Cách hết nghén khi mang thai

Nghén là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể khi mang thai, thường tập trung vào 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nổi bật nhất là triệu chứng buồn nôn, đôi khi là nôn ói thật, chán ăn, mệt mỏi. Với mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm thì có thể phản ứng dữ dội với mùi đồ ăn.

Ốm nghén mặc dù không gây ra những thay đổi vật lý bên ngoài cơ thể của mẹ nhưng những tác động của nó ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt hàng ngày. 

Nghén là do sự thay đổi nội tiết tố sinh lý khi mang thai. Nồng độ progesterone và estrogen tăng cao đột ngột làm giãn các cơ của hệ tiêu hoá, đẩy thức ăn lên đến thực quản tạo cảm giác buồn nôn. Ngoài ra chất này còn gây khó tiêu do làm chậm quá trình tiêu hoá của thức ăn. 

Hiện tượng nghén khá phổ biến ở hầu hết các mẹ bầu mang thai trong 3 tháng đầu. Tất cả các triệu chứng khó chịu nhất khi mang thai đều tập trung tại giai đoạn này. Thống kê có tới 70% phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai và 1,5% trong số đó là nghén nặng. 

Nhiều mẹ bầu đã chia sẻ sau một đêm thức giấc nhiều lần, buổi sáng họ chẳng thể làm gì được ngoài việc buồn nôn. Không thể ăn một bữa hoàn chỉnh, mặt luôn nhăn nhó, loạng choạng mỗi khi thức dậy. Mỗi sáng chỉ có thể bất lực với chuyện nôn mửa, chờ đợi kỳ tam cá nguyệt trôi qua.

Bầu 3 tháng đầu nghén là hiên tượng bình thường

Bầu 3 tháng đầu nghén là hiên tượng bình thường

2. Hậu quả của ốm nghén

Ốm nghén là một dấu hiệu thông thường của quá trình mang thai nhưng không thể xem nhẹ. Mẹ bầu ốm nghén nặng không quan tâm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

  • Thai nhi kém phát triển: Mẹ bầu nôn ói liên tục gây ra cảm giác chán ăn, mất cảm giác ăn uống, dần dần ăn ít đi, thường xuyên bỏ bữa. Hậu quả để bản thân sụt cân, hay mệt mỏi, dễ ngất xỉu, huyết áp thấp, vàng da, tim đập nhanh... Thai nhi bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, thiếu cân... Nghiêm trọng hơn mẹ có thể phải đối mặt với việc sinh non.

  • Thiếu nước, mất cân bằng điện giải: 70% cơ thể người là nước. Khi mẹ bầu liên tục nôn ói, cơ thể thiếu nước sinh ra mệt mỏi, chán nản, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ thể. Làm mẹ gặp các vấn đề về tiêu hóa, tăng nhiệt độ cơ thể, làm chậm quá trình trao đổi chất, dễ cáu gắt, tính tình thay đổi thất thường.

  • Cơ thể mệt mỏi, suy cơ: Thiếu hụt dinh dưỡng, không đủ năng lượng để cơ thể hoạt động, thời gian nằm quá nhiều do nhu cầu nghỉ ngơi tăng cao sẽ khiến thai phụ bị suy yếu cơ bắp. Người luôn trong tình trạng rệu rã, không có sức lực. 

Trường hợp ốm nghén nặng làm cơ thể mẹ suy nhược nghiêm trọng có thể dọa đình chỉ thai. Vì vậy mẹ chớ coi thường ốm nghén trong giai đoạn này, tìm cách làm giảm hoặc điều trị ốm nghén khi mang thai nên được đặt lên hàng đầu.

Ốm nghén khiến mẹ bầu mệt mỏi
Ốm nghén khiến mẹ bầu mệt mỏi

3. Cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả

Là một hiện tượng tất yếu phải xuất hiện trong thai kỳ của mẹ, vì vậy hãy bình thản đối diện với giai đoạn thai nghén này.

  • Đối với các thai phụ có hiện tượng buồn nôn hay nôn nhẹ, không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt thì không nên áp dụng các biện pháp làm giảm nghén. Hãy để quá trình thai nghén diễn ra tự nhiên. 

  • Đối với các mẹ ốm nghén nặng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đến sức khoẻ và tinh thần của bản thân lẫn thai nhi thì nên lưu ý các điều sau: 

  • Hãy xúc miệng thường xuyên: Bà bầu được khuyên không nên nuốt nước bọt quá nhiều vì sự tác động lên cổ họng sẽ gây cảm giác trơn mớn ở cổ, tạo cảm giác buồn nôn. Thay vào đó hãy nhổ nước bọt hoặc xúc miệng thường xuyên để giảm cảm giác này khi mang thai nhé. 

  • Uống 2 lít nước mỗi ngày, để cung cấp đủ và bù lại lượng nước đã mất do nôn ói. Chia nhỏ số lượng và uống thường xuyên trong ngày.

  • Tránh các thực phẩm nặng mùi, gây mùi, làm bạn có phản ứng buồn nôn khi ngửi.

  • Xây dựng thực đơn với các nhóm chất quan trọng để tránh thiếu năng lượng gây suy dinh dưỡng bào thai hay thừa năng lượng làm mẹ béo phì quá mức. Chọn những thực phẩm giàu protein, các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó acid Folic, Canxi, vitamin B và D, Protein, Sắt được ưu tiên hàng đầu.

  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa. Điều này giúp dạ dày dễ dàng hấp thụ và tiêu hoá, không để dạ dày trống khi mang thai, giúp giảm hiệu quả cảm giác buồn nôn.

  • Sử dụng các sản phẩm từ gừng: một ‘’vị thuốc’’ giảm buồn nôn rất nhanh và mạnh. Một cái kẹo gừng hay cốc trà gừng sẽ làm ngừng cơn buồn nôn của bạn ngay lập tức.

  • Ngoài ra, giữ một tinh thần thoải mái và vui vẻ là cách để tránh những cơn buồn nôn. Hãy nghe nhạc thư giãn, tập các bài tập thai kỳ để cơ thể luôn khoẻ mạnh.

Đối với những trường hợp mẹ ốm nghén nặng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi thai qua đường ăn uống thì cần bổ sung vitamin tổng hợp ngay lập tức. Vitamin tổng hợp là một thực phẩm chức năng, không phải là thuốc, nó giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho bà bầu khi cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng do nôn ói nhiều. 

Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn khi bị ốm nghén
Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn khi bị ốm nghén

Vitamin B6 hay Pyridoxin là vitamin thuộc nhóm B có vai trò quan trọng trong chuyển hóa protein, carbohydrate và chất béo thành acid amin, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ tạo ra năng lượng từ đó duy trì các hoạt động của cơ thể cho bà bầu.

Tóm lại hiện tượng ốm nghén khá thường gặp ở phụ nữ mang thai. Dù nặng hay nhẹ bạn vẫn sẽ phải trải qua giai đoạn này, đừng cố chịu đựng nó vì sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến sức khoẻ của bạn mà cả sự phát triển của thai nhi. Hãy lưu các cách giảm nghén 3 tháng đầu này lại để dùng mẹ nhé.