Cách ép cá trê phi đẻ

11 Tháng Bảy, 2019 |

Cách ép cá trê phi đẻ

Ao đất là môi trường sinh trưởng tuyệt vời để nuôi cá trê. Kỹ thuật nuôi cá trê trong ao đất khá đơn giản, bà con nông dân nếu may mắn có thể thu được cá trê nặng tới 10kg.

Cá trê có nhiều chủng loại, nhìn chung đây là loài có khả năng sinh tồn trong môi trường không thuận lợi. Loài này có thể sống và sinh trưởng tốt trong môi trường có nồng độ Oxy hòa tan thấp, cơ thể loài cá này có một cơ quan hô hấp bổ trợ gọi là “hoa khế”. Bộ phận này có thể giúp cá thở được từ không khí. Trong môi trường sống bình thường, cá trê ăn các loại cá nhỏ, tôm nhỏ, trùn quế và ấu trùng của các loại côn trùng. Trong môi trường nuôi cá có thể ăn các phụ phẩm từ thịt động vật, các loại thức ăn công nghiệp. Cá trê chủ yếu tập trung sinh sản vào mùa hè, thường là đầu mùa, lúc lượng mưa khá lớn. Mỗi năm cá sinh sản khoảng 4-6 lần. Để đảm bảo cá sinh sản tốt nhiệt độ phải đảm ấm áp > 24oC. Trong kỹ thuật nuôi cá sinh sản, sau mỗi kỳ sinh tiến hành nuôi vỗ đề cá phát dục và tiến hành sinh sản lần nữa sau đó khoảng 1 tháng.

1.   Kỹ thuật nuôi cá trê trong ao đất

Trong kỹ thuật nuôi cá trê, một điều luận lợi là loài cá này không kén môi trường, vì vậy kích thước ao nuôi không cần quá lớn. Tùy thuộc vào quỹ đất và điều kiện từng hộ nuôi mà chọn kích thước ao nuôi phù hợp. Nước trong ao có độ sâu vừa phải < 2m. Ao nuôi nên được thiết kế ở gần nơi cấp nước và thoát nước, Thuận lợi trong việc điều chỉnh lượng nước và thu hoạch. Nền ao nên được vét bớt bùn, kè bờ chắc chắn, tốt nhất là nên rào chắn quanh ao. Xử lý nền ao tốt, tát cạn, diệt cá dữ bằng dây thuốc cá, bịt kín các lỗ ở đáy. Bón vôi khử trùng.

2.  Mật độ con giống

Trong kỹ thuật nuôi cá trê việc chọn cá giống rất quan trọng, nên chọn cá có kích thước đồng nhất, kích cỡ khoảng 2-3 đốt ngón tay. Mật độ giống trung bình cỡ 40 con / 1 m2. Thả cá vào lúc mát trời, thả cá từ từ hạn chế chênh lệch nhiệt độ giữa nước dụng cụ và nước trong ao.

Có thể bạn quan tâm: Quy trình nuôi cá trong bể xi măng

3.   Cá trê ăn gì?

Nuôi cá trê rất dễ, cá tạp ăn, có thể ăn bèo, tấm, cám… Phụ phế cẩm từ nhà máy thức ăn thủy hải sản, các phần loại thải từ lò mổ gia cầm gia súc, ốc, tôm, tép con. Ứng với mỗi giai đoạn phát triển của cá mà điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Không cho cá ăn quá nhiều, quá sức tiêu thụ của cá, dễ gây ô nhiễm nguồn nước. Với cá nuôi trong tháng đầu tiên duy trì hàm lượng đạm trong tức ăn cỡ 30%. Tháng tiếp theo giảm dần xuống 25%. Từ tháng thứ 3 trở đi lượng đạm chỉ cần ở mức 19%. Mỗi ngày cho cá trê ăn 3 lần. Phân tán thức ăn đều trong ao, không rải thức ăn tập trung một góc.

Cách ép cá trê phi đẻ

4.   Kỹ thuật quản lý ao nuôi cá trê

Để cá phá triển tốt, cần duy trì mực nước ổn định trong suốt quá trình nuôi. Khi phát hiện nguồn nước ô nhiễm, cần tiến hành thay nước cho ao nuôi. Lưu ý không thay toàn bộ nước trong ao, mỗi lần thay khoảng 30% lượng nước. Khuyến nghị trong điều kiện bình thường mỗi 7 ngày thay nước ao nuôi 1 lần.

  • Thương xuyên quan sát, phát hiện dấu hiệu bất thường ở cá. Không cho quá nhiều hoặc quá ít thức ăn. Khối lượng thức ăn bằng khoảng 8% khối lượng cá.
  • Thường xuyên trộng khoáng chất, Vitamin C vào thức ăn để cá tăng trưởng tốt, tăng cường khả năng chống chọi bệnh tật.
  • Theo dõi hình thái cá thường xuyên, xử lý ngay khi cá bị bệnh.
  • Vào mùa mưa lũ, kiểm tra rào chắn quanh ao, hạn chế cá thất thoát ra ngoài khi lượng nước đổ về quá lớn.

5.   Thu hoạch cá trê

Sau thời gian khoảng 3 tháng giống cá trê lai có thể đạt kích thước đủ để tiêu thụ. Cá lớn có thể thu hoạch dần, tiếp tục nuôi cá nhỏ để chờ đến kích twhowsc phù hợp. Với cá trê nuôi có thể thu được 10kg/m2 sau khoảng 3 tháng. Loài cá này khá lành, hoàn toàn có thể nuôi ghép cùng với giống cá khác. Để cá đạt được khối lượng ngoại cỡ 10kg/ con cần phải nuôi và chăm sóc kỹ lên đến vài năm.

Bài viết liên quan

Các loài cá trê nói chung đều có tính chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt như: ao tù, mương rãnh, nơi có hàm lượng oxygen thấp vì cơ thể cá trê có cơ quan hô hấp phụ gọi là “hoa khế” giúp cá hô hấp được nhờ khí trời.

Cá trê có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên cá trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá... ngoài ra trong điều kiện ao nuôi cá trê còn có thể ăn các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, chất thải từ lò mổ... Mùa vụ sinh sản của cá trê bắt đầu từ tháng 4 - 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm (4 - 6 lần). Nhiệt độ đảm bảo để cá sinh sản từ 25 - 32 0C. Sau khi cá sinh sản xong ta có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại.

Cách ép cá trê phi đẻ

 Các loài cá trê nuôi phổ biến hiện nay ở Việt Nam:

Cá trê phi: Có nguồn gốc từ Châu Phi, tên khoa học là Clarius gariepinus, thân có màu xám có những mảng vân đen to, cá lớn nhanh - nuôi 6 tháng đạt bình quân 1kg/con, trọng lượng cá đạt tối đa là 12,8kg nhưng thịt mềm ít thơm.

-Cá trê vàng: Tên khoa học Clarius macrocephalus có màu vàng nâu điểm đốm nhỏ màu vàng thành hàng trên thân, thịt rất thơm ngon nhưng có kích thước nhỏ, nuôi chậm lớn, nuôi 1 năm chỉ đạt 300g/con.

Cá trê lai: Được lai giữa cá trê phi và cá trê vàng, có ngoại hình tương tự cá trê vàng, da trơn nhẵn, đầu dẹp, thân hình trụ, dẹp ở đuôi. Thân có màu xám có những chấm nhỏ mờ, u lồi xương chẩm có hình gần giống chữ M với các góc tròn, trong khi ở cá trê vàng là chữ U còn có trê phi là chữ M có các góc nhọn và rõ nét. Cá trê lai dễ nuôi, mau lớn, nuôi tốt có thể  tăng trọng bình quân 100g/con/tháng.

Tuy nhiên để nuôi cá trê đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi cần lưu ý một số điểm sau:

1. Chọn con giống: Giống cá trê hiện nay có 2 loại: Giống lai thường và giống lai trê phi. Trê thường màu vàng có 8 râu. Trê phi đầu nhọn nhỏ có từ 9 đến 12 râu, trên mình có đốm hoa. Tùy theo nhu cầu tiêu thụ của từng vùng mà nên chọn nuôi loại nào. Trê thường nuôi 6 tháng đạt cỡ 450g – 500g/con. Trê phi 5 – 6 tháng đạt cỡ 1kg đến 1,2kg/con.

2. Nuôi trong ao đất: Diện tích ao có thể lớn hay nhỏ đều được. Mực nước dao động từ 1,6 - 1,8 m. Ao nuôi gần nơi cung cấp nước cũng như dễ thay nước khi cần thay nước và thu hoạch. Đáy ao ít bùn, bờ bọng vững chắc, nếu có điều kiện thì nên kè và rào chắn xung quanh ao. Cần tẩy dọn ao thật kỹ, tát cạn và diệt cá dữ bằng dây thuốc cá với liều lượng 0.5 - 1 kg/100m3, lấp tất cả hang hốc. Bón vôi cho ao từ 7 - 15 kg/100 m2.

3. Mật độ thả nuôi: Cá giống có kích cỡ đồng đều, kích thước từ 5 - 10 cm, không xây xát, dị hình. Mật độ cá thả từ 30 - 50 con/m2. Nên thả cá vào lúc trời mát. Trước khi thả cá cần cân bằng nhiệt độ nước trong dụng cụ vận chuyển và nước trong ao.

4. Thức ăn

+ Cá trê ăn tạp thiên về thức ăn động vật, địa phương sẵn có nên tận dụng để giảm giá đầu vào. Ngoài ra có thể nuôi cá trê bằng thức ăn công nghiệp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cá để đảm bảo đủ lượng đạm cần thiết cho cá phát triển. Lượng thức ăn hằng ngày dao động từ 3 - 12 %/ khối lượng cá trong ao. Hàm lượng đạm cần thiết để duy trì cá phát triển tốt ở tháng thứ 1 là 28 - 30 %, tháng thứ 2 là 24 - 26 % và tháng thứ 3 là 18 - 20 %.

+ Cách cho ăn: Tập tính của cá trê là ăn theo đàn, nên người nuôi cần cho ăn vào một số giờ nhất định hàng ngày để khi ăn con nào cũng được ăn đạt độ đồng đều về trọng lượng. Mỗi ngày cho cá ăn từ 2 - 4 lần. Nên dùng sàng và lập nhiều điểm cho ăn ở trong ao để cá phát triển đều hơn.

5. Chăm sóc và quản lý ao nuôi

+ Nguồn nước nuôi: Trê lai ăn tạp, nhưng ở lại sạch nên nguồn nước nuôi cũng phải đảm bảo trong sạch. Nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn trê lai sẽ chậm lớn và dễ phát sinh bệnh. Do vậy người nuôi phải định kỳ xử lý và thay nước thường xuyên. Khi nước quá bẩn, có mùi hôi thối phải thay nước ngay cho đến khi nước tốt trở lại mỗi lần thay 1/3 nước trong ao sau đó cấp nước vào cho đủ, tốt nhất là định kỳ thay nước ao nuôi một lần / tuần.

+ Theo dõi hoạt động của cá hằng ngày. Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp sao cho vừa đủ không thừa mà cũng không thiếu, thông thường khẩu phần ăn dao động từ 5 - 7 %/trọng lượng cá nuôi/ngày.

+ Định kỳ trộn thêm vitamine C (60 – 100 mg/kg thức ăn) và chất khoáng vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cũng như cá tăng trưởng tốt hơn.

+ Quan tâm và phòng ngừa bệnh cho cá.

+ Thường xuyên kiểm tra bờ bọng, rào chắn cẩn thận đề phòng sự thất thoát cá nuôi nhất là vào mùa mưa lũ.

6. Phòng trị bệnh cho cá trê

+ Bệnh nhầy da: Khi nhiễm bệnh cá bột bơi thẳng đứng trên mặt nước, vây bị ăn mòn, râu quăn. Da có đám chất nhầy. Bệnh này do ký sinh trùng. Điều trị bằng sunphat đồng 0,3g/m3 tắm trong 2-3 ngày. Dùng Fomalin 25g/m3 tắm trong 2 ngày.

+ Bệnh trắng da khoang thân: Khi mắc bệnh cá bột thường nổi trên mặt nước, da bị loét. Thân có những đám vệt trắng. Vây cụt. Bệnh do vi khuẩn Flexiloacter columnanis gây ra. Điều trị bằng Chloroxit, Tetracilin, Penixilin tắm cho cá trong 30 phút. Liều lượng một viên 250mg/10 lít nước.

+ Bệnh trùng quả dưa: Thân cá gốc vây ngực có chấm nhỏ như hạt tấm màu trắng. Các chất này vỡ ra vào trong nước, tạo nên các vết loét ở chỗ vỡ. Điều trị bằng cách tắm Vernalachite hay Greenmetil 0,1g/m3 trong 3-4 ngày. Formalin 25g/m3 trong 8 ngày.

+ Bệnh sán lá 16 móc: Cá có màu đen, đầu to đuôi nhỏ, mang bị rựng, cá bơi chậm chạp dựng đứng thành dụng cụ ương. Bệnh do vi khuẩn Dactylogyrus gây nên. Điều trị bằng cách tắm trong nước 4muối 3% trong 3-5 phút. Phun trực tiếp Dipterex 0,25-0,5g/m3 trong 1-2 ngày.

  7. Thu hoạch: Sau thời gian 2,5 - 3 tháng nuôi cá trê lai sẽ đạt kích cỡ thương phẩm. Có thể thu tỉa dần những cá lớn, để cá nhỏ lại tiếp tục nuôi hoặc thu toàn bộ cá trong ao. Năng suất cá trê nuôi thường đạt 5 - 15 kg/m2. Ngoài ra cá trê còn có thể nuôi ghép với một số loài cá khác. Một số mô hình nuôi ở cá trê kết hợp với lợn, gà, vịt hay ruộng lúa, ao sen, mương vườn cũng mang lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó hình thức nuôi cá trê trong lồng cũng cho năng suất cao.