Cách ăn trộm không bị phát hiện

Con ăn trộm tiền và nói dối chắc chắn sẽ khiến phụ huynh bị sốc. Trẻ có thể ăn trộm tiền vì nhiều lí do thứ chúng muốn nhưng không thể có hay bị cha mẹ từ chối, thiếu tự chủ khi ở trong tình huống ăn cắp dễ dàng, hoặc bạn bè của trẻ cũng làm như vậy. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Tại sao con ăn trộm tiền và nói dối?
  • Cách xử lý khi trẻ thường xuyên nói dối
  • Ngăn ngừa con ăn trộm tiền bằng cách nào?

Tại sao con ăn trộm tiền và nói dối?

Chắc chắn sau cú sốc, cha mẹ nào cũng tự hỏi rằng, vì sao con ăn trộm tiền? Cha mẹ đâu có để con thiếu thốn cái gì? Cha mẹ luôn yêu thương, quan tâm con, tại sao con có thể làm điều đáng xấu hổ như th?

Tuy nhiên theo các chuyên gia tâm lý, nói dối và ăn trộm là những hành vi phổ biến ở trẻ mới lớn khi trẻ còn chưa phân biệt được đúng sai. Những vấn đề này xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ từ 5 đến 8 tuổi. Hành vi này của trẻ khiến các bậc phụ huynh vô cùng đau đầu, và nếu không xử trí đúng cách có thể mang lại hậu quả khôn lường.

Cách ăn trộm không bị phát hiện

Trẻ có thể ăn trộm tiền vì nhiều lí do thứ chúng muốn nhưng không thể có hay bị cha mẹ từ chối, thiếu tự chủ khi ở trong tình huống ăn cắp dễ dàng, hoặc bạn bè của trẻ cũng làm như vậy.

Hành vi này thường bắt đầu từ ăn cắp tiền mệnh giá nhỏ và sau đó sẽ nói dối khi bị người lớn truy hỏi. Trẻ nhỏ thường muốn sở hữu mọi thứ, nên chúng có thể lấy bất cứ thứ gì mình muốn và sau đó tạo ra một câu chuyện hư cấu bằng cách nói dối.

Cách ăn trộm không bị phát hiện

(Nguồn ảnh: pexels.com)

Bạn có thể chưa biết:

Xử lý như thế nào nếu con ăn trộm tiền?

Giữ bình tĩnh

Dù tức giận và thất vọng đến đâu thì mình chân thành khuyên các bậc phụ huynh rằng: phải luôn giữ bình tĩnh. Thường thì gặp phải tình huống này, người lớn sẽ trừng phạt trẻ ngay như đánh, tát, cốc đầu, mắng nhiếc thậm tệ Trẻ sẽ rất sợ và có những phản ứng không mong muốn.

Rút kinh nghiệm từ chính bản thân mình, khi phát hiện con ăn trộm tiền, mình quá tức giận nên đã gọi con ra quát tháo ầm ĩ và đuổi con ra khỏi nhà. Con còn nhỏ, vì sợ quá mà vội vàng trốn mẹ. Khi hả cơn giận và không thấy con đâu mình lại tá hỏa đi tìm. Nói thật, lúc đó trời đã tối mà không tìm thấy con, mình nghĩ ngay đến mấy tình huống xấu. Càng nghĩ càng lo sợ và hối hận vì đã mắng con quá lời.

Cuối cùng mình lấy bình tĩnh, hạ giọng, hứa sẽ không mắng con, thế rồi con bé lúc đó đang trốn ngoài lan can tầng 2 mới dám trả lời. Mình hoàn hồn, đưa con vào nhà, lần này coi như mình được bài học nhớ đời.

Cách phạt con khi nói dối vì ăn trộm tiềnlà cha mẹ cần biết kiềm chế cảm xúc và nét mặt của mình. Nếu phản ứng thái quá sẽ có thể khiến trẻ có xu hướng phản ứng lại. Một là chối bay chối biến, hai là làm điều dại dột tự hại bản thân. Những câu tra hỏi, dọa nạt thực sự không có tác dụng gì. Mình nhắc lại, điều quan trọng nhất là phải bình tĩnh. Vì chỉ khi bình tĩnh, cha mẹ mới có cách xử lý đúng đắn nhất.

Cách ăn trộm không bị phát hiện

(Nguồn ảnh: pexels.com)

Tìm hiểu nguyên nhân con ăn trộm tiền nhiều lần

Bao giờ cũng vậy, khi biết được nguyên nhân thì cách giải quyết sẽ nhanh, đơn giản và hợp lý hơn rất nhiều. Phần lớn trẻ lấy tiền vì quá thích món đồ chơi nào đó chứ không có thói quen lấy trộm. Muốn bé nói nguyên nhân thì cha mẹ không nên hỏi ngay vào lúc đó mà nên để dịp thích hợp như dắt bé đi nhà sách, đi chơi hay ăn uống để bé thấy thoải mái và trò chuyện với bé. Khi đó, theo bản năng bé sẽ tự trả lời và nói những gì mà bé nghĩ trong đầu.

Sau khi suy nghĩ thấu đáo, mình lựa lời nói chuyện với con gái. Hóa ra, việc con lấy trộm tiền của bố mẹ đúng là có nguyên nhân. Mà nguyên nhân đó phần nào chính là do lỗi của mình. Mình thường cho con gái tiền mua đồ ăn sáng.

Mỗi lần mua đồ con lại thừa ra vài nghìn lẻ. Tới lớp thấy con có tiền, các bạn xúm vào đòi con mua tặng bạn cái này, cái kia,Dần dần thành thói quen. Sau này các bạn muốn con tặng đồ đắt tiền hơn nên xúi con về nhà lấy trộm tiền trong ví mẹ. Nếu không mua quà cho bạn, các bạn sẽ không chơi cùng con, hoặc tệ hơn là bạn sẽ đánh con.

Giải thích cho trẻ hiểu

Việc này rất cần vì trẻ đang trong giai đoạn nhận thức, và đôi khi trẻ con nhận thức rất nhạy bén. Trẻ sẽ bộc lộ lòng mình và nói chuyện cởi mở với mẹ khi cảm thấy thoải mái. Trẻ chưa phân định được ranh giới thế nào là tốt, thế nào là xấu nên rất cần được mẹ giải thích, phân tích rõ hành động lấy trộm và nói dối là xấu chứ bản thân bé không phải là người xấu.

Cha mẹ cũng cần dạy con cách dũng cảm chống lại sự sai trái. Hướng dẫn con tìm sự giúp đỡ nếu con không thể tự giải quyết vấn đề của mình. Và hãy là người bạn của con, hiểu con, từ đó con sẽ tin cậy mà giãi bày cùng với cha mẹ. Bé nhà mình sau này luôn kể với mẹ mọi chuyện trên lớp, dù là chuyện vui hay chuyện buồn nên mình cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.

Giúp con sửa chữa sai lầm và để bé tự khắc phục hậu quả

Cha mẹ cần nhận định chính xác hành vi của trẻ. Trẻ thường làm việc tự phát, thích là lấy chứ không biết đó là hành động lấy trộm, cho nên cần giải thích cho trẻ hiểu để bé tự thấy đó là việc không nên tái phạm nữa. Đừng quá nhấn mạnh về giá trị tiền bạc trong vấn đề này, trẻ nhỏ thật sự chưa có khái niệm về tiền.

Sau khi trẻ hiểu được hành động sai trái của mình thì nhẹ nhàng khuyên con sửa lỗi. Bên cạnh đó, cha mẹ nên ý thức cho con biết cách lao động để có đồng tiền, chứ không nên lấy trộm như vậy. Cha mẹ có thể tập cho trẻ làm những việc trong nhà để trẻ thấy được sự khó nhọc, vất vả và quý trọng đồng tiền hơn.

Tiếp tục tin cậy con, động viên con

Có một điều rất phổ biến là khi trẻ phạm lỗi cha mẹ thường hay nhắc đi nhắc lại lỗi lầm này. Điều này hết sức không nên vì nếu nhắc lại chuyện cũ thì trẻ sẽ mặc cảm và nghĩ rằng cha mẹ vẫn nhớ lỗi của mình, không tin tưởng mình, dẫn đến trẻ luôn có khoảng cách với mọi người.

Trẻ luôn sợ bị cha mẹ phạt nên sẽ ít khi nói thật, cho nên bố mẹ cần giữ lời hứa sẽ không phạt con nếu con nói thật. Đừng vì con mắc sai lầm mà không động viên hay khen con khi con làm việc tốt.

Hãy phê bình hành vi xấu nhưng cũng cần tìm ra điểm tốt của trẻ để động viên. Bé nhà mình kể từ lần mắc lỗi đó, con không hề lặp lại một lần nào nữa. Mình tin rằng khi trao niềm tin cho con trẻ, chúng ta đã gieo một hạt giống thiện lành rồi đó.

Bạn có thể chưa biết:<

Ngăn ngừa con ăn trộm tiền bằng cách nào?

Cha mẹ có thể đặt ra một vài nguyên tắc cho trẻ như không được đem đồ của người khác về nhà khi chưa xin phép, luôn hỏi người lớn khi trẻ muốn giữ một món đồ gì đó, không được lấy bất cứ thứ gì từ cửa hàng trừ khi người lớn cho phép.

Hãy xem lại bản thân có thói quen vứt đồ lung tung, để tiền sơ hở hoặc tạo cho con được tiêu tiền tùy tiện hay không. Nếu có thì những thói quen này cần được thay đổi ngay lập tức.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần chủ động quan sát và trò chuyện với con. Điều quan trọng nhất là vạch ra cho trẻ cách làm đúng, chẳng hạn muốn ăn gì thì hỏi mẹ mua cho, bạn bè xúi làm điều xấu thì kể cho bố mẹ biết để người lớn có cách giải quyết

Bên cạnh đó, người lớn có thể đảo ngược tình thế bằng cách bày tỏ sự tin tưởng với trẻ, giao cho bé việc giữ đồ, canh cho khỏi bị kẻ khác lấy trộm đồ của bố mẹ.

Cách ăn trộm không bị phát hiện

(Nguồn ảnh: pexels.com)

Dạy con kiến ​​thức tài chính

Cha mẹ nên có ý thức trau dồi khái niệm về tiền bạc cho con cái. Hãy cho con tự do kiểm soát tiền tiêu vặt ở độ tuổi thích hợp, tạo điều kiện cho con hiểu rõ hơn về tiền bạc.

Sau khi một đứa trẻ có một số tiền tiêu vặt nhất định, thì bé cần học cách phân bổ nó một cách chính xác. Để dạy con việc này, bố mẹ có thể chuẩn bị heo đất cho con, hướng dẫn con cách chia tiền tiêu vặt thành nhiều phần, phần dùng để mua đồ học tập, phần để mua các món đồ chơi và một phần để tiết kiệm. Điều này sẽ giúp trẻ sớm hiểu được rằng ngay cả khi có tiền chúng ta cũng vẫn nên phải giữ lại một phần tiết kiệm.

Thẳng thắn với con về tình trạng kinh tế gia đình

Một bài báo được đăng tải New York Times nói về việc phụ huynh đừng nên che giấu mà hãy cởi mở và thành thật với con cái về vấn đề tiền bạc, kinh tế gia đình. Sự chia sẻ thẳng thắn này sẽ giúp bé chuẩn bị tâm lý tốt hơn, có thể đương đầu với cuộc sống thực tế sau này.

Khi trẻ đòi hỏi mua những món đồ chơi mới, hãy giải thích cho bé hiểu ngân sách của gia đình hiện không có nhiều để chiều ý trẻ. Hãy giúp con hiểu về thực trạng kinh tế gia đình. Khi gia đình đang khó khăn về tài chính thì những nhu cầu sẽ phải giảm bớt. Đừng cố gắng mua thứ mà con đòi hỏi vì nó sẽ khiến bé có suy nghĩ không thực tế.

Nuôi con là một hành trình rất dài, làm cha mẹ cũng cần phải học. Mình học từ bạn bè, người quen, từ những phụ huynh đi trước. Mỗi ngày đồng hành cùng con, mình lại tích lũy được một chút kinh nghiệm. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho cha mẹ nào đang khó xử khi gặp tình huống con ăn trộm tiền.

Xem thêm:

  • Nuôi dạy con kiên cường, không bỏ cuộc; hãy rèn luyện chỉ số AQ vượt khó cho con!
  • 4 bí mật nuôi dạy con thông minh của người Do Thái
  • Tính khí của trẻ Nuôi dạy con theo tính cách của con
  • Càng khắc nghiệt con càng giỏi ; 6 Tuyệt chiêu nuôi dạy con của bố mẹ Thụy Điển