Các công cụ của chính sách bảo hộ mậu dịch

Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v... hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài nhằm bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong nước.

Về lý thuyết, việc áp đặt các tiêu chuẩn nói trên thuộc về lĩnh vực kinh tế học vĩ mô, được các chính phủ áp dụng khi các báo cáo thống kê và các phân tích kinh tế-xã hội cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của việc nhập khẩu đối với sản xuất trong nước dường như lớn hơn so với lợi ích mà việc này.

  • Đối với các quốc gia đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc áp đặt này chỉ được phép đối với một hay nhiều thành viên khác của WTO khi và chỉ khi phán quyết của WTO cho phép quốc gia này làm điều đó (với các chứng cứ cho thấy các thành viên kia đang thực hiện việc bán phá giá hay hỗ trợ bất hợp pháp cho ngành sản xuất của mình v.v).
  • Đối với các quốc gia chưa gia nhập WTO hoặc quốc gia là thành viên của WTO áp đặt đối với các quốc gia chưa là thành viên WTO hay ngược lại: Việc áp đặt này hoàn toàn nằm trong ý chí chủ quan của từng quốc gia hoặc sau khi nhận được đơn kiện của các (nhóm, hiệp hội) công ty tại quốc gia đó về việc bán phá giá. Các vụ kiện tôm hay cá tra, cá ba sa tại Mỹ vừa qua đối với các quốc gia xuất khẩu các mặt hàng này là một ví dụ cho thấy việc áp đặt bảo hộ mậu dịch.

Ngân hàng Thế giới ước tính nếu các rào cản thương mại hoàn toàn được dỡ bỏ thì sẽ có thêm hàng chục triệu người nữa được thoát nghèo... Thương mại và tự do hóa thương mại thậm chí có thể còn là những công cụ hữu hiệu hơn để xóa đói, giảm nghèo và giúp cho các quốc gia có nguồn lực kinh tế để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất của họ. Cũng theo Ngân hàng Thế giới, chỉ riêng việc xóa bỏ các rào cản thương mại đối với hàng hóa, mỗi năm các quốc gia đang phát triển cũng có thể tăng thêm thu nhập 142 tỷ USD. Con số đó có thể sẽ cao hơn 80 tỷ USD viện trợ kinh tế của các nước công nghiệp phát triển trong năm 2005 và cao hơn 42,5 tỷ USD tổng các khoản nợ dự kiến được giảm cho các nước đang phát triển[1].

Trên thực tế, các yếu tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của một chính phủ trong bảo hộ mậu dịch. Còn một thực tế khác là điều trái ngược xảy ra ngay tại quốc gia kêu gọi chủ trương tự do thương mại toàn cầu. Các nhà sản xuất Hoa Kỳ - thay vì tăng cường hiệu năng sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh, lại sẵn sàng chi tiền để vận động những nhà lập pháp và hành pháp nhằm đưa ra những luật lệ bất bình đẳng. Việc làm đó bị coi là cổ vũ cho chủ nghĩa bảo hộ chứ không phải là tự do mậu dịch[2].

Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được công ăn việc làm cho một số nhóm người lao động nào đó. Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức có lợi nhất cho họ hoặc không có các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng xét theo mục tiêu dài hạn.

  • Bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp.
  • Bảo vệ an ninh quốc gia.
  • Trả đũa.
  • Chống phá giá
  • Trợ cấp
  • Rào cản thuế quan
  • Rào cản kỹ thuật
  • Tổ chức thương mại thế giới

Ngày 14 tháng 2 năm 2009, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các thành viên nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) nhóm họp tại Roma, Ý, với trọng tâm là soạn thảo những quy định chung đối phó với khủng hoảng kinh tế và đấu tranh chống những quyết định bảo hộ mậu dịch.[3]

Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama hôm 19 tháng 2 năm 2009 đã cam kết hợp tác với Canada về năng lượng, phục hồi kinh tế và Afghanistan, đảm bảo với Canada rằng ông sẽ không theo đuổi các chính sách bảo hộ mậu dịch.[4]

Trong tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp về kinh tế ngày 1 đến 3 tháng 3 năm 2009 tại Brussels Bỉ, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết chống các hình thức bảo hộ mậu dịch trên thị trường chung của khối. Thông điệp mạnh mẽ này được EU đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sự xuất hiện trở lại của chủ nghĩa bảo hộ ở châu Âu, đặc biệt sau khi Pháp công bố những khoản viện trợ lớn cho ngành chế tạo xe hơi trong nước.[5] Ủy ban châu Âu (EC) tới đây sẽ xem xét và ra quyết định về việc Pháp cho vay ưu đãi 6 tỷ euro để ngành ô tô vượt qua khủng hoảng có vi phạm "bảo hộ mậu dịch" hay không.

Việc Bắc Kinh chuyển đến các chính quyền địa phương khẩu hiệu "hãy mua hàng Trung Quốc" đang gây nên lo ngại sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và những biện pháp trả đũa.[6]

  1. ^ “Tạp chí Điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 1/2007”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2009.
  2. ^ Tự do Thương mại và Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch
  3. ^ Chống bảo hộ mậu dịch - Trọng tâm của Hội nghị G-7
  4. ^ Obama cam kết không bảo hộ mậu dịch[liên kết hỏng]
  5. ^ “EU chống bảo hộ mậu dịch”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2009.
  6. ^ “Trung Quốc bảo hộ mậu dịch”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2009.

  • Cái giá phải trả của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch Lưu trữ 2009-03-02 tại Wayback Machine
  • Tự do Thương mại và Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bảo_hộ_mậu_dịch&oldid=68589920”

Contents LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................3 Chương 1: BẢO HỘ MẬU DỊCH..............................................................................4 I. Khái niệm bảo hộ mậu dịch:................................................................................4 II. Nguyên nhân các nước bảo hộ mậu dịch...........................................................4 1. Bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ..................................................................4 2. Tạo nên nguồn tài chính công cộng................................................................4 3. Khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp....................................................4 4. Thực hiện phân phối lại thu nhập....................................................................4 5. Bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp..........................................................4 6. Bảo vệ an ninh quốc gia..................................................................................4 7. Trả đũa............................................................................................................5 8. Văn hóa...........................................................................................................5 III. Các công cụ bảo hộ mậu dịch:..........................................................................5 1. Thuế quan:......................................................................................................5 2. Phi thuế quan:.................................................................................................8 IV. Tác động tích cực và tác động tiêu cực...........................................................10 1.Tác động tích cực...........................................................................................10 2.Tác động tiêu cực...........................................................................................11 Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO HỘ MẬU DỊCH CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY.....................................................................................................13 I. Thực trạng bảo hộ mậu dịch trên thế giới hiện nay...........................................13 1. Thực trạng hiện nay......................................................................................13 2. Nguyên nhân các nước hiện nay gia tăng bảo hộ mậu dịch..........................15 3. Các chính sách và công cụ các nước áp dụng để bảo hộ mậu dịch...............15 4. Đánh giá và giải pháp...................................................................................16 II. Thực trạng bảo hộ mậu dịch ở Việt Nam.........................................................18 1. Lộ trình hội nhập của Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO..........................18 2. Các biện pháp bảo hộ mà Việt Nam đã áp dụng:..........................................19 3. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch Việt Nam gặp phải:....................................23 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM..............................26 I. Định hướng cho Việt Nam.................................................................................26 1. Cần thực hiện chính sách bảo hộ hợp lí........................................................26 II.Giải pháp...........................................................................................................30 1. Công cụ thuế.................................................................................................30 2. Công cụ phi thuế...........................................................................................30 KẾT LUẬN...............................................................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................35 LỜI MỞ ĐẦU Chính sách bảo hộ từ xưa tới nay luôn tồn tại như một chính sách thiết yếu và quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mọi quốc gia bởi tất cả các quốc gia dù mạnh hay yếu, dù phát triển hay đang phát triển đều muốn xây dựng và phát triển các ngành sản xuất trong nước đồng đều và bền vững. Bước sang thế kỉ XXI, khi mà tiến trình toàn cầu hoá và khu vực hoá cũng đã đi được một chặng đường khá dài với sự ra đời của các tổ chức kinh tế như WTO, EU, AFTA, NAFTA… tạo ra một sân chơi chung và những quy tắc nhằm phát triển thương mại quốc tế, thì vấn đề bảo hộ càng được quan tâm nhiều hơn. Bởi quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang đứng trước nguy cơ phá sản bởi các quốc gia trên thế giới đang gia tăng bảo hộ mậu dịch sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu để bảo vệ sản phẩm trong nước, hạn chế những hàng hóa nhập vào cũng như những nguồn vốn mà họ chọn lựa để đổ vào hoặc chuyển ra khỏi đất nước. Sự ảnh hưởng của bảo hộ mậu dịch đến nền kinh tế thế giới không hề nhỏ. Tổng giám đốc của tổ chức Thương mại thế giới WTO - Pascal Lamy - đã cảnh báo rằng: “Các quốc gia đừng nhân cơ hội này để bảo hộ mậu dịch”. Năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lên tới đỉnh điểm, Tổng thống Brazil, Lula da Silva đã có câu nói rất đáng chú ý tại Diễn đàn Kinh tế Mỹ Latinh: "Chủ nghĩa bảo hộ chẳng khác nào một thứ ma túy, có thể gây hưng phấn tức thì nhưng sau đó sẽ đẩy nạn nhân vào trạng thái trầm cảm kéo dài". Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), xu hướng bảo hộ mậu dịch tại hầu hết các nước đang gia tăng, đi ngược lại với những cam kết do các nền kinh tế công nghiệp hoá hàng đầu thế giới đưa ra. Số liệu thống kê mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ ra rằng có tới 1.593 biện pháp bảo hộ mậu dịch đã được áp dụng trên thế giới từ tháng 11/2008 đến tháng 11/2011, trong đó có 1.187 biện pháp phân biệt đối xử đối với các nhà cung cấp nước ngoài. Bảo hộ mậu dịch giống như chất béo gây xơ cứng động mạch (cholesterol): tích lũy chậm chạp các biện pháp hạn chế thương mại từ năm 2008 và hiện nay đã tác động đến 3% tổng số hàng hoá toàn cầu và 4% trao đổi thương mại của Nhóm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển hàng đầu (G-20), tạo ra thách thức không chỉ đối với WTO mà cả nền kinh tế toàn cầu. Các quốc gia phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang phải đứng trước những lựa chọn quan trọng khi xác định hướng đi cho chính sách thương mại của họ, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Chương 1: BẢO HỘ MẬU DỊCH I. Khái niệm bảo hộ mậu dịch: Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ,... hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó. II. Nguyên nhân các nước bảo hộ mậu dịch 1. Bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ Chính phủ cần bảo vệ những ngành công nghiệp mới có tiềm năng của đất nước để giúp chúng lớn mạnh và trưởng thành có được khả năng sáng tạo tự đổi mới và sức cạnh tranh cao. 2. Tạo nên nguồn tài chính công cộng Việc đánh thuế với hàng hoá nhập khẩu sẽ giúp chính phủ có 1 khoản thu lớn phục vụ cho tài chính công cộng 3. Khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp Thông qua việc thực hiện thuế quan bảo hộ, việc có những hàng rào bảo hộ sẽ giúp cho sản phẩm nước ngoài giá cao hơn. Nhờ vậy mà hàng trong nước phần nào có lợi thế hơn về giá so với hàng nhập khẩu. Chính vì vậy, sẽ thúc động hoạt động sản xuất trong nước qua đó khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp. 4. Thực hiện phân phối lại thu nhập Phân phối lại thu nhập xã hội là sự can thiệp của Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật, của các chính sách để vận động, thuyết phục những người có thu nhập cao đóng góp để cùng nhà nước giúp đỡ cộng đồng và những người có thu nhập thấp. 5. Bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp Khi thương mại tự do phát triển thì sẽ ngày càng có nhiều hàng hóa được đi vào thị trường nội địa của quốc gia đó. Điều này đã làm ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trong nước trong nước, làm cho hàng hóa trong nước phải cạnh tranh mạnh hơn với hàng hóa nước ngoài. Nếu hàng hóa trong nước không đủ sức cạnh tranh và bị thất bại dẫn đến sản xuất giảm sút dẫn đến người lao động trong nước mất việc làm và dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao.Việc có hàng rào bảo hộ sẽ giúp cho tăng lợi thế sản phẩm nội địa, qua đó bảo vệ được ngành công nghiệp trong nước, việc làm cũng được bảo vệ. 6. Bảo vệ an ninh quốc gia Một số ngành công nghiệp đóng vai trò thiết yếu đối với quốc gia chúng ta cũng phải ra sức bảo hộ. Để bảo vệ những công dân, các chính phủ đã ban hành luật hạn chế những công ty có thể và không thể làm trong việc theo đuổi lợi nhuận. Ví dụ như pháp luật liên quan đến: lao động trẻ em, thương lượng tập thể, cạnh tranh(chống độc quyền), bảo vệ môi trường, cơ hội bình đẳng, sở hữu trí tuệ, lương tối thiểu, an toàn lao động và sức khỏe... 7. Trả đũa Để trả đũa dằn mặt hàng hoá các quốc gia cũng áp dụng các chính sách bảo vệ mậu dịch với hàng hoá của mình. Đó là khi thực hiện thương mại tự do không công bằng. Khi một nước cho nước khác được tự do vào nước mình nhưng mà trong khi đó nước đó lại thực hiện chính sách bảo hộ hàng hóa của họ không cho hàng hóa của mình vào nước họ thì dẫn đến nước đó cũng sẽ thực hiện chính sách bảo hộ để nhằm bảo vệ ngành của nước họ. 8. Văn hóa Các quốc gia hạn chế buôn bán hàng hóa và dịch vụ nhằm đạt được các mục tiêu về văn hóa nhất là mục tiêu bảo vệ bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc. Văn hóa và tự do hóa thương mại đan quyện và tác động qua lại với nhau.Văn hóa mỗi quốc gia đều dần dần có sự thay đổi do có sự hiện diện của con người và sản phẩm từ các nền văn hóa khác. Những tác động ngoài mong mốn của văn hóa buộc Chính phủ phải ngăn cản việc nhập khẩu những sản phẩm được coi là có hại. III. Các công cụ bảo hộ mậu dịch: Chủ yếu là thuế quan và phi thuế quan.Trong đó thuế quan làm tăng chi phí đối với hàng hóa nhập khẩu và từ đó làm giảm lượng bán những mặt hàng bị đánh thuế trên thị trường nội địa.Các công cụ phi thuế quan có tác dụng hạn chế lượng nhập khẩu vào thị trường trong nước từ đó khiến giá cả của những mặt hàng đó tăng lên và lượng bán giảm xuống. 1. Thuế quan: 1.1. Khái niệm: Thuế là phần thu của Nhà nước tính trên giá một hàng hóa, dịch vụ hoặc một hoạt động nào đó, thường theo tỉ lệ nhất định. Là khoản tiền mà chính phủ đánh vào mặt hàng được đưa vào hay đưa ra khỏi một nước. Thông thường, thuế quan được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. Mức thuế thường khác nhau tùy theo loại hàng hóa nhập khẩu. Thuế nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu và làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu trong các thị trường nội địa, do đó làm giảm số lượng hàng nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được xem là giúp đỡ các ngành công nghiệp trong nước. 1.2. Các loại thuế quan: Thuế quan có thể chia ra làm 3 loại đó là: thuế quan xuất khẩu, thuế quan quá cảnh và thuế quan nhập khẩu. 1.2.1. Thuế quan nhập khẩu Là thuế quan mà chính phủ một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu vào trong nước. Chính phủ đánh thuế nhập khẩu để nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước để tăng chi phí đối với những mặt hàng này và làm cho hàng hóa trong nước hấp dẫn hơn đối với người mua. Không những vậy thuế này cũng đem lại cho chính phủ một nguồn thu lớn. 1.2.2. Thuế quan quá cảnh Là thuế quan mà chính phủ một nước đánh vào những hàng hóa được chuyển qua lãnh thổ nước đó trước khi chuyển đến đích cuối cùng. Hiện nay loại thuế quan này gần như được dỡ bỏ nhờ thỏa thuận của các Quốc gia. 1.2.3. Thuế quan xuất khẩu Là loại thế đánh vào những mặt hàng mà nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác. 1.3. Tác động của thuế quan: 1.3.1. Tác động tích cực: Thuế quan theo truyền thống được đưa ra chủ yếu để tăng thu cho ngân sách, tuy nhiên nó cũng phục vụ những mục đích khác nhau: - Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại. - Hướng dẫn tiêu dùng trong nước. - Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. - Trả đũa các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại. - Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của liên minh Châu Âu đã thực hiện trong chính sách nông nghiệp chung của họ. - Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đã vững mạnh để có thể cạnh tranh song phẳng trên thị trường quốc tế. - Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc… 1.3.2. Tác động tiêu cực: Khi đánh thuế nhập khẩu, người sản xuất hàng trong nước được lợi nhưng người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu: Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới. Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này. Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước bị tăng lên đến mức bằng giá thế giới công với thuế nhập khẩu kích thích những nhà sản xuất trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs lên Qs'. Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ Qd xuống Qd'. Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua số lượng hàng Qd'. Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình BCEF) được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích hình AFGH) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia. Tuy nhiên phần diện tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình ECD lại là một tổn thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ Qd hàng hoá, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi. 2. Phi thuế quan: Có các công cụ như hạn ngạch xuất nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, cấm vận thương mại, yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, trợ cấp, rào cản kỹ thuật, thủ tục hành chính, chống bán phá giá, phá giá tiền tệ. 2.1. Hạn ngạch xuất nhập khẩu: Là biện pháp quy định số lượng hàng hóa được đưa vào hay đưa ra khỏi một nước trong một quãng thời gian nhất định, thường là một năm.Có 2 hình thức đó là hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch xuất khẩu. 2.2. Cấm vận thương mại Là biện pháp cấm hoàn toàn quan hệ thương mại đốivới một quốc gia nào đó. Cấm vận có thể thực hiện đối với một mặt hoặc một vài hoặc thậm chí đối với tất cả các mặt hàng. 2.3. Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa: Chính phủ quy định rằng một mặt hàng nào đó chỉ có thể được bán trên thị trường trong nước nếu như một phần nhất định của mặt hàng đó được cung cấp bởi các nhà sản xuất nội địa. Mục đích của quy định này là nhằm buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải sử dụng tới nguồn lực của nước sở tại trong quá trình sản xuất. 2.4. Thủ tục hành chính: Là quy định của chính phủ về thủ tục hải quan, thủ tục tham gia kinh doanh, thủ tục thành lập doanh nghiệp… để tại nên những cản trở thương mại. Một ví dụ đơn giản về thủ tục hành chính là nếu thủ tục hải quan, lưu kho lưu bãi nhằm kéo dài thời gian nhập khẩu vào thị trường nội địa, khi đó, hàng nhập khẩu sẽ phải mất nhiều thời gian thậm chí là khó có thể tiếp cận thị trường trong nước đặc biệt là hàng hóa nhanh hỏng như nông sản, thủy hải sản… Điều đó góp phần hạn chế hàng nhập khẩu, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước. Vì vậy, thủ tục hành chính ngày càng ít được sử dụng đặc biệt là trong bối cảnh các nước đang kiện toàn hệ thống luật pháp nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính một mặt tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước, một mặt góp phần thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trong nước. 2.5. Trợ cấp: 2.5.1. Khái niệm: Trợ cấp là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không có được. Những lợi ích đó có thể phát sinh từ việc Chính phủ trực tiếp cấp tiền hay tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính, tín dụng,… cho doanh nghiệp. Có hai hình thức trợ cấp cơ bản: trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu. - Trợ cấp xuất khẩu: là loại trợ cấp nhằm mục đích đẩy, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa bán ra thị trường nước ngoài có giá có thể còn thấp hơn tại thị trường trong nước. Điều này tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế. - Trợ cấp trong nước: là loại trợ cấp dành cho các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường nội địa, hàng hóa được trợ cấp là hàng hóa tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên khi hàng hóa này được người sản xuất xuất khẩu thì nó lại trở thành trợ cấp xuất khẩu. Ảnh hưởng của nó khá giống với trợ cấp xuất khẩu dù mục đích ban đầu khác nhau. 2.5.2. Tác động của trợ cấp: Khi hàng hóa xuất khẩu được trợ cấp, nước xuất khẩu sẽ mở rộng được thị trường ra nước ngoài do hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá. Việc mở rộng quy mô thị trường này lại gây sức ép khó khăn cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu: sự suy giảm sản lượng, doanh số bán, lợi nhuận… Về mặt kinh tế học, tác động của trợ cấp là ngược lại với thuế quan, đồng thời cũng tạo ra phần mất mát không cho xã hội, làm giảm hiệu quả của tự do mậu dịch. Chính vì thế nước nhập khẩu sẽ có thể áp dụng biện pháp đối kháng “ thuế chống trợ cấp ’’. Nó là khoản thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp từ giá Chính phủ nước nhập khẩu nhằm triệt tiêu những lợi thế do khoản tài trợ mang lại. Mức thuế này được thông qua sau một quá trình điều tra xác định mức độ tài trợ và mức độ thiệt hại gây ra của nước nhập khẩu. 2.6. Rào cản kỹ thuật: Là việc Chình phủ áp dụng các điều kiện về tiêu chuẩn quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ, chất lượng sản phẩm, quy định về hàm lượng các chất, các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường,… để tạo nên những cản trở thương mại. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, Chính phủ sử dụng công cụ tiêu chuẩn kỹ thuật như một biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế nhập khẩu bằng việc đưa ra các quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu. Trái lại, các quy định này sẽ là rào cản lớn đối với hàng hóa xuất khẩu từ các quốc gia có nền sản xuất hàng hóa chưa đạt trình độ cao. Trong những năm gần đây, khi các công cụ mang tính cứng nhắc như thuế quan, hạn ngạch,… dần được dỡ bỏ thì công cụ tiêu chuẩn kỹ thuật trở thành một trong các công cụ mềm dẻo ngày càng được các quốc gia sử dụng phổ biến. 2.7. Chống bán phá giá: 2.7.1. Bán phá giá: Khái niệm: Bán phá giá hàng hóa là việc bán sản phẩm của một nước sang một nước khác với giá thấp hơn giá bán thông thường của hàng hóa đó tại nước xuất khẩu Mục đích: Về cơ bản bán phá giá hàng hóa được thực hiện với 3 mục đích chính: - Gạt bỏ đối thủ cạnh tranh. - Thu lợi nhuận độc quyền. - Giải quyết hàng tồn kho. 2.7.2. Chống bán phá giá a) Điều kiện áp dụng: - Hàng hóa nhập khẩu có bán phá giá. - Ngành sản xuất hàng hóa tương tự ở nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể. - Có mối quan hệ nhân quả giũa việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên. b) Các biện pháp thực hiện: Trước khi nước nhập khẩu đưa ra mức thuế chống bán phá giá các bên sẽ thương lượng về việc thay đổi mức giá bán hay hạn chế nhập khẩu. Thực hiện thuế chống bán phá giá: khoản thuế bổ sung ngoài thuế nhập khẩu thông thường đánh vào sản phẩm của nước ngoài bán phá giá vào thị trường nước nhập khẩu. 2.8. Phá giá tiền tệ: Phá giá tiền tệ là việc giảm giá của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà Chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Về lý thuyết, việc phá giá tiền tệ sẽ khiến cho hàng hóa sản xuất trong nước sẽ rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa sản xuất ở nước ngoài. Qua đó sẽ kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.Tuy nhiên, đây là công cụ có tính hai mặt bởi nó sẽ góp phần làm cho lạm phát tăng cao và nhiều tác dụng phụ khác. Vì vậy, phải xét trên từng điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia để áp dụng cho phù hợp. IV. Tác động tích cực và tác động tiêu cực Bảo hộ mậu dịch giống như con dao hai lưỡi: nó bảo vệ nền kinh tế trong nước, song đồng thời cũng đẩy những nỗ lực đấu tranh cho tự do thương mại vào ngõ cụt. 1.Tác động tích cực Làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, qua đó bảo vệ cho sản xuất hàng hóa trong nước, đặc biệt là ngành công nghiệp non trẻ với năng lực cạnh tranh còn kém. Giúp nhà sản xuất trong nước nâng cao sức cạnh tranh, có điều kiện mở rộng sản xuất, thâm nhập sâu rộng vào thị trường nước ngoài do bảo hộ mậu dịch tạo điều kiện cho nhà sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa với số lượng lớn làm cho chi phí bình quân mỗi sản phẩm sản xuất trong nước giảm đáng kể. Thuế quan góp phần đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Làm giảm thất nghiệp chung và làm tăng thu nhập. Khi được bảo hộ mậu dịch, hàng hóa trong nước có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng hóa nhập khẩu, người tiêu dùng trong nước chi tiêu ít cho hàng hóa nhập khẩu hơn. Thay vào đó họ chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa sản xuất trong nước làm cho cầu hàng hóa của ngành được bảo hộ tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động làm giảm tỉ lệ thất nghiệp và thu nhập của người lao động tăng lên. Thuế quan góp phần giúp chống lại bán phá giá và trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu, qua đó tạo môi trường thương mại quốc tế lành mạnh, bình đẳng hơn. Góp phần cải thiện cán cân thương mại vì bảo hộ mậu dịch góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Bảo vệ văn hóa và truyền thống dân tộc: Văn hóa của mỗi quốc gia đều dần dần có sự thay đổi bởi sự hiện diện của con người và sản phẩm tới từ các nền văn hóa khác. Điều này có thể gây ra những tác động ngoài mong muốn đối với nền văn hóa dân tộc, buộc Chính phủ phải có những biện pháp thích hợp, ngăn cản việc nhập khẩu những hàng hóa có hại để bảo vệ văn hóa và truyền thống dân tộc. 2.Tác động tiêu cực Chính phủ cần phân biệt rạch ròi giữa những ngành công nghiệp cần bảo hộ và những ngành không cần bảo hộ. Đây là công việc rất khó thực hiện, nếu như không muốn nói là không thể thực hiện được. Sự bảo hộ có thể làm cho các doanh nghiệp trong nước trở nên trì trệ và không chịu đổi mới, từ đó dẫn tới sự tụt hậu so với các doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh quốc tế. Một khi bảo hộ được áp đặt thì việc dỡ bỏ nó sẽ rất khó khăn. Về mặt kinh tế thì bảo hộ có hại hơn có lợi, dân chúng sẽ phải hạn chế tiêu dùng vì phải trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng thấp, còn các doanh nghiệp thì ngày càng phải dựa vào những cái ô bảo hộ của Chính phủ để tồn tại. Hoạt động của thị trường vốn quốc tế ngày nay cho phép các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nhiều nguồn vốn khác nhau, do vậy không nhất thiết phải tiếp nhận từ phía Chính phủ. Sự hỗ trợ của Chính phủ với doanh nghiệp trong nước có thể dẫn đến làm giảm hiệu quả và tăng chi phí với chính những doanh nghiệp đó. Việc Chính phủ tăng hỗ trợ cho một ngành công nghiệp nào đó còn là kết quả của của sự vận động chính trị của một số nhóm có quyền lợi đặc biệt. Nếu điều này xảy ra thì những người tiêu dùng hoàn toàn không có lợi gì từ việc hỗ trợ của Chính phủ và họ sẽ ngừng ngay việc mua những hàng hóa có chất lượng thấp do các doanh nghiệp được bảo hộ sản xuất ra. Điều này có thể khuấy động tính cạnh tranh tiêu cực, thậm chí có thể dẫn tới chiến tranh thương mại giữa các quốc gia. Nước áp dụng chính sách này hoàn toàn có thể bị các nước khác trả đũa. Cạnh tranh lớn nhất trong bất kỳ quốc gia nào không phải là cạnh tranh giữa các công ty trong nước với các đối thủ nước ngoài mà là cạnh tranh giữa các công ty trong nước với nhau nhằm tranh giành nguồn vốn và lao động khan hiếm trên “sân nhà”. Các rào cản thương mại và các khoản trợ cấp có thể làm tăng sản lượng đầu ra, tăng việc làm cho người lao động và mang lại mức lợi nhuận cao hơn cho một số ngành công nghiệp trong nước, nhưng họ đạt được điều đó bằng cách gây bất lợi cho các công ty nội địa khác không được trợ cấp hay được bảo hộ. Và nếu nguồn lợi nhuận trong các ngành công nghiệp được chính phủ ưu đãi là giá trong nước cao hơn chứ không phải là nhờ năng suất cao hơn, thì khoản lợi nhuận này chẳng qua chính là thu nhập bị mất đi của một số người khác trong quốc gia này. Do đó, khoản lợi nhuận này không làm tăng thu nhập quốc dân. Các chính sách này gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước cũng như cho các công ty sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, và đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất có những mối quan hệ chính trị rộng chuyên sản xuất những sản phẩm cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Vì các chính sách bảo hộ thường không rõ ràng và tiến trình thực hiện thường cũng không công khai nên những công ty này luôn có điều kiện thuận lợi để tiến hành các cuộc vận động hành lang phục vụ lợi ích riêng của họ. Xét về phúc lợi xã hội, việc tìm mọi cách để làm tăng lợi nhuận của các ngành công nghiệp năng suất thấp thường kéo theo tái phân phối thu nhập, làm giảm thu nhập của những người nghèo nhất trong xã hội và đẩy các nguồn lực khan hiếm ra khỏi các khu vực kinh tế có khả năng tạo ra mức độ tăng trưởng kinh tế cao. Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO HỘ MẬU DỊCH CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY I. Thực trạng bảo hộ mậu dịch trên thế giới hiện nay 1. Thực trạng hiện nay Năm 2011 kinh tế các nước đều trong tình trạng suy giảm, nhất là các nước khủng hoảng nợ công làm mậu dịch thế giới cũng u ám và giảm sút. Báo cáo mới nhất về tình hình buôn bán thế giới do Tổ chức mậu dịch thế giới (WTO) công bố cuối tháng 12/2011 cho biết mức tăng trưởng mậu dịch thế giới năm 2011 chỉ đạt 5,8% thấp hơn so với mức dự kiến ban đầu 6,5%. Đây là mức tăng thấp nhất 18 năm qua, trong đó các nước phát triển chỉ tăng 3,7%, nước đang phát triển tăng 8,5%. Năm 2010, mức tăng trưởng mậu dịch thế giới đạt 14,5% cho dù vẫn bị tác động tiêu cực của năm 2009 để lại. Đầu Quý 1/2011, mậu dịch thế giới có bước khởi sắc đáng mừng với mức tăng tới 22%, nhưng sau đó cứ lùi dần và cả năm chỉ tăng được 5,8%. Thương mại thế giới bắt đầu xu hướng đi xuống vào giữa năm 2008, khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu suy thoái. Trước áp lực phục hồi kinh tế, các quốc gia đã buộc phải áp dụng một loạt chính sách mang tính bảo hộ (như thuế quan, trợ giá và bảo lãnh tài chính) nhằm bảo vệ sản xuất trong nước. Vấn đề bảo hộ mậu dịch đang ngày càng nóng lên sau khi các nước đưa ra các gói kích thích kinh tế lớn và khuyến khích dùng hàng nội để giảm bớt khó khăn cho các nhà sản xuất. Ngoài việc che chắn, bảo vệ cho nền sản xuất trong nước trước sức tấn công của hàng hóa nhập khẩu, nhiều nước đang ra sức nâng đỡ các ngành công nghiệp yếu kém trong nước. Những lo lắng về tình trạng bảo hộ thương mại trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã trở thành một trong những nội dung chính của các diễn đàn, hội nghị quốc tế trong năm 20082009, như: Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC, tháng 11/2008); Hội nghị Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi lên (G20, tháng 11/2008); Hội nghị Bộ trưởng tài chính ASEAN+3 (tại Thái Lan, tháng 2/2009); Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 (tại Italia, tháng 2/2009)… Tiêu biểu cho xu hướng bảo hộ mậu dịch là nước Mỹ với chương trình “Buy American”, làm dấy lên lo ngại rằng các nước khác như Trung Quốc, cũng có thể hành động tương tự - điều sẽ gây tổn hại thêm đối với thương mại toàn cầu trong giai đoạn khủng hoảng hiện tại. Bên cạnh đó, quyết định tài trợ 17,4 tỷ USD của Mỹ cho ngành xe hơi cũng đang bị giới phân tích đánh giá là một hành động trợ cấp không công bằng, đặt các đối thủ cạnh tranh vào vị trí bất lợi. Nước Mỹ cũng gặp phải nhiều chỉ trích gay gắt từ các thành viên của WTO khi Mỹ tái ban hành những biện pháp trợ giá xuất khẩu đối với các sản phẩm sữa của nước này, bởi cảnh báo rằng nó có thể là một tiền lệ nguy hiểm khiến thế giới quay lại chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt có nguy cơ bùng nổ thành những cuộc chiến thương mại. Trung Quốc cũng tuyên bố phương châm “Buy Chinese” của mình chỉ một vài tháng sau chương trình “Buy American”. Sau nhiều chỉ trích với các kế hoạch bảo hộ mậu dịch của Mỹ, đến lượt mình, Trung Quốc bị lên án đã đi ngược lại tinh thần chống chủ nghĩa bảo hộ khi yêu cầu các cơ quan chính phủ mua hàng hóa sản xuất trong nước nếu có thể cho các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo khoản tiền 585 tỷ USD trong gói kích thích kinh tế có lợi cho các doanh nghiệp trong nước. Ấn Độ đã tăng thuế suất nhập khẩu dầu đậu nành thêm 20% để bảo hộ nông dân trong nước khi giá dầu ăn trên thị trường thế giới giảm mạnh trong khi Indonesia bắt đầu hạn chế nhập khẩu ít nhất 500 mặt hàng với nhiều biện pháp hạn chế khác như yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu phải có giấy phép đặc biệt và phải nộp một khoản lệ phí mới. Nga sử dụng biện pháp tăng thuế suất nhập khẩu xe hơi thêm 35%, đồng thời thuế thịt heo và thịt gia cầm cũng được điều chỉnh tăng. Argentina và Brazil cũng đang tìm cách nâng thuế suất nhiều mặt hàng nhập khẩu, từ rượu vang đến hàng dệt may, hàng da giày và trái cây vào các nước này. Đối mặt với khủng hoảng tài chính và dòng sản phẩm giá rẻ từ bên ngoài, chính phủ các quốc gia Nam Mỹ ngày càng không che giấu ý đồ ngăn chặn hàng nhập khẩu. Ví dụ điển hình là việc các nước thuộc Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đã quyết định tăng thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu tại cuộc họp cuối năm 2011. Tháng 2/2012 vừa rồi, Chính phủ Argentina quyết định hạn chế hàng nhập khẩu từ Liên hiệp Anh, chỉ vài tháng sau quyết định tăng thuế đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi đó, Pháp và EU cũng không thiếu kinh nghiệm trong việc bảo hộ thị trường của mình. Hàn Quốc tăng thuế hải quan từ 1% tới 3% đối với xăng dầu nhập khẩu và Indonesia đã giảm nhập cảng đối với các sản phẩm điện tử với cái cớ chống buôn lậu. Trong cuộc khủng hoảng lần này, Mỹ cũng được coi là nước có thể sẽ châm ngòi cho cuộc chiến tranh thương mại. Điều khoản “Buy American” được đưa ra trong gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD của Mỹ như là một thách thức đối với các nước. Nó là cơ sở gây nên cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ với các nước, và sau nữa là cuộc chiến tranh thương mại trên toàn cầu. Để trả lời cho hành động của Mỹ, Trung Quốc cũng đã đưa ra chương trình “Buy Chinese” như là một thông điệp với nước Mỹ rằng, rào cản thương mại có thể gây tác động theo 2 chiều: tích cực và tiêu cực. Tranh chấp Mỹ - Trung về việc tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ cũng có thể là nguy cơ cho cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước khi tháng 5/2009 vừa qua, Mỹ lại tiếp tục cáo buộc rằng Trung Quốc đã thao túng tỷ giá đồng nhân dân tệ nhằm khuynh đảo mối quan hệ thương mại giữa hai nước theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Đó cũng là nguyên nhân khiến Quốc hội Mỹ đang xem xét một đạo luật trả đũa những quốc gia bị coi là thao túng đồng tiền để giành lợi thế trong thương mại quốc tế, và nó cũng có thể là khởi nguồn cho một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc. Gần đây nhất việc Mỹ tăng thuế với các loại lốp ôtô của Trung Quốc và Trung Quốc điều tra chống bán phá giá phụ tùng ôtô, thịt là minh chứng rõ nhất cho tình hình này. Căng thẳng quan hệ thương mại Mỹ - EU cũng phát sinh từ mâu thuẫn đối với chế độ bảo hộ mậu dịch của mỗi bên. Những điều khoản hỗ trợ nền kinh tế nội địa của Mỹ cũng là nguyên nhân gây nên nhiều chỉ trích từ các nước. Liên minh châu Âu, trong đó tiêu biểu là Canada và Thụy Sỹ, cảnh báo sẽ áp dụng biện pháp trả đũa nếu Mỹ thực thi điều khoản “Buy American” trong gói kích thích kinh tế của mình. 2. Nguyên nhân các nước hiện nay gia tăng bảo hộ mậu dịch Nguyên nhân đầu tiên là tình hình kinh tế thế giới suy giảm, nhất là khủng hoảng nợ công của Châu Âu, bất ổn ở thế giới Arập, động đất và sóng thần ở Nhật Bản, thiên tai ở nhiều nước trên khắp thế giới. Dẫn đến kim ngạch xuất nhập khẩu của 7 nước công nghiệp phát triển và 5 nước Nhóm BRICS đang trỗi dậy trong Quí 2/2011 chỉ tăng 1,1%, thấp hơn rất nhiều so với Quí 1/2011. GDP của các nước phát triển chỉ tăng 1,6%, của Mỹ chỉ tăng 1,5%, của Trung Quốc chỉ đạt 9%, của Ấn Độ chỉ tăng 7,8%. Kinh tế thế giới suy giảm làm giao dịch buôn bán trên thị trường tính từ đầu năm tới tháng 5/2011 giảm tới gần 3.300 tỉ USD. Khủng hoảng kinh tế làm tình trạng thất nghiệp gia tăng ở các nước đang trở thành vấn đề đáng lo ngại. Khi hàng triệu người mất việc làm hoặc không thể tìm được việc làm sẽ khiến họ mất đi khả năng tự cứu lấy bản thân, lòng tự trọng và hy vọng. Hậu quả có thể bao gồm cả sự bất ổn về xã hội và chính trị. Tại khắp các nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Mỹ và Châu Âu, các chính phủ đang nỗ lực tìm cách để giảm bớt tình trạng suy thoái kinh tế, tối thiểu hóa số người bị mất việc làm và khôi phục tăng trưởng kinh tế nhanh nhất có thể. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch tăng lên đáng kể trở thành rào cản trao đổi buôn bán giữa các nước. Nguyên nhân là do các nước đều muốn bảo vệ kinh tế trong nước, bảo hộ người dân của mình nên đã dựng lên các dinh lũy ngăn chặn lưu thông buôn bán với thế giới bên ngoài. 3. Các chính sách và công cụ các nước áp dụng để bảo hộ mậu dịch. 3.1. Chính sách Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới vẫn áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước cũng như an ninh quốc gia. Thực tế thì các quốc gia áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch được thể hiện như sau: Đối với các quốc gia đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc áp đặt này chỉ được phép đối với một hay nhiều thành viên khác của WTO khi và chỉ khi phán quyết của WTO cho phép quốc gia này làm điều đó (với các chứng cứ cho thấy các thành viên kia đang thực hiện việc bán phá giá hay hỗ trợ bất hợp pháp cho ngành sản xuất của mình v.v). Đối với các quốc gia chưa gia nhập WTO hoặc quốc gia là thành viên của WTO áp đặt đối với các quốc gia chưa là thành viên WTO hay ngược lại. Việc áp đặt này hoàn toàn nằm trong ý chí chủ quan của từng quốc gia hoặc sau khi nhận được đơn kiện của các (nhóm, hiệp hội) công ty tại quốc gia đó về việc bán phá giá. Các vụ kiện tôm hay cá tra, cá ba sa tại Mỹ vừa qua đối với các quốc gia xuất khẩu các mặt hàng này là một ví dụ cho thấy việc áp đặt bảo hộ mậu dịch. 3.2. Các công cụ Hiện nay các nước sử dụng các công cụ như gia tăng mức thuế được lựa chọn, sự giảm giá tiền tệ để làm cho giá các mặt hàng xuất khẩu rẻ hơn và giá các mặt hàng nhập khẩu đắt hơn, sự trợ cấp xuất khẩu cho nhiều loại mặt hàng, điều khoản “mua hoặc thuê ở địa phương” và các biện pháp chống bán phá giá mà có thể giúp cho các nhà sản xuất trong nước chống lại các đối tác thương mại bị buộc tội là bán hàng hóa với mức giá thấp hơn chi phí sản xuất,…để bảo hộ mậu dịch. Ví dụ như Malaysia cấm việc thuê các công nhân từ nước ngoài ở các nhà máy, cửa hàng bách hóa và các nhà hàng để bảo vệ các công dân của họ tránh khỏi sự thất nghiệp. Chính phủ này cũng yêu cầu các công ty sa thải những nhân viên là người nước ngoài nếu các công ty này buộc phải cắt giảm nhân viên. Hơn 3 triệu công nhân nước ngoài hợp pháp và bất hợp pháp, trong đó chủ yếu là có xuất xứ từ Indonesia và Philippines sẽ bị buộc thôi việc. Theo báo cáo năm 2012 của WTO, hiện nay các nước cũng đang có xu hướng sử dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ mậu dịch. Báo cáo công bố ngày 20/7 nêu rõ các biện pháp phi thuế quan (NTM) như : các tiêu chuẩn, quy chế đối với hàng công nghiệp và nông sản - tác động đến hoạt động thương mại thậm chí còn lớn hơn cả thuế quan, làm nảy sinh các thách thức mới và rắc rối lớn hơn trong hợp tác quốc tế trong thế kỷ 21. Các biện pháp phi thuế quan phản ánh các mục tiêu chính sách công như đảm bảo về y tế, an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng… , nhưng cũng nhằm mục đích tăng bảo hộ mậu dịch và gây thất bại trong buôn bán. Báo cáo của WTO nêu bật các biện pháp phi thuế quan như hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp quy chế về vệ sinh và vệ sinh thực vật (SPS) và các quy chế trong nước về dịch vụ. 4. Đánh giá và giải pháp 4.1. Đánh giá Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch lan tràn và nguy cơ xảy ra các chiến tranh thương mại sẽ càng khiến cho tự do hóa thương mại toàn cầu đi vào bế tắc, và kết quả là tất cả các nền kinh tế sẽ cùng bị tổn thương. Đây sẽ là cuộc chiến không có người thắng mà chỉ có kẻ thua, bởi tất cả sẽ cùng phải gánh chịu thiệt hại. Đó cũng chính là bước thoái lui của kinh tế toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng tài chính. Những hạn chế thương mại nhằm bảo vệ thị trường nội địa mà nhiều nước áp dụng năm 1930 là một minh chứng điển hình khi những biện pháp đó đã leo thang thành một cuộc chiến tranh thương mại, khiến cho cuộc Đại Suy thoái 1929-1933 bị kéo dài và nghiêm trọng hơn. Để đối phó lại với cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929, Quốc hội Hoa Kỳ đã tăng thuế suất lên mức cao nhất trong lịch sử của nước này. Trong vòng một năm, hơn 24 đối tác thương mại của Hoa Kỳ đã trả đũa bằng cách hạn chế nhập khẩu các sản phẩm của Hoa Kỳ. Những biện pháp trả đũa này làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ quốc tế, và theo quan điểm của các nhà sử học thì nó góp phần làm bùng nổ Chiến tranh Thế giới lần thứ II. WTO dự báo triển vọng mậu dịch thế giới năm 2012 chưa có gì sáng sủa, lạc quan mà vẫn bao trùm màu xám. Bởi vì kinh tế toàn cầu vẫn trong tình trạng suy giảm kể cả các nước có nền kinh tế năng động nhất như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin và không loại trừ bị rơi vào khủng hoảng đợt 2, tình hình này tác động không nhỏ tới mậu dịch thế giới. WTO dự đoán năm 2012 mậu dịch thế giới vẫn dẫm chân tại chỗ, tức là vẫn ở “số 0”. Đánh giá chung về tình hình buôn bán thế giới, WTO cho rằng Châu Á vẫn là đầu tàu lôi kéo mậu dịch toàn cầu, nhất là Trung Quốc, nước hiện có kim ngạch buôn bán lớn nhất thế giới và Ấn Độ năm 2011 đã gia nhập Câu lạc bộ “Top-10” nước có kim ngạch buôn bán hàng đầu thế giới. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố do tăng cường nội nhu, nên tới năm 2025 kim ngạch buôn bán hàng hóa đạt 6.300 tỉ USD, tăng 1,5 lần so với năm 2011, đây là nhân tố kích thích mậu dịch thế giới. Theo Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc, ông Wan Jifei, việc chủ nghĩa bảo hộ gia tăng đang gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế thế giới. "Bảo hộ thương mại là hành động thiển cận và hẹp hòi. Nó không thể giải quyết được những vấn đề như thất nghiệp hay tăng trưởng kinh tế toàn cầu". Theo WTO, thương mại và tự do hóa thương mại thậm chí có thể còn là những công cụ hữu hiệu hơn để xóa đói, giảm nghèo và giúp cho các quốc gia có nguồn lực kinh tế để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất của họ. Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy nhấn mạnh rằng chính sách tăng trưởng dựa vào thương mại đã đưa Hàn Quốc từ một nước có thu nhập bình quân đầu người cách đây 50 năm thấp hơn Senegal hay Bolivia nay đã trở thành nhà đóng tàu lớn nhất thế giới và nhà sản xuất xe hơi lớn thứ 5 thế giới. Các quốc gia phát triển và đang phát triển đang phải đứng trước những lựa chọn quan trọng khi xác định hướng đi cho chính sách thương mại của họ, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Về lý thuyết, việc áp đặt các biện pháp bảo hộ mậu dịch có thể đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo được mục tiêu xã hội cho riêng quốc gia sử dụng các hàng rào kỹ thuật này, bao gồm việc đảm bảo được công ăn việc làm cho một số nhóm người lao động. Tuy nhiên, mặt trái của nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng (hay dịch vụ) ở mức có lợi nhất cho họ mà không cần đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Trong khi đó, cả lý thuyết và thực tiễn đều chỉ ra rằng tiến trình toàn cầu hóa và mở cửa thương mại đã, đang và sẽ là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế, ổn định việc làm và cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người trên toàn thế giới. 4.2. Giải pháp Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đề xuất 4 giải pháp để hạn chế khuynh hướng bảo hộ, gồm: - Nhanh chóng khép lại Vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu - Thành lập nhóm chuyên gia thương mại G20 chịu trách nhiệm chống bảo hộ mậu dịch - Đẩy nhanh tiến trình giải quyết các tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO - Tổ chức thường kỳ Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G 20. II. Thực trạng bảo hộ mậu dịch ở Việt Nam. 1. Lộ trình hội nhập của Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO 1.1. Các quy tắc của WTO Không phân biệt đối xử: Mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một nước thứ 3 (Đãi ngộ Tối huệ quốc - MFN). Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ trong nguyên tắc này. Chẳng hạn, các nước có thể thiết lập một hiệp định thương mại tự do áp dụng đối với những hàng hoá giao dịch trong một nhóm quốc gia, phân biệt với hàng từ bên ngoài nhóm. Thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán: Các hàng rào cản trở thương mại dần dần được loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn có thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được thoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương. Đến nay đã có 8 vòng đàm phán kể từ khi GATT được hình thành vào năm 1947. Dễ dự đoán: Đôi khi cam kết không tăng một cách tuỳ tiện các hàng rào thương mại (thuế quan và phi thuế quan khác) đem lại sự an tâm rất lớn cho các nhà đầu tư. Với sự ổn định, dễ dự đoán, thì việc đầu tư sẽ được khuyến khích, việc làm sẽ được tạo ra nhiều hơn và khách hàng sẽ được hưởng lợi từ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Hệ thống thương mại đa phương là một nỗ lực lớn của các chính phủ để tạo ra một môi trường thương mại ổn định và có thể dự đoán. Hệ thống thương mại này cũng cố gắng cải thiện khả năng dễ dự đoán và sự ổn định theo những cách khác. Một trong những cách làm phổ biến là ngăn chặn việc sử dụng hạn ngạch và các biện pháp khác của các nước hạn chế số lượng hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, WTO cũng giúp các nguyên tắc thương mại của các nước trở nên rõ ràng và minh bạch hơn. Rất nhiều hiệp định của WTO yêu cầu chính phủ các nước thành viên phải công khai chính sách. Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng: WTO đôi khi được miêu tả như là một hệ thống "thương mại tự do", tuy nhiên điều đó không hoàn toàn chính xác. Hệ thống này vẫn cho phép có sự tồn tại của thuế quan và trong một số trường hợp nhất định, vẫn cho phép có các biện pháp bảo hộ. Như vậy, nói một cách chính xác hơn thì WTO đem lại một sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng hơn. WTO cũng có thể hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định. Dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi: Các ưu đãi này được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số quyền và không phải thực hiện một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách. 1.2. Lộ trình hội nhập của Việt Nam Năm 2006: Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam đã ký kết các điều khoản liên quan đến bảo hộ mậu dịch như: - Việt Nam cam kết từ thời điểm gia nhập WTO không áp dụng mới và không áp dụng thêm các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu không phù hợp quy đinh của WTO. Cụ thể:  Bãi bỏ các biện pháp hạn ngạch trước thời điểm gia nhập:  Bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu từ thời điểm gia nhập.  Bãi bỏ tất cả các hạn ngạch nhập khẩu trừ hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường thô, đường tinh luyện, muối.  Bãi bỏ các biên pháp cấm nhập khẩu đang được áp dụng tại thời điểm gia nhập như đối với: thuốc lá điếu và xì gà, ô tô cũ không quá 5 năm, xe máy có dung tích 175 cm3 trở lên. - Việt Nam cũng tham gia đàm phán để đạt được thỏa thuận về cắt giảm thuế quan:  Mức giảm thuế bình quân toàn biểu thuế: khoảng 23% (từ mức 17,4% năm 2006 xuống còn 13,4% , thực hiện dần trong 5-7 năm).  Số dòng thuế cam kết giảm: khoảng 3800 dòng thuế (chiếm khoảng 35,5% số dòng của biểu thuế). Nhóm mặt hàng có cam kết giảm nhiều nhất gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, máy móc thiết bị điện-điện tử, thịt lợnbò, phụ phẩm.  Số dòng thuế ràng buộc theo mức thuế trần : 3170 dòng thuế (305 số dòng biểu thuế), chủ yếu đối với các nhóm hàng như: xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải. 2. Các biện pháp bảo hộ mà Việt Nam đã áp dụng: Việt Nam là nước đang phát triển, xuất phát điểm thấp, nước ta phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và kêu gọi đầu tư, nên có rất ít các hình thức "hạn chế mậu dịch phi thuế quan " (đúng nghĩa) được áp dụng ở Việt Nam mà chủ yếu chúng ta áp dụng hàng rào thuế quan (đánh thuế cao các mặt hàng cần hạn chế như ô tô chẳng hạn). Về thuế quan: cùng với việc hội nhập ngày càng sâu và rộng và tham gia tích cực vào các tổ chức, diễn đàn mang tầm khu vực và quốc tế như: ASEAN, AFTA, WTO, APEC... Việt Nam đã cam "kết cắt giảm đáng kể thuế quan nhằm tạo sự bình đẳng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất ở nước ngoài. Nó thực sự đặt ra một thử thách vô cùng to lớn đối với nhà sản xuất trong nước đặc biệt là những hàng hóa có trình độ sản xuất chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm trong tham gia thương mại quốc tế trước sự tấn công ồ ạt của hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, nó lại tạo sự cạnh tranh gay gắt, góp phần thanh lọc những nhà sản xuất làm ăn kém hiệu quả và quan trọng hơn cả là mang lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng trong nước. Dưới đây là bảng số liệu về cắt giảm thuế theo một số nhóm hàng chính khi gia nhập WTO (bảng 1) và các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành trong WTO (bảng 2). Bảng 1 - Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm hàng chính STT Mặt hàng (1) (2) 1 Thuế suất Thuế suất Thuế suất khi gia cuối cùng Thời hạn MFN (%) nhập(%) (%) thực hiện (3) (5) 1 số sản phẩm nông nghiệp -Thịt bò 20 20 14 5 năm - Thịt lợn 30 30 15 5 năm - Sữa nguyên liệu 20 20 18 2 năm - Sữa thành phẩm 30 30 25 5 năm - Thịt chế biến 50 40 22 5 -Bánh kẹo (t/s bình quân) 39,3 34,4 25,3 3-5 năm -Bia 80 65 35 5 năm 65 65 45-50 5-6 năm - Thuốc lá điếu 100 150 135 3 năm -Xì gà 100 150 100 5 năm - Thức ăn gia súc 10 10 7 2 năm - Xăng dầu (thuế suất bình quân) - Sắt thép (t/s bình quân) 0-10 38,7 38,7 17,7 13 5-7 năm - Xi măng 40 40 32 4 năm 6,5 6,4 2 năm -Rượu 2 (4) 1 số sản phẩm công nghiệp - Phân hóa học (t/s bình quân) - Giấy (t/s bình quân) 22,3 20,7 15,1 5 năm - Tivi 50 40 25 5 năm - Điều hòa 50 40 25 3 năm - Máy giặt 40 38 25 4 năm