Các dạng biểu đồ đoạn thẳng toán lóp7

1.1. Biểu đồ đoạn thẳng.

Các bước dựng biểu đồ đoạn thẳng:

  1. Dựng hệ trục toạ độ, trục hoành biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn tần số n.
  1. Xác định các điểm có toạ độ là cặp giá trị và tần số của nó.
  1. Từ các điểm trên trục hoành có các hoành độ là các giá trị, dựng các đoạn thẳng song song với trục tung có đầu mút là những điểm với tần số tương ứng các giá trị trên.

Ví dụ 1:

Với bảng tần số sau:

Giá trị (x)

28

30

35

50

Tần số (n)

2

8

7

3

N=20

Ta dựng được biểu đồ đoạn thẳng như hình bên.

Các dạng biểu đồ đoạn thẳng toán lóp7

1.2. Chú ý

Ta thường gặp trong sách, báo các tài liệu thống kê hai loại biểu diễn sau:

Các dạng biểu đồ đoạn thẳng toán lóp7

1.3. Tần suất

Tần suất của giá trị được tính theo công thức: \(f = \frac{n}{N}\)

Với: N là số tất cả các giá trị

n là tần số của một giá trị

f là tần suất của giá trị đó.

Ví dụ 2:

Số lượng học sinh nữ của từng lớp trong một trường trung học cơ sở được ghi lại trong bảng dưới đây:

20 17 14 18 15

18 17 20 16 14

20 18 16 19 17

Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng

Hướng dẫn giải:

Ta có bảng “tần số” như sau:

Số lượng nữ

14

15

16

17

18

19

20

Tần số (n)

2

1

2

3

3

1

3

N=15

Vẽ biểu đồ:

Các dạng biểu đồ đoạn thẳng toán lóp7

Ví dụ 3:

Biểu đồ sau biểu diễn số lỗi chính tả trong một bài tập làm văn của các học sinh lớp 7B. Từ biểu dồ đó hãy:

Các dạng biểu đồ đoạn thẳng toán lóp7

  1. Nhận xét.
  1. Lập lại bảng “tần số”.

Hướng dẫn giải:

  1. Có 7 học sinh mắc 5 lỗi, có 6 học sinh mắc 2 lỗi, 5 học sinh mắc 8 lỗi. Đa số học sinh mắc lỗi từ 1 đến 3 lỗi và từ 5 đến 9 lỗi (36 học sinh).

+ Mỗi điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm. Hai điểm liên tiếp được nối với nhau bằng một đoạn thẳng.

+ Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng.

Ví dụ:

Các dạng biểu đồ đoạn thẳng toán lóp7

2. Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng

Biểu đồ đọan thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra xu thế của đại lượng quan tâm theo thời gian.

Ta cần chú ý các đặc điểm sau:

+ Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?

+ Đơn vị thời gian là gì?

+ Thời điểm nào có số liệu cao nhất?

+ Thời điểm nào có số liệu thấp nhất?

+ Số liệu tăng trong những khoảng thời gian nào?

+ Số liệu giảm trong những khoảng thời gian nào?

3. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng

* Cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng:

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau

- Trục ngang: Ghi các mốc thời gian

- Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia

Bước 2:

- Tại mỗi mốc thời gian trên tục ngang, đánh dấu một điểm cách điểm mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc

- Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi số liệu theo thời gian.