Cách ghi biên bản đánh giá tiết dạy

Đối với các hoạt động giảng dạy của giáo viên, theo quy định của nhà trường mà tổ chuyên môn sẽ thực hiện dự giờ giờ dạy chuyên đề của giáo viên. Qua giờ dạy chuyên đề của giáo viên, tổ chuyên môn sẽ tiến hành góp ý ưu nhược điểm đối với giáo viên giảng dạy qua biên bản góp ý giờ dạy chuyên đề.

Mục lục bài viết

Mẫu biên bản góp ý giờ dạy chuyên đề là văn bản được lập ra để ghi chép lại việc góp ý về giờ dạy chuyên đề của giáo viên với nội dung nêu rõ thời gian và địa điểm diễn ra góp ý giờ dạy, thông tin về chuyên đề được góp ý…

Mục đích của mẫu biên bản: biên bản này nhằm đánh giá quá trình dạy chuyên đề của giáo viên, từ đó tổ chuyên môn sẽ đưa ra đánh giá, các ưu điểm nhược điểm và biện pháp khắc phục cho giáo viên. Qua biên bản, giáo viên có thể nhìn nhận được ưu khuyết điểm trong quá trình giảng dạy của mình để đưa ra hướng khắc phục tốt nhất.

2. Đánh giá và thảo luận về giờ dạy chuyên đề:

– Phần tự đánh giá của giáo viên dạy chuyên đề:

+ Giáo viên tự đánh giá về kiến thức truyền thụ cơ bản: Giờ dạy cơ bản đã đạt được kiến thức cần truyền thụ, học sinh đã nắm được kiến thức của bài học.

+ Đánh giá về khía cạnh khai thác được các hoạt động của học sinh cần phải làm: ví dụ: cơ bản đã truyền đạt được nội dung kiến thức theo dự định.

+ Đánh giá về hoạt động nhóm: ví dụ các nhóm đã tích cực hoạt động đưa ra các câu trả lời và cùng nhau thảo luận giữa các nhóm.

Ưu nhược điểm về hoạt động của các nhóm:

– Đánh giá về các kỹ năng của các nhóm còn lúng túng; kỹ năng quan sát của học sinh còn chậm….

– Giáo viên dự giờ đánh giá:

Đánh giá về phong thái giáo viên: ví dụ: bình tĩnh, tự tin, trình bày bảng khoa học, hoạt động của thầy và trò phối hợp nhịp nhàng.

Đánh giá về phần khởi động của giáo viên.

Đánh giá về kỹ năng của học sinh, cách tiếp cận bài của giáo viên.

– Tổng hợp ý kiến của tổ trưởng chuyên môn:

* Nhận xét về Ưu điểm

– Tác phong lên lớp của giáo viên ra sao: bình tĩnh, tự tin hay còn lúng túng, chưa làm chủ được lớp học…

– Giáo viên đã hướng dẫn học sinh hình thành đầy đủ kiến thức quan trọng cần thiết và đã có sự kết hợp các phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm hay chưa..

* Nhận xét về Tồn tại:

– Kỹ năng cảm thụ của học sinh như thế nào, hạn chế ra sao, việc đọc-hiểu và chuẩn bị bài ở nhà của các em như thế nào.

– Việc quan sát các đối tượng học sinh của giáo viên đã khái quát hay chưa.

3. Mẫu biên bản góp ý giờ dạy chuyên đề:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

GÓP Ý GIỜ DẠY CHUYÊN ĐỀ THÁNG ……

– Thời gian: ……

– Địa điểm: …..

– Chủ tọa: …..

– Thư kí: …..

– Thành phần: …….

– Người thực hiện chuyên đề: ……

Tên chuyên đề

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN SỨC NHANH

I/ Kế hoạch và tài liệu dạy học:

1. Ưu điểm:

– Bài giảng đảm bảo đủ về nội dung theo yêu cầu, chính xác về kiến thức.

– Phương pháp phù hợp với kiểu bài: Luyện tập, rèn kĩ năng động tác, phối hợp các đông tác bổ trợ

– Sử dụng hợp lí giáo án, thiết bị đồ dung. Phát huy được tác dụng của đồ dùng dạy học: Sân tập, tranh ảnh, đệm, bàn đạp…..

– Quá trình kiểm tra đánh giá phù hợp.

2. Hạn chế:

– GV cần thị phạm lại các động tác cho thuần thục, học sinh cần thực hiện lại các động tác nhiều hơn.

– Phân phối thời gian hợp lí hơn cho phần luyện tập.

– Hố nhảy cần được cải tạo cho thuận lợi với luyện tập.

– Bài tập vận dụng cần linh hoạt, phù hợp với các đối tượng học sinh.

II. Tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh.

1. Ưu điểm:

– Giáo viên sử dụng phù hợp phương pháp chuyển giao nhiệm vụ học tập tới học sinh.

– Giữa GV và học sinh đã có được sự tương tác trong quá trình dạy và học. Khuyến khích được học sinh luyện tập.

– GV đã có sự đánh giá, biểu dương thành tích luyện tập của học sinh

2. Hạn chế:

– Cần sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học

– Cần có sự so sánh thành tích của các học sinh nhằm khuyến khích các em nâng cao thành tích.

– Cần chú ý hơn nữa tới học sinh yếu, có biện pháp giúp các em nâng cao thể lực.

III. Hoạt động của học sinh:

1. Ưu điểm:

– Học sinh đã có chủ động trong luyện tập, có kĩ năng thực hiện các động tác.

– Tích cực phối hợp với GV trong luyện tập. Phối hợp nhịp nhàng các động tác

– HS mạnh dạn trao đổi, biết đánh giá và tự đánh giá.

– Nắm được các động tác một cách chính xác, thuần thục.

2. Hạn chế:

– Còn một số HS chưa hăng hái luyện tập, tập hình thức

KẾT LUẬN CHUNG.

1. Ưu điểm:

– Bài giảng thể nghiệm bài giảng đúng hướng với nội dung chuyên đề: Chọn chuyên đề, đặt tên chuyên đề, xây dựng đề cương, viết chuyên đề, soạn giảng thể nghiệm chuyên đề.

– Sử dụng nhiều phương pháp phù hợp, có sự kết hợp nhiều phương pháp

– GV có sự chuẩn bị chu đáo từ giáo án đến đồ dùng phương tiện. Phát huy được hiệu quả của thiết bị hỗ trợ.

2. Tồn tại:

– Còn một số học sinh chưa tích cực luyện tập

– Một số động tác chưa đều, chưa thuần thục

– Cần hướng dẫn học sinh thực hiện động tác ở mức vận động cao hơn

CHỦ TỌA

THƯ KÝ

Mẫu 2:

TRƯỜNG ……

TỔ KHỐI…..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

……ngày …tháng ….năm…….

BIÊN BẢN HỌP SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

(Lần 1)

Hôm nay vào lúc….giờ…..ngày ……tháng……năm 2020. Tại văn phòng trường ……….diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Thành phần tham dự: ……

Vắng: ……

Người chủ trì: …..Chức vụ: Tổ trưởng

NỘI DUNG

1- Đ/chí ….Tổ trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:

Căn cứ Kế hoạch đã đề ra về việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, do đó tổ khối yêu cầu giáo viên trong khối cùng chọn một bài dạy để tiến hành soạn thống nhất phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chât năng lực học sinh.

Các thành viên trong tổ lắng nghe nội dung và tiến hành thảo luận để lựa chọn bài dạy minh họa.

+ Đ/c….đề xuất chọn bài :……

+ Đ/c đã giải thích lý do chọn nội dung: Nội dung bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh, dễ triển khai hình thức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất lăng lực học sinh. Đồng thời có nhiều tư liệu hỗ trợ bài dạy hơn các bài khác trong tuần.

+ Các thành viên trong tổ đã nhất trí với đề xuất trên của đồng chí:……

Sau khi lắng nghe các thành viên trong tổ đề xuất chọn bài dạy minh họa, giải thích lí do chọn bài, tổ trưởng chuyên môn đồng ý và kết luận:

+ Giao cho đồng chí:… tiến hành soạn bài:……

+ Dự kiến thời gian dạy minh họa :……

+ Trước thời gian dạy, tổ sẽ tổ chức sinh hoạt chuyên đề và thảo luận nội dung, phương pháp dạy.

Buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học kết thức vào lúc………giờ cùng ngày có các thành viên trong tổ cùng tham gia và nhất trí.

THƯ KÝ

(Ký và ghi rõ họ tên)

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu 3:

TRƯỜNG ……

TỔ KHỐI…..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

…ngày …tháng ….năm…….

BIÊN BẢN HỌP SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

(Lần 2)

Hôm nay vào lúc….giờ…..ngày ……tháng……năm 2020. Tại văn phòng trường …diễn ra buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Thành phần tham dự: ……

Vắng: …

Người chủ trì: ….. Chức vụ: Tổ trưởng

NỘI DUNG

1. – Đ/chí …….Tổ trưởng chuyên môn triển khai nội dung buổi sinh hoạt:

Căn cứ kết luận tại cuộc họp lần thứ nhất về thống nhất chọn đồng chí:…. Soạn bài:……

Nay Tổ trưởng chuyên môn yêu cầu đồng chí nêu rõ nội dung, mục tiêu, phương pháp dạy để tổ thảo luận và góp ý.

2. – Đ/chí ……. (Người dạy) nêu rõ tên bài, mục tiêu bài dạy:

a-Tên bài: ……

Kiểu bài: …

b- Mục tiêu…..

1. Kiến thức – Kĩ năng:…

2. Phẩm chất: ……

3. Năng lực: ……

4- Thống nhất Nội dung, phương pháp dạy:

Những nội dung thống nhất giáo án:

– Chuẩn bị GV và HS:

GV: Soạn bài, SGK, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu.

HS: Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu.

– Phương pháp, kỹ thuật dạy học:

+ Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề, động não.

+ Kỹ thuật chia nhóm.

– Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, SGK

– Phân bổ thời gian:

Ổn định lớp: 1 phút

Hoạt động 1: Khởi động

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kỹ năng

Thảo luận nhóm:

….

Thảo luận nhóm:

……

Giáo viện dạy minh họa: ……Lớp dạy: ………

Dự kiến thời gian dạy minh họa: ………

Biên bản kết thúc vào lúc …..giờ …….cùng ngày.

THƯ KÝ

(Ký và ghi rõ họ tên)

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

(Ký và ghi rõ họ tên)

4 Hướng dẫn soạn thảo biên bản góp ý giờ dạy chuyên đề:

Người viết biên bản cần ghi rõ thời gian và địa điểm thực hiện biên bản.

Thành phần biên bản cần ghi rõ: Chủ tọa, Thư kí, Thành phần, Người thực hiện chuyên đề, cần ghi rõ họ tên, chức danh của người tham dự.

Nội dung biên bản bao gồm những ưu điểm và hạn chế trong việc giảng dạy chuyên đề, tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh, các hoạt động của học sinh trong giờ học mà tổ chuyên môn thực hiện đánh giá. Cuối cùng là kết luận chung từ tổ trưởng tổ chuyên môn. Phần chữ ký của thư ký và chủ tọa là bắt buộc, thể hiện sự xác thực đối với nội dung biên bản.