Các phương pháp đánh giá đào tạo tập huấn

Nhằm mục đích nâng cao kiến thức chuyên môn về đảm bảo chất lượng cho các cán bộ chuyên trách về công tác đảm bảo chất lượng, tổ đảm bảo chất lượng tại các đơn vị thuộc Trường, phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng đã phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia TP.HCM và Viện đào tạo – Nghiên cứu quản trị, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức tập huấn vào 02 ngày 26-27/11/2022. Chương trình tập huấn có sự tham dự của Lãnh đạo Nhà trường, các chuyên gia đánh giá đến từ Đại học Quốc gia TP.HCM cùng với hơn 40 cán bộ chuyên trách về công tác đảm bảo chất lượng từ các đơn vị thuộc Trường. Nội dung đợt tập huấn xoay quanh các kiến thức về đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục; xây dựng và phương pháp đánh giá chất lượng ngân hàng đề thi cũng như thiết kế phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá tương thích với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Tại buổi tập huấn, PGS.TS. Ngô Văn Thuyên đã giới thiệu về nội dung tự đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA, bao gồm: mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục, hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình đào tạo, quy trình triển khai đánh giá chất lượng chương trình đào tạo và cấu trúc, yêu cầu của báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn các kỹ năng có liên quan đến công tác tự đánh giá chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn đánh giá AUN-QA như kỹ năng thu thập và phân tích thông tin, minh chứng; kỹ năng đánh giá, đối sánh các hạng mục theo tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá; kỹ năng viết báo cáo… Trải qua hai ngày làm việc nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, chương trình tập huấn “Tự đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) phiên bản 4.0” đã thành công tốt đẹp, ThS. Đàm Đức Tuyền – Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng đã gửi lời cám ơn chân thành đến các chuyên gia đánh giá đã có những hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm bổ ích cho các cán bộ chuyên trách của Trường Đại học Tài chính – Marketing để phục vụ cho công tác tự đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo./. Từ ngày 9 đến ngày 11/11/2013 tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin ĐHQG-HCM đã diễn ra chương trình tập huấn với chủ đề “Áp dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá hỗ trợ việc đạt VNUHCM GAC theo Đề án Khung năng lực và phẩm chất sinh viên tốt nghiệp ĐHQG-HCM năm 2023”.

Chương trình gồm 3 nội dung chính là tập huấn cho cán bộ giảng viên phương pháp kiểm tra, đánh giá chuẩn đầu ra chương trình đào tạo (CĐR CTĐT); Chia sẻ kinh nghiệm triển khai phương pháp kiểm tra, đánh giá CĐR CTĐT tại khoa Kỹ thuật Máy tính (KTMT). Bên cạnh đó, tập huấn xây dựng một bài kiểm tra để đánh giá sinh viên đạt được được bộ năng lực VNUHCM GAC.

Các phương pháp đánh giá đào tạo tập huấn
Chương trình tập huấn diễn ra từ ngày 9-10/11 tại UIT

Chương trình tập huấn với chủ đề “Phương pháp kiểm tra, đánh giá chuẩn đầu ra chương trình đào tạo” với sự chủ trì của 3 báo cáo viên chính là: Ông Trần Văn Thái, Program Manager for Accreditation and Quality Assurance Arizona State University; ThS. Phan Đình Duy, Phó trưởng khoa KTMT; TS. Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM.

Trong ngày tập huấn đầu tiên 9/11, Ông Trần Văn Thái đã có những chia sẻ đầy bổ ích và thiết thực xung quanh hệ thống đánh giá CĐR CTĐT. Bên cạnh đó, ông còn hướng dẫn thêm cách xây dựng kế hoạch đánh giá chuẩn đầu ra và phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả. Cuối cùng là vận dụng phương pháp sử dụng dữ liệu đánh giá chuẩn đầu ra để cải tiến chương trình đào tạo.

Các phương pháp đánh giá đào tạo tập huấn
Các phương pháp đánh giá đào tạo tập huấn
Ông Trần Văn Thái chia sẻ tại buổi tập huấn

Chương trình tập huấn sáng 10/11 với sự chủ trì của ThS. Phan Đình Duy, Phó trưởng khoa Kỹ thuật Máy tính. Nội dung buổi tập huấn là những kiến thức thực tế về lên kế hoạch, phương pháp kiểm tra đánh giá chuẩn đầu ra môn học và CĐR CTĐT. Ngoài ra ThS Phan Đình Duy còn góp ý một số đề cương của các giảng viên tham gia tập huấn, góp phần xây dựng chuẩn đầu ra trong đề cương chi tiết môn học.

Các phương pháp đánh giá đào tạo tập huấn
ThS. Phan Đình Duy - Phó trưởng khoa Kỹ thuật Máy tính góp ý một số đề cương

Buổi tập huấn kết thúc vào chiều 10/11 với những chia sẻ đầy tâm huyết của TS. Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM. Ông đã có những chia sẻ về phương pháp xây dựng và đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra chương trình đào tạo theo bộ năng lực VNUHCM GAC. Cuối cùng là cho các cán bộ giảng viên UIT thực hành đánh giá hiện trạng của CĐR học phần và của CTĐT.

Các phương pháp đánh giá đào tạo tập huấn

TS. Nguyễn Quốc Chính chia sẻ những kinh nghiệm thực tế vào buổi tập huấn chiều 10.11

Trong 2 ngày diễn ra, chương trình tập huấn thu hút hơn 40 cán bộ giảng viên UIT đăng ký tham dự. Thông qua chương trình các cán bộ giảng viên UIT đã cơ hội nâng cao kiến thức và các kỹ năng liên quan đến việc đánh giá, hỗ trợ đạt VNUHCM GAC. Từ đó nâng cao chất lượng đánh giá sinh viên tốt nghiệp ĐHQG-HCM, giúp sinh viên tự tin thích nghi với môi trường làm việc mới khi tốt nghiệp.

Được biết trong giai đoạn 2020-2025, mục tiêu chính của Đề án “Khung năng lực và phẩm chất sinh viên tốt nghiệp ĐHQG-HCM” là triển khai khung năng lực vào chương trình đào tạo Đại học của các trường. Đồng thời thí điểm đào tạo các ngành hướng đến sự thống nhất, liên thông trong hoạt động đào tạo cũng như tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm đào tạo bậc đại học của ĐHQG-HCM.