Các quận cách ly ở tphcm

Sở Y tế TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM về bổ sung phạm vi áp dụng hướng dẫn thí điểm cách ly F1 tại nhà.

Trước đó, ngày 5-7, Sở Y tế TP.HCM có tờ trình tham mưu UBND TP.HCM ban hành hướng dẫn thí điểm cách ly F1 tại nhà tại quận 3, 6, 7, 10, 11, Phú Nhuận, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ. Tuy nhiên, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM chiều cùng ngày, thành viên ban chỉ đạo đề xuất áp dụng thí điểm trên 21 quận huyện và TP Thủ Đức.

Theo Sở Y tế TP, số trường hợp F1 đang tăng cao, yêu cầu cách ly F1 tại nhà của Bộ Y tế rất nghiêm ngặt, nên thống nhất áp dụng thí điểm cách ly F1 tại nhà trên toàn địa bàn TP.HCM.

Trước đó, Sở Y tế cũng đề nghị UBND TP chỉ đạo UBND TP Thủ Đức, các quận, huyện và ban ngành đoàn thể phối hợp tổ chức triển khai thí điểm cách ly y tế tại nhà cho F1. Việc này nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo tại các cơ sở cách ly y tế tập trung.
Theo đó, trường hợp F1 có mang khẩu trang y tế trong quá trình tiếp xúc, có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính thì được áp dụng biện pháp cách ly tại nhà.

Những đối tượng này phải thuộc một trong những trường hợp: là người tiếp xúc gần với bệnh nhân nhưng không thường xuyên; người làm việc cùng phòng với bệnh nhân nhưng vị trí làm việc cách xa trên 2m và không có sự tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh; người tiếp xúc gần là người già trên 60 tuổi, trẻ em, thai phụ, người tàn tật... cần sự chăm sóc hỗ trợ.

Bên cạnh đó, trường hợp F1 đã được cách ly tập trung đủ 14 ngày và có kết quả xét nghiệm ngày thứ 14 âm tính cũng được chuyển từ cơ sở cách ly tập trung về cách ly tại nhà.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người cách ly y tế tại nhà, người ở cùng nhà, cán bộ y tế và đơn vị liên quan phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các F1 cách ly tại nhà sẽ được lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 5 lần vào ngày thứ nhất, 7, 14, 20, 28 kể từ ngày bắt đầu cách ly.

Phân công một phó giám đốc sở chỉ đạo trực tiếp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Các quận cách ly ở tphcm

Ông Nguyễn Hữu Hưng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - vừa được phân công chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp ban giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM trong công tác phòng chống COVID-19 - Ảnh: HCDC

Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết giám đốc Sở Y tế TP.HCM vừa có quyết định phân công ông Nguyễn Hữu Hưng - phó giám đốc Sở Y tế TP - chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp ban giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) trong công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.

Quyết định cũng được sự thống nhất của ban giám đốc Sở Y tế tại cuộc họp ngày 6-7. Các nhiệm vụ khác của ông Nguyễn Hữu Hưng tạm thời do giám đốc Sở Y tế chỉ đạo và phân công các thành viên khác trong ban giám đốc phụ trách thực hiện.

Được biết, giám đốc HCDC hiện nay là bác sĩ Nguyễn Trí Dũng. HCDC (còn được gọi là Trung tâm Y tế dự phòng) có chức năng chính là phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát hiện nay tại TP.HCM.
Ngoài ra, HCDC còn là đơn vị điều phối sử dụng vắc xin tiêm chủng; xét nghiệm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm; dinh dưỡng cộng đồng; chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe cho người dân tại cộng đồng và phát triển, nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng.

TP.HCM vượt ngưỡng 8.000 ca mắc COVID-19

Tính đến trưa 7-7, TP.HCM vượt ngưỡng 8.002 ca mắc COVID-19, là địa phương có số ca mắc cao nhất cả nước.

TP.HCM đang đưa ra hàng loạt giải pháp để kiểm soát tình hình như chạy đua xét nghiệm diện rộng truy F0; triển khai cách ly F1 tại nhà; kiểm soát chặt người ra vào TP.HCM bằng giấy xét nghiệm âm tính và chuẩn bị phương án điều trị cho khoảng 15.000 người bệnh.

THẢO LÊ - HƯƠNG THẢO

Theo Tuổi trẻ

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 ở TP HCM chiều 15-11, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP, cho biết tinh thần của TP HCM là chuẩn bị trước một bước, trên một mức để có thể ứng phó với tất cả tình huống. Vì vậy, trước tình hình dịch Covid-19 tại TP HCM có xu hướng tăng ở một số địa phương, Sở Y tế đã có đề xuất mở lại khu cách ly ở quận - huyện.

Đến nay, 8 quận - huyện đã lập bệnh viện dã chiến với quy mô 300-500 giường, sẵn sàng thu dung, điều trị F0 có triệu chứng nhẹ và vừa. 

Ngoài ra, các trường hợp F0 đủ điều kiện thì sẽ được cách ly tại nhà, chăm sóc đầy đủ. Những trường hợp không đủ cơ sở vật chất để cách ly tại nhà thì cách ly tập trung ở phường - xã, quận - huyện. TP HCM đang có 62 khu cách ly tập trung ở các địa phương.

TP HCM hiện có 16 bệnh viện dã chiến cấp TP, dự kiến đến cuối năm thu hẹp dần, chỉ giữ lại 3 bệnh viện. Do đó, để điều trị cho F0, Sở Y tế đã đề nghị các quận - huyện thành lập bệnh viện dã chiến cấp quận - huyện; xem như cơ sở điều trị tầng 2.

Các quận cách ly ở tphcm

Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, trả lời tại buổi họp báo về Covid-19 chiều 15-11

Trong cuộc họp, báo chí đã đặt ra hai vấn đề mà người dân quan tâm. Thứ nhất, F0 không liên lạc được với nhân viên y tế cơ sở khi cần. Thứ hai, F0 điều trị tại nhà không nhận được túi thuốc C. 

Về những vấn đề này, ông Hưng khẳng định đã có những trường hợp như báo chí phản ánh. Ngay khi nắm thông tin, Sở Y tế đã có văn bản nhắc nhở, thành lập 10 đoàn kiểm tra đánh giá thực tế. 

"Chiều thứ 7 vừa qua, Sở Y tế đã mời 22 giám đốc bệnh viện của 22 địa phương để quán triệt một lần nữa, trên tinh thần F0 đủ điều kiện sử dụng túi thuốc mà vì lý do gì đó trạm y tế không phát thuốc thì phải xử lý" - ông Hưng cho hay.

Bên cạnh những vấn đề trên, ông Hưng cũng thông tin dịch Covid-19 ở TP HCM hiện là cấp độ 2. Có 10/22 địa phương ở cấp độ 1, 11/22 địa phương ở cấp độ 2. Còn một địa phương ở cấp độ 3 là huyện Cần Giờ.

Các quận cách ly ở tphcm

Toàn cảnh buổi họp báo về tình hình dịch Covid-19 ở TP HCM

Cũng tại cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết đến thời điểm này, khoảng hơn 47.000 trên tổng số hơn 64.000 F0 đang điều trị tại nhà. 

Với những quận - huyện có số ca mắc tăng trong những ngày qua như Nhà Bè, Củ Chi, Gò Vấp…, ông Tâm cho rằng chủ yếu là do địa phương vùng ven, nhiều người đi làm ở khu chế xuất, khu công nghiệp. Trong quá trình đi làm lại, các công nhân được test nhanh và từ đó phát sinh F0. 

Theo ông Tâm, thời gian tới, ngành y tế sẽ tăng cường trạm y tế lưu động để chăm sóc, điều trị F0. 

Tính đến ngày 14-11, TP HCM có 448.010 ca Covid-19; đang điều trị 12.179 bệnh nhân, trong đó có 646 trẻ em dưới 16 tuổi, 258 bệnh nhân nặng đang thở máy, 11 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Thanh tra Sở Y tế đang khẩn trương nắm bắt việc bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM bị thu tiền xét nghiệm Covid-19. Ông Nguyễn Hữu Hưng cho biết bước đầu, sở nhận thấy việc này của bệnh viện là không đúng chỉ đạo. Sở Y tế đã yêu cầu ngưng ngay việc này và bệnh viện có báo cáo giải trình, tuỳ theo mức độ, Sở y tế sẽ có xử lý phù hợp.

Ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho biết TP đang thí điểm cho các hàng quán bán thức uống có cồn hoạt động tại TP Thủ Đức và quận 7 đến hết ngày 15-11. Sở này đang phối hợp với hai địa phương để sơ kết. Theo dự thảo mới của TP HCM, không phải các địa phương ở tất cả cấp độ dịch đều cho phép sử dụng đồ uống có cồn ở các hàng quán mà sẽ tùy theo cấp độ dịch.

Về chợ tự phát, chủ trương của TP HCM là chưa cho hoạt động trong điều kiện hiện nay. Những địa phương có chợ tự phát đang hoạt động phải có biện pháp ngăn chặn.