Các cách xử lý kim tiêm sau khi tiêm

Hiện nay các loại ống kim tiêm do người nghiện chích ma túy vứt rải rác khắp nơi đang là mối hiểm họa tiềm ẩn đối với mọi người. Chúng có mặt ở khắp nơi. Trong năm 2000, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới TP HCM, có 73 trường hợp (cả người dân và nhân viên y tế) đến kiểm tra do bị kim tiêm và vật bén nhọn đâm rách da. Rất may là không ai trong số này bị nhiễm virus HIV.

Các cách xử lý kim tiêm sau khi tiêm
Trong 5 tháng năm 2001, mặc dầu chưa có thống kê cụ thể, nhưng số người bị kim tiêm và vật nhọn đâm phải đến tham vấn và xin được theo dõi điều trị tăng cao so với năm trước. Nhiều người thật sự lo lắng khi sáng ra mở cửa phát hiện nhiều ống tiêm chích trước hiên nhà, thậm chí nhiều cây kim vẫn còn vết máu.

Những kim tiêm và vật nhọn chích vào cơ thể là những tác nhân nguy hiểm có thể gây nên các bệnh như viêm gan B, viêm gan C, uốn ván, HIV/AIDS.... Tuy nhiên, khả năng truyền nhiễm của virus còn tùy thời gian kim tiêm đã được vứt ra và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm... Thông thường, các loại virus có thể tồn tại trong vài giờ, đôi khi lên đến cả ngày. Riêng virus HIV có thể tồn tại trong máu ngoài cơ thể đến 7 ngày.

Làm gì khi bị kim tiêm đâm?
Những thao tác cần làm ngay trước khi đến cơ sở y tế:
- Sử dụng những phương tiện sẵn có để tống máu, dịch tiết, ngoại vật ra khỏi vùng tiếp xúc. 

- Có thể dùng nước sạch, xà phòng để rửa xung quanh. 
- Sau đó nặn máu ra, không cần thiết phải dùng ga-rô như trường hợp bị rắn cắn. 
- Dùng cồn để rửa sát trùng vết thương đó. Không nên dùng những loại thuốc sát trùng mạnh làm cháy, bỏng da. 

Trong lúc này bệnh nhân cần phải bình tĩnh để ghi nhận những đặc tính: vật gì gây thương tích, có máu hay không, vật nằm ở vị trí nào. Những thông tin này sẽ giúp các nhân viên y tế có hướng điều trị tiếp theo.

Tại các cơ sở y tế 
- Bệnh nhân được kiểm tra xét nghiệm virus HIV, điều trị dự phòng một số bệnh truyền nhiễm khác như: uốn ván, viêm gan B, viêm gan C...
- Thông thường, bệnh nhân được theo dõi và điều trị ngoại trú, được kiểm tra, xét nghiệm từ những ngày đầu. 
- Sau đó bệnh nhân sẽ được kiểm tra định kỳ vào 4-6 tuần, 3 tháng, 6 tháng. 
- Để xác định chính xác bệnh nhân có nhiễm HIV hay không, phải đợi kết quả kiểm tra sau 6 tháng.

Khi bị tai nạn, mọi người phải đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị. Vấn đề còn lại là mọi người nên thận trọng trong mọi công việc thu gom rác, nhổ cỏ, làm vệ sinh vườn và quan tâm đến khu vực chơi của trẻ em... để tránh tiếp xúc với kim tiêm, vật bén nhọn có thể gây tổn thương.

Sưu tầm

Phân định các nhóm chất thải y tế

Các cách xử lý kim tiêm sau khi tiêm
Các cách xử lý kim tiêm sau khi tiêm
Ngày cập nhật 29/12/2021

Ngày 26 tháng 11 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2022Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2022 và thay thế Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế.

Theo đó, chất thải y tế được phân định thành các nhóm:

- Chất thải y tế nguy gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.

Chất thải lây nhiễm bao gồm: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; chất thải lây nhiễm dạng lỏng (bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu của cơ thể người hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh). Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B. Chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm.

Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm: Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất. Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất. Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất. Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi (Cd); pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ. Dung dịch rửa phim X- Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích và các dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại. Chất thải y tế khác có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.

- Chất thải rắn thông thường bao gồm: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, học viên, khách đến làm việc và các chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế (trừ chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm). Hóa chất thải bỏ không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại. Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất. Vỏ lọ vắc xin thải bỏ không thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực. Chất thải sắc nhọn không lây nhiễm, không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại. Chất thải lây nhiễm sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; tro, xỉ từ lò đốt chất thải rắn y tế không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại. Chất thải rắn thông thường khác. Chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế được quy định tại Danh mục cụ thể.

- Khí thải bao gồm khí thải phát sinh từ phòng xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền qua đường không khí; khí thải từ phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên.

- Chất thải lỏng không nguy hại bao gồm dung dịch thuốc, hoá chất thải bỏ không thuộc nhóm gây độc tế bào, không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất, không chứa yếu tố nguy hại vượt ngưỡng, không chứa vi sinh vật gây bệnh.

- Nước thải y tế gồm nước thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn trong cơ sở y tế. Trường hợp nước thải sinh hoạt thải chung vào hệ thống thu gom nước thải y tế thì được quản lý như nước thải y tế.

Chất thải y tế phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tai thời điểm phát sinh. Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa (trừ chất thải lây nhiễm sắc nhọn). Trường hợp chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm và tiếp tục thực hiện quản lý theo tính chất của chất thải sau xử lý./.

Các tin khác

Xem tin theo ngày   
Các cách xử lý kim tiêm sau khi tiêm