Các nhà máy điện gió ở Việt Nam

Các nhà máy điện gió ở Việt Nam
Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng và hoạt động đồng bộ (nhà máy điện gió và hạ tầng truyền tải) vào tháng 10/2021.
Dự án Nhà máy Điện gió Ea Nam với tổng vốn đầu tư 16.500 tỷ đồng, công suất 400 MW do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) làm chủ đầu tư.
Các nhà máy điện gió ở Việt Nam
Dự án cũng bao gồm việc xây dựng hệ thống mạng điện và giao thông công cộng phục vụ dự án và người dân địa phương.
Dự án có quy mô công suất 400 MW, bao gồm xây dựng mới trạm biến áp 500 kV-450 MVA đấu chuyển tiếp lên đường dây 500 kV Pleiku-Di Linh đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh mục dự án vào quy hoạch phát triển điện lực tại Công văn số 795/TTg-CN ngày 25/6/2020.
Các nhà máy điện gió ở Việt Nam
Dự án có tổng mức đầu tư 16.500 tỷ đồng, công suất đến 400 MW, bao gồm 84 trụ gió.
Sau khi hoàn thành Dự án Nhà máy Điện gió Ea Nam sẽ là dự án nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam, dự kiến bổ sung khoảng 1.173,6 GWh vào nguồn điện quốc gia.
Các nhà máy điện gió ở Việt Nam
Các kĩ sư, công nhân đang miệt mài thi công.
Ước tính trong thời gian thực hiện dự án, nhà đầu tư sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên 3.000 tỷ đồng vào nguồn thu ngân sách của địa phương; dự kiến nộp thuế giá trị gia tăng khoảng 250 tỷ đồng/năm.
Các nhà máy điện gió ở Việt Nam
Dự án được xây dựng trên quỹ đất khoảng 140 ha tại xã Ea Nam, xã Ea Khal, xã Ea Dliê Yang, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk.
Đây là dự án điện gió trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, và cũng là dự án điện gió lớn nhất Việt Nam hiện nay, được Bộ Công Thương bổ sung vào Quy hoạch điện VII và UBND tỉnh Đắk Lắk quyết định cho đầu tư vào 31/12/2020.
Các nhà máy điện gió ở Việt Nam
Sau khi hoàn thành, Dự án dự kiến bổ sung khoảng 1.173,6 GWh vào nguồn điện quốc gia.

Các nhà máy điện gió ở Việt Nam
Toàn cảnh công trường Dự án Nhà máy Điện gió Ea Nam - dự án nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam tính tới thời điểm hoàn thành.

Trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19, phát huy tinh thần tương thân tương ái, chung tay cùng cả nước “chống dịch như chống giặc”, Trungnam Group đã đóng góp hơn 34 tỷ đồng cho các hoạt động mua vaccine phòng COVID-19 trên cả nước. Cụ thể, Trungnam Group đã đóng góp 1 triệu USD (tương đương 23,2 tỷ đồng) vào Quỹ vaccine phòng COVID-19 do Bộ Tài chính quản lý; tài trợ kinh phí xây nhà sàng lọc bệnh cho Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức; trao tặng 2 máy đo khí máu cho Bệnh viện dã chiến Phú Thọ; tài trợ kinh phí và các máy hỗ trợ phòng dịch cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Thuận với tổng trị giá 5,2 tỷ đồng; hỗ trợ 1 tỷ đồng kinh phí phòng dịch tại tỉnh Đắk Lắk; đóng góp 500 triệu vào nguồn kinh phí phòng chống COVID-19 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai; ủng hộ 200 triệu đồng vào Quỹ vaccine phòng COVID-19 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Ea H’leo (tỉnh Đắk Lắk).

Mai Ngọc


Dưới đây là hình ảnh hoạt động của Nhà máy điện gió Phú Lạc tại xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Giai đoạn 1 của dự án, do Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình đầu tư, có công suất 24 MW, tổng mức đầu tư là 1.089 tỷ đồng.

Các nhà máy điện gió ở Việt Nam

Các tháp của nhà máy điện được xây dựng trên diện tích 400 ha

Các nhà máy điện gió ở Việt Nam
Sau đấu thầu công khai, HydroChina được chọn là tổng thầu EPC, Tập đoàn Vestas (Đan Mạch) cung cấp các tua-bin. Mỗi cột tháp cao 90 mét, mỗi cánh có chiều dài 50 mét. Trọng lượng các thiết bị của máy lên đến 500 tấn. 

Các nhà máy điện gió ở Việt Nam

Móng của mỗi tháp được có đường kính 20 mét, được đúc từ 426 m3 bê tông liền khối, đổ liên tục. Vị trí của mỗi ốc-vít nối tháp với móng có độ chính xác đáng kinh ngạc.

Các nhà máy điện gió ở Việt Nam
Cửa vào phòng điều khiển của một tháp.

Các nhà máy điện gió ở Việt Nam

  Kết cấu của một tua-bin gió. Với vận tốc gió tốt tại Tuy Phong, cánh quạt của mỗi tua-bin quay đạt 9-16 vòng/phút và được truyền qua hộp số của máy phát điện. Ảnh: Vestas

Các nhà máy điện gió ở Việt Nam

  Bảng điều khiển chính trong mỗi tháp. Tại đây người vận hành có thể đọc được các chỉ số của máy như tốc độ vòng quay của cánh quạt, trục máy, sản lượng điện…

Các nhà máy điện gió ở Việt Nam

Tại trung tâm điều khiển, mỗi ca có 3 kỹ sư vận hành. Các thông số kỹ thuật của mỗi tua-bin được chuyển về trung tâm vận hành của Tập đoàn Vestas tại Đan Mạch, cũng từ đây các kỹ sư có thể điều khiển từng tua-bin tại Việt Nam. 

Các nhà máy điện gió ở Việt Nam

Điện áp đầu ra từ máy phát ở mỗi tua-bin là 690 V, được máy biến áp kích lên 22kV. Điện được nâng áp lên 110kV trước khi được cấp lên đường dây 110 kV Phan Rí – Ninh Phước. 

Nguồn: gizenergy.org.vn