Cách khắc phục cây bị úng nước

Trong khi cố gắng chăm sóc thật tốt cho cây trồng, chúng ta thường dễ mắc sai lầm là tưới nước quá nhiều. Tình trạng đất bị oi nước này thường xảy ra đối với cây trồng trong chậu, vì nước đọng lại quanh rễ cây không thoát ra ngoài được. Điều không may là cây có thể bị ngập úng và chết nếu bạn tưới nước quá nhiều, nhưng điều may mắn là bạn có thể cứu được cây bị úng trước khi quá muộn bằng cách làm khô rễ cây.

Cách khắc phục cây bị úng nước
tạo các rảnh thoát nước, chống oi nước cho cây trồng

Ngoài ra cây trồng bị ngập úng còn do các yếu tô thiên tai gây ra như: lụt lồi, triều cường,hoặc úng cục bộ do vỡ đê, đập

Mục lục :

  1. Nhận biết cây trồng bị oi nước
  2. Oi nước là nguyên nhân chính dẫn tới vàng lá thối rễ ở cây trồng
  3. Biện pháp khắc phục khi cây bị oi nước

Nhận biết cây trồng bì oi nước – cây trồng bị ngập úng

Đất bị ngập nước, lớp đất mặt bị oi nước nhiều ngày khiến hàm lượng oxy trong đất bị khuếch tán hầu hết vào nước, lượng oxy lúc này giảm hơn 10.000 lần so với bình thường nên gây ra hiện tượng yếm khí cục bộ.

Khi đất bị yếm khí cục bộ sẽ khiến các chất như amoniac, hydro sunfua, sắt, mangan, metan, acetylen, ethanol gia tăng đột biến. Các hợp chất này dễ hòa tan trong nước tạo nên một môi trường bất lợi, độc hại, gây tổn thương nghiêm trọng vùng rễ, làm nhiễm độc cả cây.

Ngoài ra, trong điều kiện đất bị oi nước, khí khổng trong lá cây đóng, sự bốc thoát hơi nước giảm, quang hợp thay đổi gây ra hiện tượng “đói carbohydrate” ở rễ.

Khi đói carbohydrate các chất dinh dưỡng và các chất điều hòa sinh trưởng bị giảm do khả năng vận chuyển từ rễ lên lá kém.

Đất bị oi nước lâu ngày, nếu cây trồng trên đó không có các mô dẫn khí ở hệ thống rễ để tăng lượng oxy trong đất, sẽ khiến “đất bị ngộp thở” gây tổn thương và thối rữa bộ rễ một cách nhanh chóng khiến cây vàng lá thối rễ.

Các biểu hiện tiêu biểu khi cây trồng bị oi nước :

Khi bị úng nước, màu sắc của lá bắt đầu thay đổi. Hãy quan sát xem lá cây có bị mất màu xanh, trở nên nhợt nhạt hoặc vàng không. Bạn cũng có thể để ý thấy các mảng màu vàng loang lổ trên lá. Đó là kết quả của việc quang hợp của cây trồng không xảy ra bình thường. Nghĩa là cây không lấy được chất dinh dưỡng.

Oi nước là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh vàng lá thối rễ :

Đất bị nước chiếm, đất bị ẩm lâu dài nên rơi vào tính trạng yếm khí do oi nước. Tình trạng này kéo dài làm cho rễ cây trồng cạn phải hô hấp yếm khí, các chất độc do các tiến trình sinh hóa trong tế bào rễ sinh ra không được oxi hóa để giải độc sẽ tích lũy trong tế bào và gây ngộ độc cho tế bào rễ.

Các tế bào rễ non sẽ bị chết dần sau đó tạo ra các mảnh thối ở rế non. Nấm #fusarium solani có sẵn ngoài đất có cơ hội xâm nhập vào rễ thông qua các vết thối này và bắt đầu tấn công dần dần phần rễ.

 Kể từ khi bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh vài tháng.

Do đó ở các vườn bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị ói nước mà bệnh thường xuất hiện đầu mùa nắng.

Biện pháp khắc phụ đất bị oi nước ở cây trồng

Để phòng oi nước , trước mùa mưa bão cần thiết kế lại mương máng, cống thoát nước để vườn cây nhanh thoát nước khi có mưa lớn. Cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, tránh lay động gốc ảnh hưởng đến rễ khi bị ngập. Bón phân cân đối đặc biệt là kali, không nên bón đạm làm cây ra nhiều chồi non. Hạn chế bón phân hữu cơ, đặc biệt phân hữu cơ chưa hoai vì sẽ làm vi sinh vật hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều oxy của cây trồng khi bị ngập úng. Hạn chế đi lại trong vườn làm cho đất bị dí chặt, ảnh hưởng đến bộ rễ cây và khả năng phục hồi của cây sau khi nước rút.

Sau khi nước rút, cần tiến hành xới nhẹ nhằm phá váng ở lớp đất mặt giúp đất thông thoáng. Đào mương để nước rút nhanh ra khỏi vườn cây. Để cỏ mọc tác dụng như những máy bơm sinh học trong vườn.

Quan sát cây trong thật kỹ để nhận biết những biểu hiện trong thời gian nước rút này.

Những nội dung bà con có thể quan tâm :


đặc trị bệnh vàng là thối rễ trên cây có múi hiệu quả nhất

Đặc trị vàng lá, thối rễ, tuyến trùng ở cây Cam, Quýt, Bưởi

Khi môi trường ngày càng ô nhiễm thì việc trồng cây xanh trong văn phòng, trong nhà ngày càng trở nên phổ biến. Nhu cầu nước và sự phát triển của mỗi cây khác nhau khi điều kiện thực tế như lượng ánh nắng hàng ngày cây được tiếp xúc, độ ẩm trong không khí, cây ở phòng máy lạnh hay ngoài trời. Nếu bạn là người trồng cây nghiệp dư thì bạn sẽ khó có thể biết được cây đã được cung cấp đủ nước chưa dẫn tới việc cung cấp nước cho cây đôi khi bị thừa so với nhu cầu thực tế của cây, khiến cho cây bị úng nước mà chết. Để khắc phục tình trạng đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin để có thế nhận biết khi nào cây bị thừa nước và cách xử lý.

1. Dấu hiệu nhận biết cây trồng bị úng nước

Khi bạn cung cấp nước cho cây bị dư thừa so với lượng nước cần thiết của cây thì cây sẽ bị úng nước, dù cây vẫn ở trong điều kiện đủ ánh sáng trực tiếp chiếu vào. 

Dấu hiệu để nhận biết điều đó là khi bạn thấy lá cây chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh nhạt, chồi của cây chậm phát triển, lá và chồi lẽ ra là màu xanh lá thì lại chuyển sang màu nâu. Trên cây có nhiều lá vàng úa , không tươi và hơi rũ, mép lá bị cháy hoặc có mảng màu vàng loang lổ. Khi cây bị úng nước thì rễ cây sẽ không còn sức để lấy nước cung cấp chất dinh dưỡng cho các bộ phận của cây, lâu dần cây sẽ héo úa và chết.

Khi thấy cây bị héo cần phải kiểm tra ngay xem tán lá, cành cây có đang chết dần hay cây không ra lá non không, rồi tìm trên mặt đất hoặc quanh gốc cây có bị nấm mốc hay mọc rêu không. Vì nếu chậu cây của bạn bị thừa nước nó sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc hoặc rêu phát triển ở xung quanh gốc.

Cách khác là hãy kiểm tra xem chậu cây có mùi gì khó chịu không vì khi cây bị đọng nước ở phần gốc quá lâu sẽ làm cho rễ cây bị thối rữa và bốc mùi. Trong trường hợp rễ cây ở thời điểm mới bắt đầu thối hoặc rễ cây quá sâu thì việc này sẽ khó phát hiện ra.

Biện pháp cuối cùng là kiểm tra xem đáy chậu có lỗ thoát nước hay không vì nếu chậu không có lỗ thoát nước thì cây bị úng là chuyện chắc chắn sẽ xảy ra. Lúc đó hãy lấy cây ra khỏi chậu và tiến hành đục lỗ chậu hoặc sang chậu mới cho cây.

Cách khắc phục cây bị úng nước

2. Nguyên nhân dẫn đến cây trồng bị úng nước

  • Quá trình trao đổi khí và hấp thụ các chất không thể thực hiện vì đất trồng cây bị thiếu oxy 
  • Các vi sinh vật yếm khí phát triển khi quanh gốc cây có quá nhiều nước. Khi sinh vật yếm khí phát triển sẽ tạo ra CO2, acid hữu cơ và một số chất độc hại khác làm hại cây trồng.
  • Các tuyến trùng phát triển sẽ dễ tạo thành bướu rễ và các vết thương để cho nấm hại cây dễ dàng xâm nhập.
  • Quanh gốc cây nhiều nước sẽ làm cho đất thành môi trường ưu nước, dẫn đến hiện tượng phá vỡ tế bào làm cây dễ bị úng nước rồi thối.

3. Các bước xử lý khi cây bị úng nước

Khi sớm phát hiện cây bị úng nước thì bạn có thể tiến hành làm một số bước sau để khắc phục:

Bước 1: Việc đầu tiên là dừng ngay việc tưới nước cho cây rồi mang cây vào nơi có bóng mát để bảo vệ thân cây và lá cây. Việc này sẽ giúp cây không bị mất nước cho thân lá vì lúc này khả năng hút nước của rễ cây là không còn, nên cây mà vẫn để dưới ánh nắng mặt trời sẽ bị khô kiệt ngọn cây.

Bước 2: Hãy gõ mạnh xung quanh thành chậu sao cho đất sẽ bong ra khỏi rễ rồi lấy cây ra khỏi chậu một cách nhẹ nhàng, tránh tối đa việc làm đứt rễ của cây. Lấy tay bóp nhẹ lớp đất cũ trên rễ để quan sát mức độ bị tổn thương.

Biện pháp này là không bắt buộc nhưng sẽ tốt nếu bạn muốn giúp cho phần gốc rễ của cây nhanh khô. Nếu phần đất cũ của cây có mùi thối rữa hoặc  xuất hiện rêu, nấm mốc thì bạn cần phải bỏ hết đất cũ và thay đất mới cho cây, tránh để cây bị nhiễm bệnh. Đây cũng là lúc bạn nên sang chậu mới cho cây để có độ thoát nước tốt hơn.

Bước 3: Để cây ra ngoài chậu, trên giá đỡ bằng dây lưới để hong khô các đầu rễ  khoảng vài tiếng đến nửa ngày rồi mới đem trồng lại vào chậu. 

Bước 4: Quan sát nếu thấy rễ cây xuất hiện những đoạn màu nâu, bốc mùi thối rữa thì phần rễ đó đã hỏng và cần được cắt bỏ. Bạn nên dùng kìm tỉa hoặc kéo cắt bớt phần rễ bị hỏng, chỉ giữ lại phần rễ khỏe mạnh có màu trắng. Nếu hộ rễ bị hư hỏng nặng thì bạn nên cắt sát tận gốc để trồng lại hoặc trường hợp xấu nhất là phải bỏ cây đó đi.

Cách khắc phục cây bị úng nước

Sau khi cắt bỏ phần rễ bị hỏng bạn hãy tiến hành cắt bỏ phần cành lá bị vàng, úa, héo, khô, thậm chí cắt bỏ một phần thân khỏe mạnh của cây để rễ còn lại của cây không bị làm việc quá tải để cung cấp dinh dưỡng cho cây. 

Bước 5: Đất mới để trồng cây cần chọn đất tơi xốp và có độ thoáng cao. Bạn nên lót thêm một lớp giá thể viên đất nung ở dưới đáy chậu để tăng độ thoát nước cho cây.

Chậu để trồng cây phải có lỗ thoát nước và dùng khay để hứng nước nhằm ngăn ngừa nước đọng lại xung quanh làm thối rễ cây. Khay nước có tác dụng hứng nước thừa chảy ra và không làm bề mặt đặt chậu cây bị bẩn.

Trong trường hợp bạn dùng lại chậu cũ thì cần cọ rửa sạch sẽ và phơi khô để loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc gây hại cho cây.

Bước 6: Bước cuối cùng là sang chậu mới cho cây, lấp đất vào các khoảng trống xung quanh gốc cây bằng đất mới. Nếu bạn đặt cây ở ngoài trời thì cần che bớt nắng cho lá cây, giúp cho lá cây giữ nước giúp bạn không cần tưới nhiều nước cho đất. Khi thấy đất trên bề mặt gốc cây bị khô thì chỉ nên tưới một chút cho ẩm mặt đất mà thôi. Sau lần tưới đầu tiên thì phải kiểm tra đất trước khi tưới lần tiếp theo và nên tưới trực tiếp vào đất để rễ cây nhận nước dễ dàng.

4. Cách phòng ngừa tình trạng úng nước của cây

Cách để kiểm tra độ ẩm của đất là bạn nên dùng tay lấy một chút đất lên rồi vo lại và kết hợp với việc kiểm tra màu của đất. Nếu đất khô bạn sẽ thấy đất màu trắng, tơi, không có độ kết dính. Nếu đất có độ ẩm vừa phải đất sẽ có độ kết dính, màu hơi vàng hoặc hơi nâu. Nếu đất thừa nước sẽ thấy đất dính nhớp khó tách rời, nắm đất trên tay sẽ rỉ nước, đất có màu nâu đậm thậm chí ngả sang màu đen.