Các em hay nổi rõ vì sao tập luyện TDTT tăng cường mối quan hệ

Tác dụng của tập luyện Thể dục thể thao

14/01/2020 08:15 19453 lượt xem

TÁC DỤNG CỦA TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO

Tổ chức y tế thế giới (WHO, 1946) đưa ra quan điểm sức khỏe là “Trạng thái toàn diện về thể chất, tinh thần và sự thịnh vượng xã hội” (a complete state of physical, mental and social prosperity). Định nghĩa này cho thấy quan điểm sức khỏe không chỉ là không bệnh tật. Trạng thái khỏe mạnh không phải là bất biến, một số yếu tố nhất định có thể duy trì hay làm tăng tình trạng sức khỏe và cũng có những yếu tố làm suy giảm sức khỏe. Trong đó, việc tập luyện TDTT là những hoạt động có lợi cho sức khỏe.

Trong quá khứ, thể thao không phải là mục tiêu phát triển sức khỏe, cho đến cuối thế kỷ 19 với câu châm ngôn của Juvenal “mens sana in corpore sano” có nghĩa: “Một tinh thần khỏe mạnh trong một cơ thể cường tráng” đã hình thành một quan điểm mới về tập luyện TDTT khi những lợi ích của TDTT được thừa nhận. Quan điểm này ngày càng chứng tỏ rõ ràng hơn khi hiện tượng cơ giới hóa và tự động hóa của xã hội xuất hiện, có nghĩa là các hoạt động thể chất trong lúc lao động bị giảm sút và lối sống ít vận động bắt đầu biểu lộ một số tác hại.

Tham gia vào tất cả các hoạt động mà cơ thể phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn trạng thái nghỉ ngơi, vận động thể chất bao gồm không chỉ là thể thao mà còn là các trò chơi vận động, đi bộ, khiêu vũ, bơi lội…

Đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trò, lợi ích của tập luyện TDTT đối với sức khỏe (thể chất và tinh thần) con người, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

1. Kéo dài tuổi thọ

Từ thế kỷ 19, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của TDTT đến việc kéo dài tuổi thọ. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy việc tham gia hoạt động TDTT ở đại đa số các môn đều có thể làm tăng tuổi thọ. Thí dụ: Theo Bouchard (1994): các VĐV môn chèo thuyền ở ĐH Cambridge và Oxford, cũng như VĐV trượt tuyết Phần Lan có tuổi thọ cao hơn người không tập luyện. Một nghiên cứu khác của Paffenbarger và cộng sự (1986) trên hơn 15.000 cựu sinh viên ĐH Harvard cho thấy những người tham gia hoạt động TDTT, đặc biệt là đi bộ, thì tuổi thọ tăng lên gần 2 năm so với người bình thường.

2. Phòng chống bệnh tật

Báo cáo của WHO (2002, 2003), ƣớc lượng trên toàn cầu, không vận động thể chất là nguyên nhân chính gây ra 1.9 triệu ngƣời chết hàng năm, trong đó có 250.000 người Mỹ. Lối sống ít vận động ở Mỹ là nguyên nhân gây bệnh, chiếm 18% các ca bệnh tim mạch, 22% các ca ung thư ruột kết, tiêu tốn 3.5% chi phí dành cho sức khỏe toàn liên bang (US Department of Health,1996). Ở Canada, 21.000 trường hợp chết yểu do không vận động, tiêu tốn 2.1 tỷ USD trong năm 1999, chiếm 2.5% quỹ chăm sóc sức khỏe (Katzmarzyk et al., 2000). Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy cái giá phải trả cho lối sống ít vận động và lợi ích của tập luyện TDTT, dẫn đến việc thúc đẩy mạnh các chương trình hoạt động TDTT ngày càng rộng lớn trên thế giới.

Béo phì: Cho dù lượng calory tiêu thụ trung bình không tăng trong thế kỷ 20 nhưng số lượng người bệnh béo phì lại tăng cao ở các nước phát triển. Năm 1850, 1/3 năng lượng được dùng trong lao động ở các nhà máy và nông trường, trong khi ước lượng hiện nay chỉ khoảng 1%. Lối sống đô thị hóa, sử dụng thường xuyên xe hơi, ít đi bộ, thời gian ngồi trước tivi ngày càng tăng, lười vận động, ít tập TDTT… là những yếu tố góp phần vào việc tăng số lượng người béo phì ngày nay (Prentice & Jebb, 1995).

Bệnh tim mạch: Một trong những tác động có hại dễ thấy nhất của rối loạn chức năng vận động là các bệnh tim mạch. Từ 1953, nghiên cứu của Morris (1953) về các nhân viên làm việc tại công ty xe bus London cho thấy các tài xế bị bệnh tim mạch gấp 2 người bán vé (có đi lại). Đây là lần đầu tiên lợi ích của hoạt động vận động đƣợc chứng minh bằng tỉ lệ bệnh tim mạch. Các nghiên cứu tiếp tục đƣợc tiến hành từ 1968 đến 1978, trên 16.882 người, Morris khẳng định tỉ lệ bệnh tim mạch xảy ra ít hơn đối với nhóm có hoạt động TDTT, 3.1% so với 6.9% ở nhóm không TDTT (1980). Một nghiên cứu trên 16.936 cựu sinh viên Harvard cho thấy: những người có tham gia TDTT nhưng ít, 1 lần/tuần, có nguy cơ bị tim mạch cao hơn 64% so với nhóm tham gia TDTT cường độ cao (Paffenbarger et al., 1978).

Phân tích các kết quả nghiên cứu tại Mỹ, nghiên cứu tất cả các yếu tố liên quan đến bệnh tim mạch trên 12.866 ngƣời từ 35 đến 57 tuổi, cho thấy: tỉ lệ tử vong ở nhóm tập luyện TDTT 45phút/ngày thấp hơn đáng kể nhóm chỉ tập 15 phút/ngày (Leon & Connett, 1988). Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rõ tập luyện TDTT sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là tim mạch. Vận động thể chất có xu hướng làm giảm triglyceride và cholesterol (tác nhân gây nghẽn động mạch), nâng cao độ nhạy insulin, nâng cao chức năng cơ tim, giúp máu lưu thông đến tim dễ dàng và giúp hạn chế sự hình thành máu cục, phòng chống bệnh loãng xương và tiểu đường, làm giảm căng thẳng và lo âu.

Bệnh Parkinson: Một nghiên cứu của trường ĐH Harvard trên 48.000 ngƣời đàn ông, kết quả cho thấy: hầu hết những ai vận động ít thì phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh và phát triển bệnh kinh phong (Parkinson) 50% so với những người thường xuyên vận động.

Ung thư tuyến tiền liệt: Một nghiên cứu kéo dài 14 năm tại Đại học Harvard nhận thấy rằng những ngƣưi nào trên 65 tuổi thực hiện việc chạy bộ, đạp xe hay đi bơi ít nhất 3 lần/tuần thì rủi ro mắc bệnh bị ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 70% so với người không tập luyện TDTT.

Bệnh giảm trí nhớ: Một nghiên cứu ở ĐH Honolulu cho thấy: những người đi bộ ít hơn 400 mét/ngày hầu như có nguy cơ giảm trí nhớ gấp 2 lần so với người có vận động thƣờng xuyên.

3. Hình thành nhân cách, đặc biệt là đối với trẻ em

Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển đƣợc tốt hơn và ngược lại. TDTT giúp người tập có đƣợc sức khỏe tốt, từ đó hiệu quả học tập, công tác và tham gia các hoạt động ở nhà trường, xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Khi tham gia các hoạt động TDTT đòi hỏi phải có tính tổ chức, kỷ luật, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực... Đây chính là quá trình giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách trẻ em, giúp người tập có một nếp sống lành mạnh, vui tươi, học tập và làm việc khoa học.

Trong quá trình tập luyện và thi đấu TDTT, nếu thất bại, ngƣời tập sẽ học đƣợc cách chấp nhận thất bại và tìm cách vượt qua, có nghĩa là đang học cách để thành công. Ngoài ra, quá trình tập luyện thể thao sẽ tạo cho người tập phong cách riêng, không còn mắc cở, rụt rè trƣớc đám đông, mạnh mẽ trong thể hiện năng lực... chính phong cách này sẽ góp phần giúp người tập tự tin hơn trong cuộc sống.

4. Cải thiện sức khỏe thể chất

Tổng kết nhiều nghiên cứu cho thấy tập luyện TDTT có thể cải thiện hoạt động các hệ thống cơ xương, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa…, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với môi trường bên ngoài.

Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng khoa học sẽ làm cho hệ cơ xương phát triển hài hòa. Cơ bắp nở nang, rắn chắc, tạo ra vẻ đẹp hình thể và dáng đi khỏe mạnh của con người. Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, năng lực mềm dẻo và linh hoạt của cơ tăng lên.

Tập luyện TDTT với lượng vận động phù hợp có tác dụng kích thích tích cực đến sự phát triển chiều dài và chu vi của xương, nói cách khác, có tác dụng kích thích phát triển chiều cao và chất lượng xương đối với thiếu niên (Mc Ardle, 2000). Những môn như chạy, đi bộ, nâng tạ đều có thể giúp phòng tránh loãng xương khi lớn tuổi.

Tập TDTT sẽ làm nhịp tim tăng lên, tăng cường sức co bóp của cơ tim, dung lượng máu trong tim tăng lên, tỷ lệ hấp thụ oxy của cơ thể tăng lên. Sự tăng cường hoạt động của tim sẽ giúp làm chậm quá trình suy thoái của tim, giảm tỷ lệ sơ cứng mạch máu, huyết áp cao.

Tập TDTT giúp hô hấp có phản xạ thở sâu, thở nhanh hơn, tăng hoạt động của các cơ hô hấp, tăng lượng oxy cung cấp cho tế bào, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn do khả năng chịu đựng sự mệt mỏi tăng lên.

Tập TDTT đều đặn có khả năng tăng hàm lượng hồng cầu trong máu, sức đề kháng cơ thể cũng tăng lên, ít bệnh tật hơn.

Tập TDTT sẽ cải thiện kỹ năng vận động như đi, đứng, chạy, nhảy, leo trèo… giúp ích rất nhiều cho các vận động sinh hoạt, làm việc hàng ngày.

5. Làm tinh thần sảng khoái, giảm stress

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): "Sức khỏe tâm thần là một phần không thể tách rời của sức khỏe; Thực vậy, sẽ không có sức khỏe nếu không có sức khỏe tâm thần". Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người có sức khỏe tâm thần kém tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim và đột quỵ. Hơn nữa, các nghiên cứu đã liên hệ sức khỏe tâm thần kém với phân biệt đối xử về giới, không hòa nhập xã hội, tăng nguy cơ bạo lực và tội phạm và một lối sống không lành mạnh.

Trong cuộc sống hiện đại, với cường độ làm việc căng thẳng, nhiều áp lực trong cuộc sống, ngày càng có nhiều người bị stress. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tập luyệnTDTT là một trong những biện pháp hữu hiệu để giải tỏa stress nhanh và hiệu quả nhất, đặc biệt trong chữa bệnh trầm cảm. Tập luyện TDTT thường xuyên, kể cả chỉ 30 phút mỗi ngày, cũng có tác dụng làm bớt nóng nảy, buồn rầu, người tập cảm thấy sảng khoái, lạc quan, yêu đời hơn. Những thay đổi về tâm lý này có thể xảy ra do sự thay đổi của endorphin, tăng hóc môn senotonin sẽ cải thiện tâm trạng, giúp thư giãn, yêu đời hơn.

Tập luyện thể thao giúp tăng cường sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, đƣợc gọi là endorphins, giúp sảng khoái tinh thần. Tập luyện còn giúp làm dịu những căng thẳng hằng ngày và chúng ta học cách ứng phó tốt hơn với những nguyên nhân gây stress. Một số môn thể thao tốc độ sẽ giúp chuyển hướng sự tập trung của người tập ra khỏi những rắc rối, khó xử trong cuộc sống. Thực tế cho thấy người chơi thể thao thường xuyên không chỉ có thể lực tốt mà còn kiểm soát cảm xúc tốt, cũng nhƣ suy nghĩ rõ ràng hơn trong mọi công việc.

Nghiên cứu của ĐH California – Berkeley tháng 2/2014 cho thấy căng thẳng có thể gây ra các bệnh lý tinh thần. Tuy nhiên, có nhiều cách để chúng ta có thể giảm hoặc xử lý stress. Bộ Y tế Mỹ khuyên người lớn nên tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc tập cường độ mạnh 75 phút mỗi tuần. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy tập thể dục ngoài trời có thể hiệu quả ngang với thuốc chống trầm cảm trong điều trị trầm cảm và lo âu mức độ nhẹ và vừa.

6. Cải thiện chức năng não bộ

TS. John Ratey, một trong những nhà tâm lý hàng đầu của ĐH Y khoa Harvard, cho rằng: chính tập luyện TDTT, chứ không phải dầu cá hay trò chơi sudoku, là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất giúp chúng ta luôn lạc quan và tin tưởng vào trí tuệ của bản thân. Thường xuyên tập luyện TDTT không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp cải thiện não bộ, tăng cường khả năng học hỏi, tăng trí nhớ, giảm stress, giảm sự lão hóa của não bộ. Kết quả nghiên cứu của Ratey cho thấy: càng hào hứng với tập luyện thì não bộ càng làm việc hiệu quả. Quá trình luyện tập sẽ huy động tối đa các hợp chất trong máu mà khi được vận chuyển tới não bộ sẽ hỗ trợ tối đa cho các tế bào nơron. Một trong những hợp chất hóa này là protein BDNF, được xem là có tác động rất lớn tới sự phát triển của não bộ. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc luyện tập có thể làm đảo ngược sự tác động của tuổi tác đối với não bộ. Bƣớc vào tuổi 40, thể tích não bộ sẽ giảm 5% sau từng thập kỷ. Điều này xảy ra do các khớp thần kinh, vùng giữa các tế bào não có nhiệm vụ truyền các tín hiệu thần kinh, bị mòn thậm chí là bị đứt. Các mao mạch dẫn truyền dưỡng chất cho não cũng sẽ co hẹp cùng với tuổi tác, giảm lưu lượng máu tới não và kết quả là làm suy giảm các chức năng não bộ. Đây chính là nguyên nhân vì sao càng lớn tuổi càng hay quên. Tập luyện TDTT sẽ khích thích một loạt các phản ứng có tính chất trẻ hóa và kích thích các tế bào não, bảo vệ não bộ khỏi những tác hại của stress và lão hóa.

7. Hình thành kỹ năng sống

Quá trình tập luyện TDTT là quá trình làm việc, giao tiếp với một tập thể gồm huấn luyện viên, giảng viên, đồng đội, người tập chung. Qua đó, người tập có thể học hỏi những kỹ năng sống có giá trị như: Đưa ra quyết định; Giải quyết vấn đề; Tư duy sáng tạo; Tư duy phản biện/sáng suốt; Giao tiếp hiệu quả; Mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân; Tự ý thức về bản thân/Chánh niệm; Quyết đoán; Đồng cảm; Tâm xả; Đối phó với căng thẳng, tổn thương và mất mát; Khả năng phục hồi tâm lý; Giao tiếp; Làm việc nhóm; Lãnh đạo…. Sự tự tin sẽ tăng lên khi giành chiến thắng và đạt đƣợc mục tiêu. Trong môi trường TDTT, chúng ta sẽ có cơ hội gặp gỡ, kết bạn với những ngƣời có cùng sở thích, có điều kiện có thêm nhiều bạn mới, mở rộng mối quan hệ xã hội./.

Tin bài: Lê Viết Vinh - Tổ GDTC & QPAN


Lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

27/03/2019 06:16

​Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. Tập luyện thể dục thể thao (TDTT) thường xuyên sẽ giúp chúng ta có được sức khỏe tốt; từ đó, có thể làm việc, học tập tốt và tham gia các hoạt động xã hội đạt hiệu quả cao hơn.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của TDTT ngày càng được nâng cao. Đối với các nước phát triển, việc tập luyện TDTT diễn ra hàng ngày một cách khoa học và trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống. Ở nước ta, ngay từ khi mới giành được độc lập, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập luyện TDTT. Trong đó, Người dạy: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ…”.

Tập thể dục thực tế mang đến cho cơ thể vô vàn lợi ích thiết thực, chẳng hạn như kiểm soát cân nặng phòng ngừa tăng cân, hạn chế các bệnh liên quan tới béo phì và cải thiện tình trạng chức năng của não, trí nhớ. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên không những làm tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường mà còn đem lại tác dụng bất ngờ hơn là phòng ngừa ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư gan và giúp cải thiện đời sống chăn gối. Hơn nữa, việc tập luyện thể dục đúng cách còn giúp giấc ngủ đến nhanh và sâu hơn, đặc biệt là với những người hay thức giấc ban đêm.

Các em hay nổi rõ vì sao tập luyện TDTT tăng cường mối quan hệ
Gần 1000 người dân TP Kon Tum tham gia Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2019. Ảnh: C.C

Bên cạnh các lợi ích trên, việc dành thời gian vận động mỗi ngày sẽ giúp chúng ta tăng cường các mối quan hệ trong xã hội, giảm stress, giúp cuộc sống trở nên lạc quan và tự tin hơn.

Vì vậy, việc dành thời gian tập luyện TDTT đều đặn hàng ngày theo một chế độ và phương pháp phù hợp với sức khỏe và tuổi tác là việc làm hết sức cần thiết.

Thời gian qua, phong trào rèn luyện TDTT trên địa bàn tỉnh ta diễn ra khá sôi nổi. Bà Trần Thị Lan (60 tuổi) ở thị trấn Đăk Glei (huyện Đăk Glei) chia sẻ: Sáng nào vợ chồng tôi cũng đi bộ khoảng 5-7km quanh các con đường chính ở thị trấn. Thói quen này được hai vợ chồng duy trì thường xuyên gần 10 năm nay. Qua tập thể TDTT, tôi thấy sức khỏe được nâng lên, bệnh đau xương khớp cũng giảm hẳn.

Ông Nguyễn Thanh Sơn (62 tuổi, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum) – thành viên câu lạc bộ xe đạp thể thao bộc bạch: Đều đặn mỗi ngày 2 buổi, các thành viên trong câu lạc bộ chúng tôi đều dành hơn 2 tiếng đồng hồ để đạp xe quanh các con đường chính ở thành phố để rèn luyện sức khỏe.

Tâm sự với chúng tôi, một bác sĩ công tác lâu năm trong ngành Y chia sẻ: Vận động và rèn luyện là để ngày càng hoàn thiện về thể chất, nâng cao thể lực, tinh thần thoải mái. Rèn luyện thân thể kết hợp với giữ gìn vệ sinh càng có tác dụng trong việc phòng bệnh và nâng cao sứckhoẻcon người. Cơ thể tốt, thần kinh tốt, tinh thần tốt sẽ tránh được mọi bệnh tật. Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể con người,TDTT có vai trò to lớn trong việc nâng cao sứckhoẻtoàn diện cho con người. Khi con người có sứckhoẻtoàn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Năng lực thể chất có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác và trong học tập. Có năng lực thể chất hay sức khỏe tốt sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành tốt được mọi công việc.

Phát động Chương trình Sức khỏe Việt Nam do Bộ Y tế tổ chức ngày 27/2/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi mỗi ngườihãy bắt đầu từ việc thực hiện và duy trì những hành vi, lối sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe như ăn nhiều rau xanh, không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và điều quan trọng là thường xuyên vận động thể lực, rèn luyện thể dục… Nhắc lại "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng cũng đã nhấn mạnh: Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân cũng như của toàn xã hội. Muốn giữ gìn, nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc thì phải đồng thời thực hiện tốt cả 3 yêu cầu cốt lõi là: vệ sinh phòng bệnh, ăn uống điều độ, bảo đảm dinh dưỡng và rèn luyện thể lực thường xuyên. Việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là trách nhiệm của mỗi người dân và cả hệ thống chính trị....

Cao Cường

20 lợi ích của việc chơi thể thao tuyệt vời đối với sức khỏe

Ngày đăng: 10/04/2021 | Đăng bởi: Emme Shop

MỤC LỤC [Hiện]

Sự phát triển của máy móc, công nghệ hiện đại khiến con người trở nên ít vận động hơn và dần quên đi những tác dụng tuyệt vời mà vận động cơ thểmang lại cho sức khỏe. Tại sao phải tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và điều độ?

Trong bài viết này, Emme.vn sẽ tổng hợp 20+ lợi ích của việc chơi thể thao để giúp bạn thấy động lực bắt đầu quá trình vận động rèn luyện sức khỏe.

Mời bạn cùng chúng tôi khám phá các tác dụng của việc chơi thể thao trong cuộc sống, đem tới những điều tuyệt vời cho sức khỏe, vóc dáng và trí não ngay bây giờ nhé!

Lợi ích của việc tập thể thao môn Cầu lông

- 22 March 2021
Submitted by Tổ biên tập on 22 March 2021

Lợi ích của việc tập thể thao môn Cầu lông

Ai cũng đều có ước mơ. Dù bạn là ai? Làm gì? Ở đâu thì cũng nên chơi một môn thể thao nào đó để có sức khỏe. Vì khi có sức khỏe thì mới theo đuổi được ước mơ. Với tôi tôi chọn môn Cầu lông. Nào hãy cùng tôi tìm hiểu về lợi ích của môn thể thao này các bạn nhé!

Cầu lông là môn thể thao phổ biến nhất ở Việt Nam nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng, thường chơi như một hoạt động ngoài trời bình thường trong sân hoặc trên bãi biển; Các trò chơi chính thức được chơi trên một sân hình chữ nhật. Trò chơi đã được phát triển giữa người Anh Ấn, và sau đó lan rộng khắp thế giới. Cầu lông cũng nằm trong danh sách cạnh tranh chính thức của Olympic, Seagames, Asian Games, … Chơi cầu lông có một số lợi ích nhất định. Trước hết, nó cải thiện sức bền và sự nhanh nhạy của người chơi. Bên cạnh đó, thể dục thể thao luôn có lợi cho sức khoẻ, vì vậy cầu lông giúp bạn xây dựng cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch và hệ xương … Hơn nữa, đóng vai trò giải trí, nó giúp bạn giải phóng stress, trầm cảm cũng như mệt mỏi. Cầu lông đặc biệt phổ biến với những người làm việc trong văn phòng, công nhân và sinh viên ở nông thôn. Nó cũng được chơi bởi nhiều người cao tuổi trong thành phố, trong công viên và sân vận động nhỏ. Trò chơi không phức tạp, đó là lý do tại sao rất nhiều người thích nó. Ngoài ra, trò chơi cần các cặp đôi để trò chơi là một cách để giao tiếp với bạn bè, đối tác và thúc đẩy mối quan hệ.

Những động tác đơn giản khi chơicầu lông như dùng tay phát - đánh vợt, chân chạy, xoay người... lại có ý nghĩa tuyệt vời đối với sức khỏe, và là môn thể thao chơi ngoài trời hoặc trong nhà, phù hợp với mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già đều có thể tham gia chơi được. Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời khiđánh cầu lôngbạn hãy tham khảo và nêndành chút thời gian cùng người thân, bạn bè tập luyện thể dục thể thao qua môn cầu lông này.Hằng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức 3-4 giải Cầu lông Các cuộc thi đấu tổ chức cho mọi lứa tuổi từ 13 tuổi trở xuống tới 60 tuổi trở lên, đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ.

Chơi cầu lông giúp tinh mắt, nhanh tay:Đánh cầu lông giúp chúng ta luyện tinh mắt, nhanh tay với lý do cực kì đơn giản. Trong một trận cầu, hai bên đều cần phải quan sát đối thủ và nhanh chóng đỡ cầu, bởi vậy mắt cần quan sát vật thể ở tốc độ cao, khiến mắt không ngừng giãn ra, co lại, từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu ở mắt, cải thiện chức năng cơ mắt. Trong suốt gian dài tập luyện, bạn sẽ thấy tốc độ phản ứng của mắt được cải thiện rõ rệt. Với những bạn có sở thích chơi cầu đơn thuần, độ nhạy cảm của thị giác cũng sẽ tăng lên nhanh chóng khi các bạn rèn luyện đều đặn.

Khỏe tim, giảm béo hiệu quả khi chơi cầu lông hàng ngày: Một trận cầu lông yêu cầu người chơi không ngừng hoạt động chân, tay, xoay người... có thể coi đây là một hoạt động có tính toàn diện, rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, cầu lông có thể giúp bạn gia tăng sức mạnh ở các cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn máu khắp cơ thể, tăng cường chức năng hệ tuần hoàn máu và hệ hô hấp. Theo như thống kê, nhịp tim của người chơi cầu lông với cường độ cao là 160-180 nhịp mỗi phút, ở người chơi với cường độ trung bình là 140- 150 nhịp, cường độ thấp nhất là 100-130 nhịp. Luyện tập cầu lông trong thời gian dài giúp tim khỏe mạnh, chức năng phổi dược cải thiện. Đồng thời, đánh cầu lông cũng có lợi với những bạn đang muốn giảm béo nữa nhé.

Khi đang đánh cầu lông, cánh tay, bắp tay, chân, vùng eo của bạn không ngừng hoạt động. Vì thế nó sẽgiúp bạn đốt cháy một lượng calo đáng kể. Một thời gian sau, các bắp thịt của bạn sẽ săn chắc hơn rất nhiều.

Các em hay nổi rõ vì sao tập luyện TDTT tăng cường mối quan hệ

Cầu lông đem lại lợi ích cho mọi người niềm vui và sức khỏe: Đó chính là một môn thể thao rất dễ học nhưng lại khó tinh thông. Một người mới bắt đầu học chơi cầu lông đã có thể tức khắc nhận thấy vui thú và luyện tập được. Những nghiên cứu về di truyền chỉ ra rằng thường cầu thủ cầu lông hoạt động tay nhiều hơn là cầu thủ bóng ném & cũng chạy nhiều hơn cầu thủ bóng đá trong 60 phút thi đấu.

Phụ nữ, nam giới và ngay cả trẻ em ai cũng có thể chơi cầu lông do đó cầu lông thường được xem là môn thể thao gia đình. Môn thể thao này thích hợp chơi ở những nơi có diện tích nhỏ, trong nhà hoặc ngoài sân. Chỉ cần với chi phí nhỏ nhất mọi người cũng có cơ hội để chơi môn thể thao này. Ngoài ra những người khuyết tật cũng có thể tham gia chơi cầu cùng với những người khác một cách bình đẳng. Các cuộc thi đấu tổ chức cho mọi lứa tuổi từ 13 tuổi trở xuống tới 60 tuổi trở lên, đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ.

Các em hay nổi rõ vì sao tập luyện TDTT tăng cường mối quan hệ

Lợi ích sinh lý: Bài tập từ vừa phải đến quá sức tùy thuộc vào kinh nghiệm của cầu thủ. Đây chính là một môn chơi phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác chạy, nhảy, duỗi tay, khởi động, dừng lại và xoay người làm tăng cường sự sung sức, tính linh hoạt, sự dẻo dai, trạng thái cân bằng và sức chịu đựng của cơ thể. Những nghiên cứu đưa ra những bằng chứng cầu lông là một trong những môn thể thao có ích cho hệ tim mạch (sự di chuyển nhịp nhàng làm cho cơ co bóp và thư giãn tăng cường hiệu quả bơm máu trong hệ thống tuần hoàn).

Lợi ích tâm lý: Con người không ngừng tìm kiếm sự thỏa mãn cho bản thân. Trong cuộc sống, cầu lông đã đưa ra ý tưởng về môn chơi đem lại sự thích thú cho lứa tuổi ấu thơ hoặc vị thành niên. Thông qua việc chơi cầu lông, người lớn cũng cảm thấy tinh thần phấn chấn, giảm bớt sự trầm cảm do đó tạo ra trạng thái tinh thần tốt hơn. Con người thường đề cập đến vấn đề tuổi tác vì thế người ta thường hay nói rằng "Bạn đã quá già nên không thể làm được điều này điều kia". Nhưng cầu lông là môn thể thao thích hợp cho mọi lứa tuổi, vì thế ở bất cứ tuổi nào vận động viên cũng có thể đạt được thành tích cao. Cầu lông tạo nên bầu không khí, môi trường xã hội để trút những cảm xúc này.

Trong tiềm thức, người ta có thể thực hiện những cú vụt để giải tỏa những cảm xúc thù hận, căm ghét (nhìn mặt thấy khó ưa......). Bên canh đó, tinh thần thể thao, thái độ lịch sự với tính kỷ luật tự giác là những bài học rút ra từ môn thể thao cầu lông hấp dẫn này.

Cầu lông là môn thể thao tương đối dễ chơi và ít tốn kém. Vì vậy phong trào cầu lông ngày càng phát triển với số người tham gia tập luyện ngày càng đông đảo và sôi nổi hơn. Có thể nói cầu lông là môn thể thao có tính toàn diện, rất tốt cho cơ thể. Lợi ích rõ nhất là đánh cầu lông giúp chúng ta luyện tinh mắt, nhanh tay. Trong một trận cầu, hai bên đều cần phải quan sát đối thủ và nhanh chóng đỡ cầu, bởi vậy mắt cần quan sát vật thể ở tốc độ cao, khiến mắt không ngừng giãn ra, co lại, từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu ở mắt, cải thiện chức năng cơ mắt. Trong suốt thời gian dài tập luyện, bạn sẽ thấy tốc độ phản ứng của mắt được cải thiện rõ rệt. Với những bạn có sở thích chơi cầu đơn thuần, độ nhạy cảm của thị giác cũng sẽ tăng lên nhanh chóng khi các bạn rèn luyện đều đặn.

Để chơi cầu lông đúng cách và có ích, người chơi cần lưu ý khởi động kỹ trước khi vào đấu trước khi đánh cầu lông, bạn cần khởi động cơ thể, nhưng không nên khởi động quá hưng phấn. Như vậy rất dễ bị chấn thương. Sau khi kết thúc trận cầu mà không chịu thả lỏng cơ thể cũng có tác hại nhất định, điển hình là lao lực và ảnh hưởng tới công việc, học tập của ngày hôm sau. Để chuẩn bị cho một trận cầu, bạn nên khởi động khoảng 20 phút, sau khi khởi động kĩ, hai bên cùng đánh nhẹ nhàng rồi mới dần trở nên quyết liệt.

Dụng cụ để chơi cầu lông không quá đắt nên nhiều người thích bộ môn thể thao này. Nhưng lựa chọn dụng cụ chơi bạn cũng cần chú ý một số điểm. Các bạn nên chọnquả cầu lôngcó lông cứng, thẳng, khoảng cách giữa các nhánh lông đều nhau, như vậy quỹ đạo bay của cầu mới được ổn định. Vềvợt cầu lông, các bạn căn cứ vào trọng lượng, độ lớn của tay cầm để chọn. Những bạn có thân hình to cao thường chọn vợt có cán chu vi lớn. Người có lực cổ tay mạnh ưa dùng vợt thân cứng, nếu lực cổ tay hơi yếu bạn chọn vợt hơi dẻo hơn.

Sức khỏe là nhân tố vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Việc luyện tập thể dục quả thực có ý nghĩa lớn lao. Chúng ta có thể thấy rằng tập thể dục giúp cơ thể ta mạnh khỏe. Khi sức khỏe tốt, con người có thể làm mọi việc bằng sức lực, bằng khả năng của mình. Bên cạnh đó, sức khỏe còn tạo ra cho con người những cơ hội, những trải nghiệm và phấn đấu hết mình vì tương lai. Rèn luyện thể dục, thể thao giúp ta có cơ thể tốt, giúp tuổi thọ kéo dài. Việc tập thể dục còn là phương pháp hữu hiệu để giảm stress cũng như áp lực của ta trong đời sống. Khi không tập thể dục, cơ thể con người rệu rã, đời sống tinh thần nặng nề, mệt mỏi. Tập thể dục sẽ cho ta những cơ hội để làm quen cùng bao người có thái độ sống tích cực, vui vẻ, lạc quan. Chính nền tảng cơ thể mạnh khỏe là nấc thang tuyệt diệu nâng ta lên trong cuộc đời này. Hãy thức dậy và tập thể dục thay vì nghịch điện thoại, chìm mình trong thế giới của những sự lười biếng bạn nhé!

Vi Thị Trang

Phòng Quản lý TDTT