Cách biện luận và viết sơ đồ lai

Chương I. các thí nghiệm của Menden – SBT Sinh lớp 9: Giải bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 10 Sách bài tập Sinh học 9. Câu 6: Theo dõi sự di truyền màu lông ở một loài người ta tiến hành lai các nòi thuần chủng với nhau và thu được những kết quả sau đây; Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Xác định số lượng cây trung bình của các kiểu hình còn lại ở F2…

Bài 6*: Theo dõi sự di truyền màu lông ở một loài người ta tiến hành lai các nòi thuần chủng với nhau và thu được những kết quả sau đây

–    Phép lai 1 : cái lông đen x đực lông nâu -> F1 : đều lông đen

–    Phép lai 2 : cái lông đen x đực lông trắng -> F1 : đều lông đen

–    Phép lai 3 : cái lông nâu x đực lông trắng -> F1 : đều lông nâu

Xác định tính chất di truyền của màu lông và viết sơ đồ lai từ P đến F của từng phép lai.

Cho F1 của phép lai 3 giao phối với F1 của phép lai 1 và 2 thì kết quả của từng phép lai như thế nào ? Cho biết màu lông do 1 gen nằm trên NST thường quy định.

Cách biện luận và viết sơ đồ lai

Cách biện luận và viết sơ đồ lai

Bài 7: Ở cà chua, gen L quy định* thân đỏ, 1 quy định thân xanh (lục), N quy định lá chẻ, n quy định lá nguyên (gọi là lá khoai tây).

Dưới đây là kết quả của 5 phép lai:

Kiểu hình của P Số lượng cây non
Thân đỏ,    lá chẻ Thân đỏ, lá nguyên Thân xanh, lá chẻ Thân xanh, lá nguyên

1. Thân đỏ, lá chẻ x Thân xanh, láchẻ

2. Thân đỏ, lá chẻ x Thân đỏ, lá nguyên

3. Thân đỏ, lá chẻ x Thân xanh, lá chẻ

4. Thân đỏ, lá chẻ x Thân xanh, lá nguyên

5. Thân đỏ, lá nguyên x Thân xanh, lá chẻ

 319

216

720

301

78

 103

209

238

0

82

 315

68

0

305

79

 105

72

0

0

86

Xác định kiểu gen của P trong 5 phép lai trên.

Cách biện luận và viết sơ đồ lai

1.P:   LlNn                x            llNn

2. P:  LlNn                x            Llnn

3. P : LLNn               x            llNn

4. P: LINN               x             llnn

5. P:  LlNn                x            llnn.

Bài 8*: Ở gà, gen quy định có lông chân trội hoàn toàn so với gen quy định không có lông chân ; lông màu xanh nhạt là tính trạng trội không hoàn toàn giữa lông đen (trội) và lông trắng. Cho hai nòi gà thuần chủng cồ lông chủng lông trắng và không có lông chân, lông đen giao phối với nhau được F1.

Cho gà F1 tiếp tục giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?

Cho gà F1 giao phối với gà không có lông chân, lông trắng. Xác định kết quả của phép lai. Cho biết các gen quy -định các tính trạng trên nằm trên NST thường và phân li độc lập.

Cách biện luận và viết sơ đồ lai

1.6 có lông chân, lông xanh nhạt: 3 có lông chân, lông đen : 1 có lông chân, lông trắng : 2 không có lông chân, lông xanh nhạt:1 không có lông chân, lông đen : 1 không có lông chân, lông trắng.

2. 1 có lông chân, lông xanh nhạt: 1 có lông chân, lông trắng :1 không có lông chân, lông xanh nhạt: 1 không có lông chân, lông trắng.

Bài 9: Khi lai hai giống thuần chủng của một loài thực vật. được F1. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F2 thu được 3202 cây, trong đó có 1801 cây cao, quả đỏ. Biết rằng các tính trạng tương ứng là cây thấp, quả vàng ; di truyền theo quy luật trội hoàn toàn và không xảy ra hoán vị gen.

1. Xác định kiểu gen và kiểu hình của p, viết sơ đồ lai từ P đến F2.

2. Xác định số cá thể (trung bình) của từng kiểu hình có thể có ở F2.

Cách biện luận và viết sơ đồ lai

1. P : Cây cao, quả đỏ  x  Cây thấp, quả vàng AABB  aabb

    P: Cây cao, quả vàng  x   Cây thấp, quả đỏ AAbb   aaBB

2. – Số cây cao, quả vàng = số cây thấp, quả đỏ = 600.

    – Số cây thấp, quả vàng = 200.

Bài 10: Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau được F1 . Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F2 thu được 20000 cây, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu.

1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Xác định số lượng cây trung bình của các kiểu hình còn lại ở F2.

2. Cho cây F1 lai phân tích thì tỉ lộ phân li kiểu hình thu được của phép lai sẽ như thế nào ?

Cách biện luận và viết sơ đồ lai

1.A – cây cao ; a – cây thấp

   B – hạt dài ; b – hạt bầu

   P : AAbb x aaBB

   F2 : 11250 cây cao, hạt dài

          3750 cây cao, hạt bầu

          3750 thấp, hạt dài

2.Fa : 1 cây cao, hạt dài : 1 cây cao, hạt bầu

          1 cây thấp, hạt dài : 1 cây thấp, hạt bầu.

I/ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG.

1. Bài toán thuận:

- Đặc điểm của bài: Là dạng bài toán đã biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của P. Từ đó xác định kiểu gen, kiểu hình của F và lập sơ đồ lai.

- Các bư­ớc biện luận:

+ Bư­ớc 1: Dựa vào để tài, qui ­ước gen trội, gen lặn (nếu có).

+ B­ước 2: Từ kiểu hình của P => xác định kiểu gen của P.

+ B­ước 3: Viết sơ đồ lai, xác định kiểu gen, kiểu hình ở đời F.

Bài tập 1:

Ở một loài động vật, lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho con đực lông đen giao phối với con cái lông trắng thì kết quả phép lai đó sẽ nh­ư thế nào.

Giải

+ Quy ư­ớc gen: a lông trắng.

+ Cá thể đực lông đen có kiểu gen là: AA hoặc Aa.

+ Cá thể cái lông trắng có kiểu gen là: aa.

+ Sơ đồ lai P.

            (1)     P       AA (lông đen)  x  aa lông trắng

                     G        A                          a

                     F1                 Aa – 100% lông đen

            (2)     P       Aa  (lông đen)  x  aa (lông trắng)

                     G   1A : 1a                       a

                     F1                     1Aa (lông đen) ;              1aa (lông trắng)

Bài tập 2

Ở đậu, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp.

a. Hãy lập qui ­ước gen và viết các kiểu gen có thể có cho mỗi kiểu hình ở cặp tính trạng về chiều cao cây.

b. Hãy lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai dư­ới đây:

- Bố thân cao, mẹ thân thấp.

- Bố mẹ đều có thân cao.

Giải

a.Qui ­ước gen và kiểu gen.

Theo đề bài, qui ­ước gen.

- Gọi A qui định thân cao; a qui định thân thấp.

- Kiểu gen biểu hiện kiểu hình thân cao là: AA và Aa.

- Kiểu gen biểu hiện kiểu hình thân thấp là: aa.

b. Sơ đồ cho mỗi phép lai.

* Phép lai 1:

P  : Bố thân cao x mẹ thân thấp

- Bố thân cao mang kiểu gen AA hoặc Aa.

- Mẹ thân thấp mang kiểu gen aa.

Vậy có 2 sơ đồ lai có thể xảy ra là:

            (1)          P    Bố   AA (thân cao)  x  mẹ   aa (thân thấp).

                            G              A                                 a

                            F1                 Aa – 100% (thân cao)

            (2)          P    Bố   Aa (thân cao)  x  mẹ aa (thân thấp)

                             G              A; a                           a

                             F1          1 Aa (thân cao) ;  1aa (thân thấp)

* Phép lai 2:

Bố và mẹ đều có thân cao mang kiểu gen AA hoặc Aa. Vậy có thể có các sơ đồ lai sau:

                        P   AA  x  AA;     P   AA  x  Aa;      P   Aa  x  Aa

            (1)     P    AA (thân cao)  x AA (thân cao)

                     GT   A                         A

                    F1                       AA – 100% thân cao

            (2)     P               AA (thân cao) x Aa (thân cao); KH : 100% thân cao

                   GT               A                      1A  ;  1a

                    F1                    1AA (thân cao) ; 1Aa (thân cao)

                    Kiểu hình: 100% thân cao

            (3)     P        Aa (thân cao)       x       Aa (thân cao)

                    GT      1A;1a                           1A;1a

                    F1              1AA      :  2   Aa  :  1aa

                      Kiểu hình          3 thân cao  : 1 thân thấp

Bài tập 3

Ở bò tính trạng không có sừng trội hoàn toàn so với tính trạng sừng.

Khi cho giao phối hai bò thuần chủng con có sừng với con không có sừng đ­ược F1­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­. Tiếp tục cho F1 giao đ­ược F2.

a. Lập sơ đồ lai của P và F.

b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả như­ thế nào?

Giải

Theo đề bài qui ­ước: gen A qui định không có sừng.

                                  gen a qui định có sừng.

a. Sơ đồ lai của P và F1.

Bò P thuần chủng không có sừng mang kiểu gen AA.

Bò P thuần chủng có sừng mang kiểu gen aa.

- Sơ đồ lai của P:                    

                        P t/c           AA (không sừng)  x  aa (có sừng)

                        GT               A                              a

                        F1                                        Aa – 100% bò không sừng

- Sơ đồ lai của F1:  F1  x F1.

                        F1           Aa (không sừng)  x  Aa (không sừng).

                        GT         1AA  : 2Aa  :  1aa

                        Kiểu hình            3(không có sừng)  :  1 (có sừng).

b. Cho F1 lai phân tích.

F1 có kiểu gen Aa tính trạng lặn là bò có sừng (aa).

Sơ đồ lai:

                        F1        Aa (không sừng)  x aa (có sừng).

                        G       1A  ;  1a                     a

                        F1        1Aa     :      1aa

                        Kiểu hình:       1 bò không sừng : 1 bò có sừng.

Bài tập 4

Ở một loài thực vật, hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với hoa vàng.

Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng đ­ược F1 rồi tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau.

a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.

b. Làm thế nào để biết đư­ợc cây hoa đỏ ở F2 là thuần chủng hay không thuần chủng? Giải thích và lập sơ đồ minh hoạ.

Giải

Theo đề bài quy ­ước: gen A hoa màu đỏ

                                   gen a hoa màu vàng

Sơ đồ lai từ P đến F2.

Cây P có màu hoa đỏ mang kiểu gen AA hay Aa.

Cây P có hoa màu vàng mang kiểu gen aa.

Vậy sẽ có 2 tr­ờng hợp xảy ra.

* Tr­ường hợp 1:

                        P            AA (hoa đỏ)  x  aa (hoa vàng)

                        GT          A                       a

                        F1                    Aa – 100% hoa đỏ

- Nếu con lai phân tích phân tính, tức có 2 kiểu hình là hoa đỏ và hoa vàng. Chứng tỏ cây hoa đỏ ở F2 tạo ra 2 loại giao tử 1A và 1a, tức mang gen không thuần chủng Aa.      

Sơ đồ minh hoạ:

              P             Aa (hoa đỏ)  x  aa (hoa vàng)

              GT    1A :  1a                  a

              F2     1A  :  1aa

                         Kiểu hình một hoa đỏ, một hoa vàng.

2. Bài toán nghịch.

- Là dạng toán dựa vào kết quả ngay để xác định kiểu gen, kiểu hình của P và lập sơ đồ lai.

* Khả năng 1:

Đề bài cho tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai.

- Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của con lai => xác định tính trội, lặn của kiểu gen của bố mẹ.

- Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả.

Chú ý: (Nếu bài ch­ưa xác định tính trội, lặn => căn cứ vào tỉ lệ con lai để qui ­ước gen).

* Khả năng 2:

- Bài không cho tỉ lệ phân li kiểu hình của đời con.

- Dựa vào điều kiện của bài qui ­ước gen (hoặc dựa vào kiểu hình của con khác với P xác định tính trội lặn => qui ­ước gen).

- Dựa vào kiểu hình của con mang tính trạng lặn suy ra giao tử mà con nhận từ bố mẹ => loại kiểu gen của bố mẹ.

Lập sơ đồ lai để kiểm nghiệm.

Bài tập 5

Trong một phép lai giữa hai cây cà chua quả đỏ, thu đ­ợc kết quả ở con lai như­ sau: 315 cây cho quả đỏ: 100 cây cho quả vàng.

Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên, biết rằng 1 gen quy định một tính trạng .

Giải:

Xét tỉ lệ kiểu hình của con lai

Quả đỏ

=

315

=

3

Quả vàng

100

1

Tỉ lệ 3 : 1 tuân theo kết quả của định luật phân tính của Men Đen.

            Vậy tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Qui ­ước gen:  A qui định cây hoa đỏ; a qui định vàng.

            - Tỉ lệ 3 : 1 (A tổ hợp) chứng tỏ P có kiểu gen di hợp Aa.

            - Sơ đồ lai:

                        P       Aa (hoa đỏ)   x   Aa (hoa đỏ)

                        GT    1A;1a                        1 A; 1a

                        F1                    1AA:  2 Aa : 1aa

                        Kiểu hình        3 hoa đỏ : 1 hoa vàng.

            Bài tập 6

            Trong một gia đình bố mắt nâu, mẹ mắt nâu. trong số các con sinh ra có con gái mắt xanh, hãy xác định kiểu gen của bố mẹ. Lập sơ đồ lai minh hoạ.

            Giải

            Bố, mẹ mắt nâu, con gái mắt xanh chứng tỏ mắt xanh mang kiểu hình lặn, mắt nâu mang tính trạng trội.

            Gọi gen A qui định tính trạng mắt nâu.

                   gen a qui định tính trạng mắt xanh.

            Con gái có kiểu gen aa nhận một giao tử a từ bố và 1 giao tử a từ mẹ => kiểu gen của bố, mẹ là Aa.

            Sơ đồ lai P Bố Aa (mắt nâu) x mẹ Aa (mắt nâu)

                            GT       1A;1a                 1A;1a

                            F1             1AA : 2Aa : 1aa

                            Kiểu hình     3 mắt nâu : 1 mắt xanh.

            Bài tập 7

            D­ới đây là bảng thống kê các phép lai đ­ợc tiến hành trên cùng một giống cà chua.

STT

Kiểu hình của P

Kết quả ở F1

Quả đỏ

Quả vàng

1

Quả đỏ  x  quả vàng

50%

50%

2

Quả đỏ  x  quả vàng

100%

0%

3

Quả đỏ  x  quả vàng

75%

25%

4

Quả đỏ  x  quả vàng

100%

0%

            Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên.

            Giải

1. Xét phép lai thứ 2.

                        P: quả đỏ x quả vàng => F1 : 100% quả đỏ.

                        P mang cặp tính trạng hướng phân, F1 đồng tíng của bố hoặc mẹ => quả đỏ là mang tính trội so với quả vàng và P phải thuần chủng về cặp tính trạng tương phản.

            Qui ­ước:

                        Gen A: quả đỏ; gen: a quả vàng.

                        P thuần chủng mang kiểu gen AA, quả vàng aa.

            Sơ đồ lai:

                        P:      AA (quả đỏ)  x aa (quả vàng)

                        GT      A                     a

                        F1                       Aa  :  100% quả đỏ

            Sơ đồ lai:

                        P:      Aa (quả đỏ) x aa (quả vàng)

                        GT     A;a                  a

                        F1             1Aa (quả đỏ) : 1 quả vàng (aa)

2. Xét phép lai 3:

                        P quả đỏ  x  quả đỏ => F1 :  75% quả đỏ ; 25% quả vàng.

                        Quả đỏ : quả vàng = 3 : 1 phù hợp với tỉ lệ phân tính của Men Đen.

            => 2 cây quả đỏ P đều có kiểu gen dị hợp Aa (quả đỏ)

            Sơ đồ lai:

                        P         Aa (quả đỏ) x Aa (quả đỏ)

                        GT     1A; 1a                 1A;1a

                        F1           1AA : 2Aa : 1aa

                        Kiểu hình          3 quả đỏ : 1 quả vàng.

3. Xét phép lai 4:

            P quả đỏ x quả đỏ 6 F1: 100% quả đỏ.

            F1 đồng tính quả đỏ (A-) suy ra ít nhất có 1 cây quả đỏ P còn lại có kiểu gen AA hoặc Aa.

            Vậy có 2 phép lai: P     AA x AA và P     Aa x AA

            Tr­ường hợp 1: P      AA (quả đỏ)  x AA (quả đỏ)

                                      GT      A                      A

                                      F1                   AA – 100% quả đỏ

            Tr­ường hợp 2: P      AA (quả đỏ)  x  Aa (quả đỏ)

                                       GT      A                      A   a

                                       F1       1AA; 1Aa : 100% quả đỏ

II/ LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG.

            1. Bài toán thuận:

            - Đặc điểm nhận dạng: Giống một cặp tính trạng.

            - Phư­ơng pháp giải:

            + Dựa vào điều kiện của bài ta sẽ qui ­ước gen.

            + Xác định qui luật di truyền phù hợp.

            + Lập sơ đồ lai.

            Bài tập 8

            Ở cà chua cây cao là trội hoàn toàn so với cây thấp, lá chẻ trội hoàn toàn so với lá nguyên, các gen nằm trên NTS th­ường khác nhau. Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P đến F2 khi cho cà chua thuần chủng thân thấp, lá chẻ.

            Giải

            B1       Qui ­ước gen A qui định thân cao; B qui định lá chẻ.

                                          a qui định thân thấp; b qui định lá nguyên.

            B2       Theo điều kiện bài ra các gen phân li độc lập với nhau.

            B3       Cà chua cây cao, lá nguyên thuần chủng có kiểu gen: Aabb

           Cà chua cây thấp, lá chẻ thuần chủng có kiểu gen        aaBB

            B4       Sơ đồ lai:

                        P t/c               Aabb (cao, nguyên) x aaBB (thấp, chẻ)

                        GT                    Ab                              aB

                        F1                                   AaBb (100% cây cao, lá chẻ)

                        F1 x F1            AaBb (cao, chẻ)  x  (AaBb (cao, chẻ)

                        GT              AB; Ab; aB; ab            AB; Ab; aB, ab

AB

Ab

Ab

Ab

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

aB

AaBB

AaBb

aaBB

Aabb

Ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

            Ở F2 : có 9 kiểu gen.

            Kiểu gen khái quát  9(A – B); 3(A – bb); 3(aaB –); 1(aabb)

            Kiểu hình            9 cao, chẻ : 3 cao, nguyên : 3 thấp, chẻ : 1 thấp, nguyên

            Bài tập 9

            Ở đậu Hà Lan: gen T qui định hoa tím, gen  t  qui định hoa trắng.

                                        gen B qui định hạt bóng, gen b qui định hạt nhăn.

            Hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng về màu hoa về hình dạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau và không xuất hiện tính trạng trung gian.

            a. Tổ hợp 2 cặp tính trạng về màu hoa và hình dạng ở đậu Hà Lan có bao nhiêu kiểu hình. Hãy liệt kê các kiểu hình đó.

            b. Viết các kiểu gen có thể có cho mỗi loại kiểu hình trên.

            c. Viết các kiểu gen thuần chủng và kiểu gen không thuần chủng qui định hai cặp tính trạng nói trên.

            Giải

            a. Số kiểu hình.

            - Xét riêng cặp tính trạng về màu sắc hoa, có 2 kiểu hình là hoa tím và hoa trắng.

            - Xét riêng cặp tính trạng về hình dạng hạt, có 2 kiểu hình lá hạt bóng và hạt nhẵn.

            b. Kiểu gen có thể có cho mỗi loại kiểu hình:

            - Kiểu hình hoa tím, hạt bóng có kiểu gen: TTBB, TTBb, TbBB, TtBb.

            - Kiểu hình hoa tím, hạt nhẵn có kiểu gen TTbb; Ttbb.

            - Kiểu hình hoa trắng, hạt có kiểu gen ttBB, ttBB.

            - Kiểu gen cây hoa trắng hạt nhẵn là: ttbb.

            c. Kiểu gen thuần chủng bao gồm:

                                    TTBB; TTbb; ttBB; ttbb

            Kiểu gen không thuần chủng:

                                    TtBB; TTBb; Ttbb; ttBb; TtBb

            2. Bài toán nghịch:

            - Đặc điểm nhận dạng: Bài cho biết kết quả phân li kiểu hình ở F2.

            - Biện luận:

            + Từ tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 =( 9 : 3 : 3 : 1) điều kiện của bài => quy luật di truyền chi phối.

            + Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng để tìm qui luật di truyền => qui ư­ớc gen.

            + Nhận xét sự phân li kiểu hình ở F2.

            + Nhận xét F1 dị hợp bao nhiêu cặp – cho phân độc lập tổ hợp tự do và so sánh với kết quả của phép lai => qui luật di truyền.

            + Tìm kiểu gen của F1 và viết sơ đồ lai.

            Bài tập 10

            Cho hai cây có kiểu hình cây cao, lá chỉ giao phấn với nhau, ở thế hệ lai thu đư­ợc 64 cây cao lá chẻ; 21 cây cao lá nguyên, 24 cây chân thấp, lá chẻ; 7 cây thấp lá nguyên. Biết rằng 1 gen qui định một tính trạng (gen nằm trên NST th­ường)

            Giải

            + Xét sự di truyền cặp tính trạng qui định thân cao, thấp = 3 : 1; tỉ lệ 3 : 1 là tỉ lệ của định luật phân li => thân cao trội hoàn toàn với thân thấp.       

            Qui ­ước : A cây cao, a cây thấp.

            Sơ đồ                  Aa         x        Aa (cây cao)

            + Xét sự di truyền cặp tính trạng qui định lá chẻ: lá nguyên = 3:1, tỉ lệ 3:1      => định luật phân li; lá chẻ trội hoàn toàn so với lá nguyên.

            Qui ­ước B lá che; b lá nguyên

            Sơ đồ     Bb (lá chẻ)  x  Bb (lá chẻ)

            + Kết quả phân li kiểu hình của F1 . 9 : 3 : 3 : 1

            P di hợp 2 cặp gen AaBb. Nếu phân li độc lập, tổ hợp do cho kết quả phân li kiểu hình (3:1) (3:1) . 9 : 3 : 3 : 1 phù hợp với kết quả phân li ở F1.

            => Kết quả của phép lai đ­ợc giải thích bằng định luật phân li độc lập các cặp tính trạng.

            + Kiểu gen P     AaBb (cây cao, lá chẻ)

            Sơ đồ lai:

                        P      AaBb (cao, chẻ)  x  AaBb (cao, chẻ)

                        GT    AB, Ab; aB, ab        AB; Ab; aB, ab

                        F1      Kẻ bảng penét

                        Kiểu gen khái quát  9(A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1aabb

                        Kiểu hình  9 (cao,chẻ) : 3(cao – nguyên) : 3(thấp, chẻ): 1(thấp, nguyên).

            Bài tập 11

            Cho giao phấn giữa hai cây P thu đ­ược F1 có kết quả nh­ư sau:

            - 180 cây quả đỏ hoa thơm.

            - 178 cây quả đỏ, không thơm.

            - 182 cây quả vàng, hoa thơm.

            - 179 cây quả vàng, không thơm.

            Biết rằng hai cặp tính trạng rễ màu quả và mùi hoa di truyền độc lập với nhau, quả đỏ, hoa thơm là do gen trội qui định và không xuất hiện tính trạng trung gian.

            Biện luận và lập sơ đồ lai.

            Giải

            Theo đề bài, qui ­ước.

            Gen A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng, B qui định quả thơm, b qui định hoa không thơm.

            F1 có tỉ lệ kiểu hình là 180 : 178 : 182 : 179 . 1 : 1 : 1 : 1

            * Phân tích từng tính trạng ở con lai F1.

            - Về tính trạng màu quả.

Quả đỏ

=

180 + 178

=

385

=

1

Quả vàng

182 + 179

361

1

            P1 có tỷ lệ 1:1của phép lai phân tính

            => P:            Aa      x         aa

            Về tính trạng mùi hoa

Hoa thơm

=

180 + 182

=

362

=

1

Hoa không thơm

179 + 178

357

1

            F1  có tỷ lệ 1:1 của phép lai phân tính.

            => P : Bb       x          bb

            * Tổ hợp 2 tính trạng

            P: ( Aa       x        aa )     ( Bb   x     bb)

            Ở F2  có tỷ lệ kiểu hình là: 1:1:1 = 4 tổ hợp là:

            + 4 = 2.2 tức là mỗi cơ thể đem lai cho hai giao tử  là dị hợp một cặp gen.

            + 4 = 4.1 tức là một cơ thể có 4 giao tử ( dị hợp và 2 cặp gen) 1 cơ thể cho một giao tử ( cơ thể thuần chủng). 

            - Tr­ường hợp 1:

            P:                Aabb( quả đỏ, hoa không thơm ) x    aaBb (vàng thơm )

            GT                Ab ; ab                                         aB; ab

            F1                            1 AaBb                 1Aabb            1aaBb         1aabb

            1 ( đỏ thơm ) : 1 ( đỏ không thơm ) : 1 ( vàng, thơm ) ; 1 ( vàng không thơm ).

            - Trư­ờng hợp 2:

            P           Aa Bb ( đỏ thơm )    x           aabb( vàng không thơm )

            GT         AB ;  Ab ;      aB  ; ab            ab

            F1                  1Aa Bb                 1 Aabb ;                 1aaBb ;                1 aabb

                    ( đỏ; thơm )    ( đỏ; không thơm)     ( vàng; thơm)      ( vàng; không thơm)

            Bài tập 12

            Ở chuột, hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng về màu lông và hình dạng đuôi đều nằm trên NST thư­ờng và phân li độc lập với nhau.

            Khi cho giao phối hai dòng chuột thuần chủng có lông xám, đuôi cong với lông trắng, đuôi thẳng thu đư­ợc F1.  

            a. Lập sơ đồ lai của P đến F1   

            b. Tiếp tục giao phối giữa F1  với chuột khác, thu đ­ược F2   có kết quả như­ sau:

                  37,5% chuột lông xám, đuôi cong.

                  37,5% chuột lông xám, đuôi thẳng.

                  12,5% chuột lông trắng, đuôi cong. 

                  12,5% chuột lông trắng, đuôi thẳng.

      Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của F1.

      Biết lông xám và đuôi cong là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với lông trắng, đuôi thẳng.

     Giải 

      Theo  bài ra quy ­ước gen A lông xám, a lông trắng.

                                                        B đuôi cong, b đuôi thẳng.

      a. Sơ đồ lai P đến F1.  

      Chuột P t/c  lông xám, đuôi cong có kiểu gen AABB.

      Chuột P t/c lông trắng, đuôi thẳng có kiểu gen aabb.

      Sơ đồ  P t/c          AABB (xám, đuôi cong) x aabb (trắng, đuôi thẳng).

                GT             AB                                      ab

                 F1                                AaBb (xám, đuôi cong) = 100%

      b. Giải thích và sơ đồ lai của F1.

      F2 có tỉ lệ 37,5% : 37,5% : 12,5% : 12,5% = 3 : 3 : 1 : 1

      * Phân tích từng cặp tính trạng ở F2.

      - Về màu lông:

Lông xám

=

37,5% + 37,5%

=

75%

=

3

Lông trắng

12,5% + 12,5%

25%

1

      Suy ra F2 có tỉ lệ của định luật phân li 3 trội : 1 lặn

      => F1 dị hợp 1 cặp gen.

                              F1 :          Aa  x  Aa

      - Về hình dạng đuôi:

Đuôi cong

=

37,5% + 12,5%

=

50%

=

1

Đuôi thẳng

37,5% + 12,5%

50%

1

      Suy ra F2  có tỷ lệ của phép lai phân tính 1 trội : 1 lặn

                  F1  :    Bb     x        bb

      * Tổ hợp hai cặp tính trạng.

                  (Aa   x  Aa)  (Bb x bb)

      Do đó F1  có kiểu gen AaBb.

      Vậy chuột lai với F1  mang kiểu gen Aabb (lông xám, thẳng).

Sơ đồ lai:

      F1  AaBb (xám, duôi cong)    x     Aabb(xám, đuôi thẳng)

      GT    AB, Ab, aB, ab,                   Ab, ab

AB

Ab

aB

ab

Ab

AABb

Xám cong

AAbb

Xám, thẳng

AaBb

Xám, cong

Aabb

Xám, thẳng

ab

AaBb

Xám cong

Aabb

Xám, thẳng

aaBb

trẳng, cong

Aabb

Trắng, thẳng

      Tỷ lệ kiểu hình F2 :

      3 lông xám, đuôi cong: 3 lông xám, đuôi thẳng

      1 lông trắng , đuôi cong : 1 lông trắng, đuôi thẳng .

III. DI TRUYỀN LIÊN KẾT.

            - Định nghĩa: Là hiện ưt­ợng các gen không alen nằm cùng trên một NST nên phân li và cùng tổ hợp với nhau theo NST trong quá trính giảm phân tạo giao tử và quá trình thụ tinh tạo hợp tử .

            - Hai cặp tính trạng di truyền liên kết với nhau thì sự di truyền tư­ơng tự nh­ư 1 cặp tính trạng .

F1 x F1 -> F2 phân li kiểu gen là 1:2 :1

                                                      phân li kiểu hình là 3:1( dị hợp đều).

                                                      phân li kiểu hình là 1: 2: 1 ( dị hợp chéo).

Bài tập 13

           Khi lai giữa hai dòng đậu (1 dòng hoa đỏ dài ngả và dòng hoa xanh đài cuốn) ng­ười ta thu đư­ợc các cây lai đồng loạt có hoa xanh đài ngả.

      a. Những kết luận có thể rút ra từ kết quả phép lai này là gì ?

      b. Cho các cây F1 giao phấn với nhau đã thu đ­ược .

                  98 cây hoa xanh, đài cuốn.

                  104 cây hoa đỏ , đài ngả.

                  209 cây hoa xanh, đài ngả .

      Có thể rút ra kết luận gì từ phép lai này ? Viết sơ đồ lai từ P đến F2

      Giải

      a. Mỗi tính trạng tuân theo định luật tính trội ở C.

            F1 : 100% hoa xanh, đài ngả.

Vậy  những kết luận có thể rút ra từ phép lai này là:

            - Hoa xanh là tính trội: gen trội A, hoa đỏ là tính trặng lặn gen a.

            - Đài ngả là tính trạng trội gen B, đài cuốn là tính trạng lặn gen b.

            - F1  dị hợp tử có 2 cặp gen và P thuần chủng.

      - F2 có       

Cách biện luận và viết sơ đồ lai

b. Xét chung 2 tính trạng.

      - F1 x F2 -> P2

       - F2  : ( 3: 1 ) ( 3: 1 )  kết quả đề bài:  98: 209 : 104 ;. 1 : 2 : 1         

            Như­ vậy 2 cặp gen không phân li độc lập .

            - F2 = ( 1:2:1 ) gồm 4 kiểu tổ hợp về giao tử    và    của F1, chứng tỏ F1  chỉ tạo 2 loại giao tử số l­ợng bằng nhau -> 2 cặp gen phải liên kết hoàn toàn trên một cặp NST tư­ơng đồng theo kiểu đối (gen trội liên kết với gen lặn).  

Cách biện luận và viết sơ đồ lai

            Bài tập 14

            Cho cây quả tròn, ngọt giao phấn với cây quả bầu dục, chua đư­ợc F1 đồng loạt quả tròn, ngọt. Cho F1 tự thụ phấn đ­ược F2 phân li theo tỉ lệ 3 : 1 (3 cây quả tròn, ngọt: 1 cây bầu dục chua).

            Biện luận và viết sơ đồ lai cho biết không có hiện tư­ợng các gen không t­ương tác cùng qui định một tính trạng và có cấu trúc NST không thay đổi trong giảm phân.

            Giải

            F1 đồng loạt quả tròn, ngọt mang tính trạng một bên của thế hệ cha mẹ, tuân theo qui luật tính trội của Men Đen : tròn, ngọt là hai tính trạng trội, bầu dục và chua là 2 tính trạng lặn.   

            1. Trư­ờng hợp 1: gen qui định 2 tính trạng.

            Gen A qui định 2 tính trạng tròn ngọt.

            Gen a qui định 2 tính trạng: bầu dục, chua.

            Sơ đồ P t/c          AA (tròn ngọt)   x   aa (bầu dục, chua)

                        GT             A                             a

                        F1                                 Aa     (tròn ngọt)

                        Kiểu hình 100% quả tròn, ngọt

            F1                 Aa     x                 Aa.

            GT             A ,  a                    A  ,  a.

            F2                 1AA : 2 Aa : 1 aa.

            Kiểu hình             3 (tròn, ngọt)  :  1 (chua, bầu dục).

            2. Tr­ường hợp 2 một gen qui định 1 tính trạng.

            Qui định gen A quả tròn ; a qui định quả bầu dục gen B qui định quả ngọt; b qui định quả bầu dục.

            Thế hệ P thuần chủng, F1 dị hợp 2 cặp gen, F2 (3 : 1) phân tính gồm 4 kiểu tổ hợp về giao tử đực và cái của F1 => F1 dị hợp về 2 cặp gen chỉ tạo ra 2 loại giao tử có số lư­ợng t­ương đ­ương nhau nghĩa là 2 cặp gen phải liên kết hoàn toàn.                   

Cách biện luận và viết sơ đồ lai

IV/ CHÚ Ý KHI LÀM BÀI TẬP DI TRUYỀN.

            1. Công thức chung trong định luật phân ly độc lập (trư­ờng hợp có tính trội hoàn toàn).

F1

F2

Kiểu gen

Số kiểu

giao tử

Số kiểu tổ hợp giao tử

Số kiểu gen

Tỉ lệ

Số kiểu hình

Tỉ lệ

Lai 1 tính

Aa

21

21.21

31

(1:2:1)

21

(3:1)1

Lai 2 tính

AaBb

22

22.22

32

(1:2:1)2

22

(3:1)2

Lai 3 tính

AaBbCc

23

23.23

33

(1:2:1)3

23

(3:1)3

Lai n tính

AaBbCc

2n

2n.2n

3n

(1:2:1)n

2n

(3:1)n

            2. Di truyền liên kết.

            - Khi các gen qui định tính trạng cùng nằm trên 1 NST và di truyền liên kết cùng nhau.

            - Tỉ lệ phân tích từng cặp tính trạng mà có tích của nó khác với tỉ lệ bài ra.

            - Kiểu hình của đời con cái không có sai khác so với thế hệ bố mẹ.