây dựng, các công trình ngầm trên đại bàn nghiên cứu. Các nội dung nghiên cứu sẽ được xử lý bằng các phần mềm chuyên dụng như Mapinfo, ArcGIS.

- Điều tra khảo sát thực địa: Tiến hành để nghiên cứu xác định hiện trạng các công trình xây dựng, các công trình ngầm; nghiên cứu, xác định, lựa chọn khu vực điển hình để lựa chọn khoan nghiên cứu cấu trúc, hút nước thí nghiệm xác định thông số ĐCTV và lấy mẫu nước đánh giá sự thay đổi về chất lượng các tầng chứa nước.

- Phương pháp khoan đào: Phương pháp khoan đào được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc địa chất, ĐCTV và các thông số ĐCTV bổ sung.

- Phương pháp thí nghiệm ngoài trời:Thí nghiệm thấm để xác định các thông số ĐCTV như bơm thí nghiệm thả chất chỉ thị.

- Phương pháp mô hình:Áp dụng tổ hợp mô hình số VisualModflow và Xây dựng mô hình dịch chuyển vật chất bằng mô hình MT3D. Để xác định sự suy giảm trữ lượng và sự thay đổi chất lượng các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ:

- Phương pháp chuyên gia: Bằng các cuộc hội thảo khoa học, để nhận được nhiều ý kiến chuyên sâu của các chuyên gia cũng như các nhà quản lý, cơ quan, ban ngành liên quan, giúp nâng cao hiệu quả và tính thiết thực của đề tài. Phương pháp này sẽ được áp dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện từ khi xây dựng đề cương đến từng nội dung công việc của đề tài và báo cáo tổng kết.

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

<< Trang truớcTrang kế >>

Các cách tiếp cận trong nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận là 2 cụm từ thường gặp trong nghiên cứu nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về 2 cụm từ này. Vậy sự khác biệt giữa chúng là gì? Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu có liên quan gì tới nhau? Hãy cùng minhtungland.com tìm hiểu về những nội dung đó qua bài viết này.

Bạn đang xem: Cách tiếp cận trong nghiên cứu khoa học là gì

 Phương pháp nghiên cứu khoa họcKhái niệm:

Trước hết để hiểu được thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học, các khái niệm, các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm khoa học là gì?

Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. ở mức độ chung nhất, khoa học được hiểu như sau: Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học.

Từ hiểu biết trên đây về khoa học ta thấy rõ ràng rằng phương pháp là phạm trù trung tâm của phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Vậy phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoa học là từ những hiện tượng chúng ta cảm nhận được để tìm ra các quy luật của các hiện tượng đó. Nhưng bản chất bao giờ cũng nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng, vì vậy để nhận ra được bản chất nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng và nhận ra được quy luật vận động của chúng đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Như vậy phương pháp chính là sản phẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đến lượt mình, phương pháp là công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng đó. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta người thành công là người biết sử dụng phương pháp.

Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như một phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.

Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học:

– Phương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối tượng cụ thể, ở đây có hai điều chú ý là: chủ thể và đối tượng.

– Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ thể và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tượng.

– Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc điểm của đối tượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậy phương pháp có mặt khách quan. Mặt khách quan quy định việc chọn cách này hay cách kia trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm của đối tượng chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phương pháp, nhưng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phương pháp. Ý thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận được các quy luật khách quan của thế giới.

– Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến ban đầu.

Xem thêm: (Cần Giúp) Mất Wifi Trên Win 10 Và 4 Cách Khắc Phục Hiệu Quả

– Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng.

– Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không lôgic tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức.

– Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.


 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Trong nghiên cứu khoa học phương pháp và phương pháp luận là hai khái niệm gần nhau nhưng không đồng nhất. Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. Nói cách khác thì phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.

Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học (như thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới.

Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luận chung cho các khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học.

Xem thêm: Cách Xem Lại Các Chương Trình Đã Phát Trên Discovery Channel

Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn khoa học( toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học v.v…). Do vậy những phương pháp riêng này sẽ được làm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng. Dựa trên những đặc điểm cơ bản của phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể phân loại nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau.