Cách chỉnh van áp suất máy nén khí

Để thiết bị nén hoạt động ổn định và an toàn, cung cấp ra luồng khí nén chất lượng cao thì việc điều chỉnh rơ le áp suất của máy khí nén là điều cần thiết. Vậy, cách điều chỉnh áp suất máy khí nén như thế nào mới hợp lý? Trong bài viết, S-Star Việt Nam sẽ hướng dẫn tất tần tật cách chỉnh áp suất máy nén khí và những thông tin cần lưu ý.

Cách chỉnh van áp suất máy nén khí

Cách chỉnh áp suất máy nén khí sao cho hợp lý?

Trước khi tìm hiểu về cách chỉnh áp suất máy nén khí hãy cùng xem qua một số khái niệm về áp suất máy nén khí và rơ le áp suất là gì?

Tìm hiểu về áp suất máy nén khí là gì?

Áp suất máy khí nén là thiết bị chuyên dụng trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, có khả năng tạo lưu lượng khí nén lớn nhờ vào nguyên lý thay đổi thể tích. Hơn nữa, áp suất của máy nén chính là một trong những thông số quan trọng của thiết bị nén không khí.

Áp suất khí nén đóng vai trò quan trọng và quyết định đến độ mạnh yếu cũng như đảm bảo độ an toàn của dòng khí nén. Mục đích chính của loại máy này là tạo ra dòng khí có áp suất cao để phục vụ cho quá trình hoạt động của nhiều thiết bị khác.

Cách chỉnh van áp suất máy nén khí

Áp suất máy khí nén là gì? Cách chỉnh áp suất máy nén khí như thế nào?

>> Tham khảo: https://s-star.com.vn/may-nen-khi-piston-fusheng-2-1-473004.html

Tại sao cần điều chỉnh áp suất máy nén khí?

Trong quá trình hoạt động vì một số nguyên nhân dẫn đến lượng khí nén của thiết bị nén khí không ổn định làm ảnh hưởng đến chất lượng của máy bơm hơi khí nén cũng như làm gián đoạn quá trình vận hành của toàn bộ hệ thống khi sử dụng chung nguồn cung khí nén.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến khách hàng phải tìm cách chỉnh áp suất máy nén khí kịp thời:

  • Tại một thời điểm, nhiều thiết bị cùng sử dụng nguồn cung khí nên khiến cho máy nén không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu.

  • Các bộ phận của máy bị rò rỉ làm cho lượng khí nén thất thoát khiến áp suất khí giảm xuống, không đủ định mức để cung cấp cho các thiết bị, máy móc khác.

  • Máy bơm hơi khí nén đã quá cũ là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng bị giảm sút, do đó không thể nào đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn cung cấp khí nén cho toàn bộ hệ thống.

Cách chỉnh van áp suất máy nén khí

Tại sao phải tìm hiểu cách chỉnh áp suất máy nén khí?

Sau khi tìm hiểu những nguyên nhân trên, hãy đưa ra cách chỉnh áp suất máy nén khí để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt nhất.

Tổng quan về rơ le áp suất

Để hiểu chi tiết về rơ le áp suất hãy xem qua một số thông tin chi tiết sau đây. 

Rơ le áp suất là gì?

Rơ le áp suất (công tắc áp suất) là thiết bị dùng để điều chỉnh áp suất làm việc của các thiết bị khí nén khi áp suất thay đổi đột ngột nhưng máy nén khí không tự tắt.

Cách chỉnh van áp suất máy nén khí

Rơ le áp suất

Vai trò của rơ le áp suất trong máy nén khí

  • Rơ le dùng để bảo vệ thiết bị nén khí khi áp suất quá thấp: Khi áp suất của máy giảm xuống quá giá trị cho phép, rơ le sẽ tự động ngắt điện để bảo vệ và duy trì hoạt động ổn định  cho máy cũng như toàn bộ hệ thống. 

  • Rơ le dùng để bảo vệ thiết bị nén khí khi áp suất cao vượt quá mức cho phép: Khi áp suất máy đạt tới giá trị max, khi áp suất trong máu quá cao, rơ le cũng sẽ tự ngắt để đảm bảo an toàn cho máy và người dùng.

  • Kiểm tra hiệu suất dầu máy nén khí: Với các thiết bị khí trục vít thì áp suất dầu trong các cacte luôn thay đổi, do đó khách hàng cần phải trang bị thêm rơ le để kiểm tra hiệu suất dầu nhằm bảo vệ thiết bị làm việc hiệu quả.

Vậy, cách chỉnh rơ le áp suất máy nén khí như thế nào mới đúng chuẩn?

Nguyên lý hoạt động của rơ le máy nén khí

Khi rơ le máy khí nén bị tụt xuống mức thấp (Min) thì bộ phận màng xếp của rơ le bị co lại, lò xo căng ra tạo lực đẩy khiến 2 tiếp điểm của rơ le tách ra khiến máy nén khí dừng hoạt động. Vì vậy, để vận hành máy thi khách hàng cần thực hiện reset lại máy.

Khi áp suất lên cao đạt đến giá trị lớn nhất (Max) thì màng xếp của rơ le giãn ra, lực đẩy lò xo tác động khiến cho các tiếp điểm bị tách ra, lúc này rơ le sẽ tự động ngắt điện để đảm bảo an toàn cho hệ thống và người dùng.

Cách chỉnh van áp suất máy nén khí

Nguyên lý hoạt động

Các cách chỉnh áp suất máy nén khí đúng tiêu chuẩn

Tùy vào từng linh kiện máy để có cách điều chỉnh áp suất máy khí nén phù hợp. Trong bài viết này, S-Star Việt Nam sẽ hướng dẫn cách chỉnh áp suất máy nén khí đơn giản và đúng chuẩn nhất.

Hướng dẫn cách chỉnh áp suất máy nén khí bằng rơ le

Tìm hiểu cách chỉnh áp suất máy nén khí qua thông tin sau đây.

Các trường hợp cần thực hiện điều chỉnh relay áp suất

Trước khi tìm hiểu cách chỉnh áp suất máy nén khí hãy xem qua các trường hợp cần thực hiện điều chỉnh relay áp suất, cụ thể:

  • Khi đưa máy nén khí vào sử dụng, relay áp suất chưa được cài đặt, lúc này khách hàng sẽ tiến hành điều chỉnh để đưa thiết bị vào sử dụng.

  • Khi muốn thay đổi các thiết bị sử dụng máy nén khí có yêu cầu khác về áp lực làm việc so với máy nén làm việc cũ trước đây.

  • Khi thiết bị phát sinh các sự cố bất thường khiến cho áp lực khí nén không đều hoặc không đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Cách hiệu chỉnh của relay áp suất của máy nén khí

Cách chỉnh áp suất máy nén khí khá đơn giản, chỉ cần thực hiện vài thao tác sau đây:

  • Bước 1: Đầu tiên, để điều chỉnh relay khách hàng cần mở nắp đậy của relay.

  • Bước 2: Tiếp theo, tiến hành vặn relay theo chiều kim đồng hồ để tăng áp suất và vặn ngược theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất của máy nén khí.

Cách chỉnh van áp suất máy nén khí

Cách chỉnh áp suất máy nén khí

Điều chỉnh áp suất của máy nén khí bằng van áp suất

Cách chỉnh áp suất máy nén khí bằng van áp suất như sau:

  • Điều chỉnh áp suất không tải: Nới lỏng đai ốc ở khóa trên rồi vặn bu lông điều chỉnh áp suất này cùng chiều kim đồng hồ để tăng áp suất khí và ngược chiều kim đồng hồ để giảm áp suất, sau đó ta siết chặt đai ốc khóa trên lại.

  • Điều chỉnh áp suất có tải: Nới lỏng đai ốc ở khóa dưới sau đó vặn đai ốc điều chỉnh chênh lệch của áp suất có tải theo chiều kim đồng hồ để giảm áp suất và thực hiện chiều ngược lại để tăng áp suất rồi siết đai ốc khóa dưới lại.

  • Điều chỉnh áp suất máy nén khí thông qua modulator valve (chế độ điều chế): Bằng cách chuyển đổi vị trí hay đóng/mở, van điều khiển có thể điều chỉnh được dòng năng lượng, nhờ đó điều khiển chuyển động của dòng khí nén.

Cách chỉnh van áp suất máy nén khí

Cách chỉnh áp suất máy nén khí bằng van áp suất

Hạn chế của việc điều chỉnh áp suất máy nén khí

Việc điều chỉnh áp suất máy nén khí sẽ giúp hệ thống máy nén khí luôn được cung cấp đủ khí nén, tuy nhiên sẽ có những điểm hạn chế nhất định như:

  • Khiến cho máy hoạt động liên tục với mức áp suất cao hơn so với quy định của nhà cung cấp, từ đó sẽ khiến cho máy không đảm bảo được tuổi thọ.

  • Hệ thống làm tiêu hao điện năng hơn so với mức bình thường, khiến khách hàng phải mất thêm một khoản chi phí đáng kể cho phần điện năng này.

Cốt lõi để khắc phục hạn chế của việc điều chỉnh áp suất máy nén khí

Cốt lõi để khắc phục những hạn chế trong việc điều chỉnh áp chuẩn suất máy khí nén, cụ thể:

  • Lựa chọn sử dụng loại máy nén khí phù hợp với công suất tiêu thụ của toàn bộ hệ thống.

  • Tiến hành bảo dưỡng bảo trì máy nén định kỳ để đảm bảo máy vận hành tốt nhất.

  • Bảo dưỡng đường ống khí nén như để tránh tình trạng thất thoát khí nén dẫn đến hệ thống khí nén bị tụt áp.

  • Sử dụng kích thước ống dây o phù hợp với lưu lượng khí trong hệ thống.

Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến áp suất của máy nén khí

Những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến áp suất của máy nén khí bao gồm:

  • Sự cố thất thoát khí nén trên ống dẫn khí nén có thể do đường ống khí nén thiết kế không phù hợp hoặc trong quá trình vận hành, ống bị rò rỉ khiến cho áp suất khí nén bị giảm sút. 

  • Có rất nhiều thiết bị sử dụng khí nén trong hệ thống và lựa chọn loại máy không cung cấp đủ nguồn lưu lượng khí nén cho các hệ thống đó.

  • Sử dụng máy nén khí cũ nên không đáp ứng được nhu cầu khí nén của toàn hệ thống.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện hiệu chỉnh relay áp suất

Khi thực hiện hiệu chỉnh relay áp suất cần lưu ý một số thông tin sau đây:

  • Cài đặt áp suất phù hợp với công suất máy khí nén và đảm bảo độ chênh áp suất của rơ le bằng công thức: áp suất ngắt tải – áp suất mở tải (mức chênh từ 0.8 – 1 bar là phù hợp nhất).

  • Khi hiệu chỉnh rơ le nên xoay chắc tay và tránh xoay rơ le lỏng lẻo gây ra hiện tượng máy bị xì hơi. 

  • Ngoài việc quan tâm đến công suất của máy, khách hàng cần chú ý đến lượng khí nén cần dùng để điều chỉnh phù hợp tráng gây lãng phí làm tiêu tốn điện năng.

Những thông tin về cách chỉnh áp suất máy nén khí đã giúp quý khách có thêm thông tin hữu ích, trong quá trình tìm hiểu về cách chỉnh áp suất máy nén khí nếu như quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin hoặc có ý định mua máy nén khí hoặc các thiết bị liên quan thì hãy liên hệ ngay với S-Star Việt Nam để được hỗ trợ nhanh chón