Các Chỉ số cải cách hành chính

Công bố chỉ số cải cách hành chính (Par Index)

  • Báo cáo Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2020 và Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    Báo cáo gồm:

  • Báo cáo Chỉ số cải cách hành chính - PAR INDEX 2019

  • Báo cáo Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019 - SIPAS 2019

  • Các Chỉ số cải cách hành chính

    Hà Nội: Công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2018

    Sáng ngày 8/6, thành phố Hà Nội tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính 2018, với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã.Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cho biết, nhằm đánh giá thực chất khách quan về Chỉ số cải cách hành chính các sở, ngành, quận, huyện, thị xã năm 2018, thành phố đã ban hành các chỉ số cụ thể để chấm điểm về cải cách hành chính và đây là công cụ, cách quản lý mới.

  • Báo cáo Chỉ số cải cách hành chính - PAR INDEX 2018

  • Báo cáo Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước - SIPAS 2018

  • Các Chỉ số cải cách hành chính

    Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2018

    Chiều ngày 24/5, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index) và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018 (SIPAS).

  • SIPAS 2017 - Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước

    Xem toàn văn Báo cáo chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS 2017): Tại đây

  • PAR INDEX 2017 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    Xem toàn văn Báo Cáo Chỉ số CCHCPAR INDEX 2017: Tại đây

  • PAR INDEX 2016 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    Xem toàn văn Báo Cáo Chỉ số CCHC:Phần 1,Phần 2.I,Phần 2.II,Phần 3,Phụ lục 1-5,Phụ lục 6-8

  • 1
  • 2

Chi tiết tin

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Các Chỉ số cải cách hành chính
Các Chỉ số cải cách hành chính
Các Chỉ số cải cách hành chính
Các Chỉ số cải cách hành chính
Các Chỉ số cải cách hành chính

Tìm hiểu về các chỉ số đánh giá địa phương trong các lĩnh vực Cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị và hành chính công

04/05/2015

Trong những năm gần đây, để đánh giá, so sánh các địa phương với nhau về năng lực cạnh tranh mức độ hấp dẫn trong thu hút đầu tư, trong lĩnh vực cải cách hành chính hay về hiệu quả quản trị công của các địa phương. Có nhiều chỉ số được xây dựng và công bố hàng năm để trên cơ sở đó, các địa phương có cơ sở "nhìn lại" quá trình lãnh đạo, điều hành trong năm và có giải pháp thu hút đầu tư, cải thiện hình ảnh đối với người dân, doanh nghiệp hoặc nâng cao năng lực quản trị công.

Chúng tôi xin giới thiệu các chỉ số đang được áp dụng phổ biến và có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương thực hiện tốt hơn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
1. PAR Index:Chỉ số cải cách hành chính
PAR Index (Public Administration Reform Index) là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính (CCHC) được Bộ Nội vụ ban hành tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 về phê duyệt Đề án "Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" với mục tiêu: Xác định Chỉ số CCHC để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khác quan, công bằng kết quả CCHC hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020.
PAR Index gồm đánh giá bên trong của cơ quan (có thẩm định của Hội đồng Thẩm định Trung ương) và đánh giá bên ngoài của người dân.
Nội dung của Chỉ số được xác định trên 8 lĩnh vực, gồm:
1. Công tác chỉ đạo điều hành CCHC;
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL;
3. Cải cách thủ tục hành chính;
4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;
5. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC;
6. Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan HC và ĐVSN công lập;
7. Hiện đại hóa nền hành chính;
8. Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.
Tổng điểm của PAR Index là 100 điểm với phương pháp đánh giá như sau: thông qua kết quả tự chấm điểm của địa phương (đánh giá bên trong) với số điểm tối đa là 62/100 điểm và kết quả điều tra xã hội học (đánh giá bên ngoài) với số điểm tối đa là 38/100 điểm.
Chỉ số PAR Index bắt đầu được thực hiện từ năm 2012 để đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính đối với các địa phương và các bộ, ngành Trung ương.
Kết quả đánh giá PAR Index của tỉnh Tiền Giang năm 2013 đạt 80.84 điểm (trong đó: điểm do Bộ Nội vụ đánh giá: 50.25/62 điểm; điểm do điều tra xã hội học 30.59/38 điểm). So với số điểm 79.38 của năm 2012.
(Nguồn: trang tin điện tử của Bộ Nội vụ,
Xem tạihttp://www.moha.gov.vn/danh-muc/par-index-2013-cua-cac-bo-co-quan-ngang-bo-uy-ban-nhan-dan-cac-tinh-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-11034.html)
2. Chỉ số PCI:Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
PCI (Provincial Competitiveness Index): Đây là chỉ số do các danh nghiệp đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế và mức độ tạo thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh của địa phương. Việc tổ chức thực hiện bộ chỉ số PCI hàng năm do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp thực hiện.
Chỉ số này được thực hiện thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005, với 8 chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam, theo đó đã có 47 tỉnh, thành phố của Việt Nam được xếp hạng và đánh giá. Lần thực hiện đánh giá thứ hai vào năm 2006, có hai lĩnh vực quan trọng của môi trường kinh doanh là "Thiết chế pháp lý" và "Đào tạo lao động" được bổ sung và đưa vào xây dựng chỉ số PCI.
Từ năm 2006 trở đi, tất cả 63 tỉnh thành của Việt Nam đều được đưa vào bảng xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm.
Năm 2009, phương pháp luận PCI được điều chỉnh để phản ánh kịp thời sự phát triển năng động của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trường pháp lý tại Việt Nam. Sau khi loại bỏ chỉ số "Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước", chỉ số PCI còn 9 chỉ số thành phần.
Năm 2013, PCI đánh dấu bước thay đổi mới khi đưa chỉ số "Cạnh tranh bình đẳng" vào bộ chỉ số đánh giá, theo đó, một tỉnh được đánh giá là thực hiện tốt tất cả 10 chỉ số thành phần này cần có:
1) Chi phí gia nhập thị trường thấp;
2) Doanh nghiệp dễ dàng Tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định;
3) Môi trường kinh doanh công khai minh bạch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết;
4) Thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính và thanh tra kiểm tra hạn chế nhất (Chi phí thời gian).
5) Chi phí không chính thức ở mức tối thiểu;
6) Cạnh tranh bình đẳng - chỉ số thành phần mới;
7) Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong;
8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà nước và tư nhân cung cấp;
9) Có chính sách đào tạo lao động tốt;
10) Hệ thống pháp luật và tư pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả.
Chỉ số PCI năm 2014 của tỉnh Tiền Giang.

Các Chỉ số cải cách hành chính


Nguồn: www.pcivietnam.org

3. PAPI:Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công
PAPI (Public Administration Performance Index) là chỉ số đánh giá từ cảm nhận của người dân để đưa ra một (bảng đồng hồ) nhằm đo lường mức hiệu quả về quản trị, hành chính công và các dịch vụ công cấp tỉnh. Dữ liệu PAPI là thước đo sự biến đổi về hiệu quả quản trị hành chính công, không phải là mục tiêu hướng tới.
Chỉ số PAPI là công cụ chính sách nhằm đo lường và theo dõi hiệu quả công tác quản trị, điều hành, của hệ thống hành chính nhà nước (bao gồm cả cung ứng dịch vụ công) của 63 tỉnh/thành phố ở Việt Nam dựa trên trải nghiệm và cảm nhận của người dân
PAPI được phối hợp triển khai bởi Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), từ năm 2009 tới nay, cùng với sự hỗ trợ của các đối tác trong suốt quá trình triển khai thực hiện nghiên cứu, gồm Trung tâm Công tác lý luận và Tạp chí Mặt trận thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ năm 2009-2012), Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (trong năm 2012), và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ năm 2013)
Năm 2009: Thí điểm tại ba tỉnh/thành phố (Phú Thọ, Đà Nẵng và Đồng Tháp);
Năm 2010: Triển khai tại 30 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
Từ năm 2011: Triển khai trên 63 tỉnh/thành phố, bao gồm 207 quận/huyện/ thành phố/thị xã trực thuộc tỉnh, 414 xã/phường/thị trấn, 828 thôn/ấp/tổ dân phố/ bản/buôn (những địa bàn nơi có trụ sở UBND cấp trên đóng được chọn mặc định, và những địa bàn khác được chọn ngẫu nhiên theo phương pháp xác xuất quy mô dân số)
Mỗi năm, có khoảng 14.000 người dân (từ 18 tuổi trở lên) được lựa chọn ngẫu nhiên và phỏng vấn trực tiếp, với thời lượng trung bình từ 45-60 phút/phỏng vấn.
Những lĩnh vực được khảo sát gồm:
1. Tham gia của người dân ở cấp cơ sở
2. Công khai, minh bạch
3. Trách nhiệm giải trình với người dân
4. Kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực công
5. Thủ tục hành chính công
6. Cung ứng dịch vụ công
Nội dung đánh giá của PAPI dựa trên ba quá trình có tác động lẫn nhau, đó là: xây dựng chính sách, thực thi chính sách và giám sát việc cung ứng các dịch vụ công. Do vậy, có thể xem PAPI là công cụ giám sát thực thi chính sách, được xây dựng trên triết lý coi người dân như "người sử dụng" (hay "khách hàng") của cơ quan công quyền (hay "bên cung ứng dịch vụ"), có đủ năng lực giám sát và đánh giá tính hiệu quả của quản trị và hành chính công ở địa phương. Dựa trên kiến thức và trải nghiệm của ‘khách hàng' đối với các ‘sản phẩm' của toàn bộ quá trình ‘sản xuất' của bộ máy nhà nước, PAPI cung cấp hệ thống chỉ báo khách quan góp phần đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, tạo động lực để lãnh đạo các cấp tại địa phương ngày càng nâng cao hiệu quả quản lý của mình.

Kết quả PAPI của tỉnh Tiền Giang năm 2014

Stt Chỉ số Điểm số Nhóm
1 Tham gia của người dân ở cơ sở 4.549 Nhóm đạt điểm thấp nhất
2 Công khai minh bạch 5.388 Nhóm đạt điểm thấp nhất
3 Trách nhiệm giải trình với người dân 5.534 Nhóm đạt điểm trung bình thấp
4 Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công 6.474 Nhóm đạt điểm cao nhất
5 Thủ tục hành chính công 6.940 Nhóm đạt điểm trung bình cao
6 Cung ứng dịch vụ công 6.735 Nhóm đạt điểm trung bình thấp


Nguồn: Chỉ số hiệu quả Quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam
Xem tại: http://papi.vn

Trần Thanh Liêm - Phòng Công chức, viên chức - Sở Nội vụ

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Các Chỉ số cải cách hành chính
Các Chỉ số cải cách hành chính
Các Chỉ số cải cách hành chính
Các Chỉ số cải cách hành chính
Các Chỉ số cải cách hành chính

Tương phản

Các Chỉ số cải cách hành chính
Các Chỉ số cải cách hành chính

Đánh giá bài viết(4.0/5)

Tin liên quan

Rà soát, đánh giá và đề xuất phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính của Sở Nội vụ - 01/11/2021

Trình công bố thủ tục hành chính của Sở Nội vụ lĩnh vực văn thư, lưu trữ - 25/10/2021

Bộ Nội vụ công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc lĩnh vực Văn thư - Lưu trữ - 19/10/2021

Sở Nội vụ Thông báo việc tổ chức đối thoại với người dân trong giải quyết thủ tục hành chính - 26/06/2021

Rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính của Sở Nội vụ năm 2021 - 25/06/2021

Chia sẻ bài viết qua mail

Các Chỉ số cải cách hành chính

Email người gửi: *

Email người nhận: *

Tiêu đề: *

Nội dung *
Liên kết: Gửi


Tìm hiểu về các chỉ số: PAR INDEX, PAPI và SIPAS

04/05/2021

A. CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH: PAR INDEX (Public Administration Reform Index): PAR INDEX là chỉ số cải cách hành chính, là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính (CCHC).

Ngày 30/12/2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BNV về phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo đó, Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh được cấu trúc thành 08 lĩnh vực đánh giá, 43 tiêu chí, 95 tiêu chí thành phần, cụ thể:

1. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính (CHCC): 6 tiêu chí và 2 tiêu chí thành phần

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh: 4 tiêu chí và 6 tiêu chí thành phần

3. Cải cách thủ tục hành chính: 5 tiêu chí và 19 tiêu chí thành phần

4. Cải cách tổ chức bộ máy: 4 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần

5. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: 9 tiêu chí và 16 tiêu chí thành phần

6. Cải cách tài chính công: 4 tiêu chí và 15 tiêu chí thành phần

7. Hiện đại hóa hành chính: 5 tiêu chí và 17 tiêu chí thành phần

8. Tác động của cải cách hành chính đến người dân, tổ chức và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: 6 tiêu chí, 8 tiêu chí thành phần

Phương pháp đánh giá: Với thang điểm đánh giá là 100 điểm, trong đó: 33,50 điểm là điểm qua điều tra khảo sát; 64,50 điểm tự chấm và 2.00 điểm do Bộ Nội vụ đánh giá.

B. CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG CẤP TỈNH: PAPI (The Vietnam Provincial Governance and Public Administration Performance Index):

Chỉ số PAPI đo lường hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh dựa trên trải nghiệm và đánh giá của người dân khi tương tác với các cấp chính quyền địa phương. Chỉ số PAPI là công cụ theo dõi, giám sát năng lực điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền địa phương; giúp các cấp chính quyền địa phương có những căn cứ điều chỉnh và cải thiện hiệu quả công tác, phục vụ người dân tốt hơn.

Từ năm 2018, Chỉ số PAPI bao gồm 08 chỉ số lĩnh vực nội dung, 28 chỉ số nội dung thành phần và hơn 120 chỉ tiêu cụ thể về hiệu quả quản trị và hành chính công của toàn bộ 63 tỉnh/thành phố, cụ thể:

1. Tham gia của người dân ở cấp cơ sở: tối đa 10 điểm.

- Tri thức công dân

- Cơ hội tham gia

- Chất lượng bầu cử

- Đóng góp tự nguyện

2. Công khai, minh bạch: tối đa 10 điểm.

- Tiếp cận thông tin

- Danh sách hộ nghèo

- Thu, chi ngân sách cấp xã/phường

- Quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất, khung giá đền bù

3. Trách nhiệm giải trình với người dân: tối đa 10 điểm.

- Hiệu quả tương tác với cấp chính quyền

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân

- Tiếp cận dịch vụ tư pháp

4. Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công: tối đa 10 điểm.

- Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền

- Kiểm soát tham nhũng trong dịch vụ công

- Công bằng trong tuyển dụng vào nhà nước

- Quyết tâm chống tham nhũng

5. Thủ tục hành chính công: tối đa 10 điểm.

- Chứng thực, xác nhận

- Giấy phép xây dựng

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thủ tục hành chính cấp xã, phường

6. Cung ứng dịch vụ công: tối đa 10 điểm.

- Y tế công lập

- Giáo dục tiểu học công lập

- Cơ sở hạ tầng căn bản

- An ninh, trật tự

7. Quản trị môi trường: tối đa 10 điểm.

- Nghiêm túc trong bảo vệ môi trường

- Chất lượng không khí

- Chất lượng nước

8. Quản trị điện tử: tối đa 10 điểm.

- Sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương

- Tiếp cận và sử dụng Internet tại địa phương

Phương pháp đánh giá: Với phương pháp đánh chủ yếu thông qua điều tra xã hội học.

C. CHỈ SỐ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC: SIPAS (Satisfaction Index of Public Administrative Services):

SIPAS là kết quả mang tính định hướng của việc đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Chỉ số SIPAS là thước đo mang tính khách quan, phản ánh trung thực kết quả đánh giá của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công cụ thể.

Thực hiện Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành phê duyệt Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, tiêu chí đo lường Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (sau đây gọi tắt là Chỉ số SIPAS) có 05 yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công, gồm: Tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước; Thủ tục hành chính; Công chức giải quyết công việc; Kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công và Tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị; 22 tiêu chí, áp dụng đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức, cụ thể như sau:

1.1. Tiếp cận dịch vụ:

- Nơi ngồi chờ tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có đủ chỗ ngồi;

- Trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đầy đủ;

- Trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại;

- Trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả dễ sử dụng.

1.2. Thủ tục hành chính (TTHC):

- TTHC được niêm yết công khai đầy đủ;

- TTHC được niêm yết công khai chính xác;

- Thành phần hồ sơ mà người dân, tổ chức phải nộp là đúng quy định;

- Phí/lệ phí mà người dân, tổ chức phải nộp là đúng quy định;

- Thời hạn giải quyết (tính từ ngày hồ sơ được tiếp nhận đến ngày nhận kết quả) là đúng quy định.

1.3. Về công chức trực tiếp giải quyết công việc:

- Công chức có thái độ giao tiếp lịch sự;

- Công chức chú ý lắng nghe ý kiến của người dân/đại diện tổ chức;

- Công chức trả lời, giải đáp đầy đủ các ý kiến của người dân/đại diện tổ chức;

- Công chức hướng dẫn kê khai hồ sơ tận tình, chu đáo;

- Công chức hướng dẫn hồ sơ dễ hiểu;

- Công chức tuân thủ đúng quy định trong giải quyết công việc.

1.4. Về kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công:

- Kết quả đúng quy định;

- Kết quả có thông tin đầy đủ;

- Kết quả có thông tin chính xác.

1.5. Về tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị:

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có bố trí hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, kiến nghị;

- Người dân, tổ chức thực hiện góp ý, phản ánh, kiến nghị dễ dàng;

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận, xử lý các góp ý, phản ánh, kiến nghị tích cực;

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có thông báo kết quả xử lý góp ý, phản ánh, kiến nghị kịp thời.

Phương pháp đánh giá: Phương pháp đánh giá xác định kết quả Chỉ số SIPAS chủ yếu thông qua phiếu điều tra xã hội học; đối tượng điều tra, khảo sát là người dân, người đại diện cho tổ chức đã trực tiếp giao dịch và nhận kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công trong phạm vi thời gian điều tra xã hội học.

QUỐC HƯNG

Cải thiện, nâng cao chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính và chỉ số cải cách hành chính

Thứ Tư 29 Tháng Chín - 2021 08:02:15

Các Chỉ số cải cách hành chính

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành công văn về việc cải thiện, nâng cao chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) trên địa bàn tỉnh năm 2021 và những năm tiếp theo.

Nội dung công văn nêu rõ: Ngày 24-6-2021, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính và Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo kết quả công bố các chỉ số năm 2020, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của tỉnh đứng thứ 13 (tăng 10 bậc so với năm 2019), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh đứng thứ 29 (tăng 14 bậc so với năm 2019). So với năm 2019, các chỉ số SIPAS và PAR INDEX của tỉnh có nhiều nội dung, lĩnh vực được quan tâm, đổi mới và có điểm số tăng, như: công tác chỉ đạo, điều hành; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hiện đại hóa hành chính.

Tuy nhiên, qua theo dõi kết quả thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020, các chỉ số SIPAS và PAR INDEX của tỉnh chưa ổn định, một số tiêu chí hoặc tiêu chí thành phần của các chỉ số có điểm số thấp nhưng chưa được cải thiện, khắc phục kịp thời như: việc niêm yết công khai thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử; công khai kết quả giải quyết trên công dịch vụ công/trang thông tin điện tử; xử lý các vấn đề phát hiện qua phân cấp; cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật; bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; cơ cấu lãnh đạo quản lý chưa hợp lý; quản lý thu chi tài chính còn sai phạm; tỷ lệ hồ sơ phát sinh dịch vụ bưu chính công ích chưa cao; tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới; giải ngân vốn đầu tư công: thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội…

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, góp phần cải thiện Chỉ số SIPAS và Chỉ số PAR INDEX trên địa bàn tỉnh năm 2021 và những năm tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đồng bộ các nội dung cải cách hành chính, trong đó tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ; Kế hoạch hành động số 22-KH/TU ngày 23-7-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về thực hiện Khâu đột phá về đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch thực hiện cải cách hành chính tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025.

Tập trung kiểm tra, rà soát, đối chiếu các tiêu chí hoặc tiêu chí thành phần giảm điểm thuộc phạm vi, lĩnh vực, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, địa phương mình để xây dựng kế hoạch, xác định nhiệm vụ, giải pháp khắc phục trước ngày 15-10-2021; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) kết quả thực hiện.

Đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, không gắn với địa giới hành chính, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp theo Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27-3-2021 của Thủ tướng Chính phủ. Thường xuyên cập nhật, niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời thủ tục hành chính thuộc thẩm quyển giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại trụ sở, trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và Cổng dịch vụ công của tỉnh. Kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Định kỳ hàng quý, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) kết quả thực hiện.

Triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Công văn số 1707-CV/TU ngày 1-6-2020 về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; Chỉ thị số 01/CTUBND ngày 1-1-2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành Iĩnh vực đã phân cấp cho cấp huyện, cấp xã theo quy định của Chính phủ, Định kỳ hàng năm, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) kết quả kiểm tra, xử lý kiến nghị sau kiểm tra phân cấp (trước ngày 15-12 hàng năm).

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng khoa học, công nghệ thúc đẩy và hoàn thành xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhả nước các cấp; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cấp chính quyền; việc họp trực tuyến và xử lý công việc trên môi trường điện tử; tập trung ưu tiên nguồn lực triển khai nhiệm vụ chiến lược phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2020.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa Chỉ số SIPAS và Chỉ số PAR INDEX tới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp để nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và sự đồng thuận xã hội đối với công tác cải cách hành chính.

Tại công văn này, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nội vụ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương hành chính. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, một năm, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện; tham mưu cho UBND tỉnh gắn việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao với theo dõi, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Văn phỏng UBND tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công bố thủ tục hành chính, danh mục thủ tục hành chính; việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Định kỳ hàng quý, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện.

Sở Tư pháp tăng cường công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai các ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số, phát triển các ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Sở Tài chính tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp tổ chức thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách; thực hiện các quy định về việc sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước. Định kỳ hàng quý, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện.

Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, nghiên cứu, để xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp phù hợp với tình hình của tỉnh

Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa, Đài Truyền thanh cấp huyện chủ động xây dựng chuyên trang, chuyên mục về cải cách hành chính để tuyên truyền về công tác cải cách hành chính và phản hồi ý kiến của người dân, doanh nghiệp về công tác cải cách hành chính.

(Nguồn tin: https://baothanhhoa.vn)

  • Tags: