Cách khử mùi nấm kim châm


1. Nấm rơm: loại nấm phổ thông nhất.


- Chọn nấm rơm thì không chọn loại đã nở, hãy chọn loại còn búp (tròn, chưa thành hình chiếc dù) bóp nhẹ thấy cứng tay. Loại màu đen (nấm rơm cát) ngon hơn loại màu
trắng (nấm rơm cấy).


- Mọi người làm sạch nấm rơm bằng cách gọt bỏ phần gốc, như vậy trông không đẹp mà lại hao. Bạn hãy dùng dao bén cạo gốc (tương tự như ta cạo vỏ gừng) nhưng nhẹ tay thôi, nấm rơm sẽ sạch và tròn trịa, trông bắt mắt hơn. Chỉ thực hiện với nấm rơm còn tươi, cứng vì nếu đã bị héo sẽ không cạo được.


- Nấm rơm thường hay có mùi hơi mốc, để loại bỏ mùi này, khi cạo sạch nấm xong bỏ ngay vào thau nước có pha muối (1 lít nước pha 1 muỗng café muối ăn), ngâm khoảng 15 phút rồi xả sạch thêm 2 lần nước máy, nấm sẽ thơm và hết nhớt.



2. Nấm bào ngư:



- Nấm bào ngư chọn loại dai cứng, thân mập, mẩy ăn sẽ giòn và ngon hơn loại thân nhỏ dù nở loe sẽ dai không ngọt bằng.


- Làm sạch nấm như nấm rơm.


- Nên chẻ thân nấm ra làm hai, ba tuỳ theo nấm lớn hay nhỏ.


- Trước khi nấu chính thức hãy xào nấm với 1 chút dầu và muối ăn (chút xíu muối ăn thôi), nấm sẽ thơm và giòn hơn khi ta nấu, xào chính thức.



3. Nấm mèo (mộc nhĩ)


- Chọn nấm có tai to, mặt trên màu hổ phách sậm, hơi bóng, mặt dưới màu café sữa, sạch, ít gốc ít các tai nấm con, chú ý xem có bị mốc hay không.


- Ngâm cho nấm nở bằng nước ấm (khoảng 50 độ C), quá lạnh thì nấm lâu nở và không nở hết, quá nóng thì nấm bị bong mặt nhìn không ngon.


- Cũng nên ngâm nước muối sau khi gọt sạch gốc để loại bỏ mùi mốc thường hay có của nấm.


- Bỏ nấm vào thức ăn khi thức ăn đã gần chín, như vậy nấm sẽ giữ được độ giòn và độ bóng.



4. Nấm đông cô (nấm hương)


- Đối với nấm khô thì cách chuẩn bị như nấm mèo đã nêu trên nhưng khi nấu ăn phải thả nấm vào ngay từ đầu để nấm tiết chất ngọt ra và thấm các vị khác vào thì mới ngon.


- Đối với nấm tươi thì cách làm sạch như nấm rơm nhưng thả nấm khi nấu món đã được ½ thời gian để còn giữ được độ giòn (khác nấm khô mềm hơi dai).


- Lưu ý là nấm đông cô hay có cát nên khi ngâm rửa phải cọ kỹ phía trong tai nấm.



5. Nấm kim châm:


- Gọt gốc, tách rời từng cây nấm ra, lưu ý nhẹ tay vì nấm rất dễ bị gãy giập, đảo nhẹ nhàng trong nước lạnh (không ngâm muối), để ráo.


- Nấm này cực kỳ mau chín, rất dễ nhũn nên khi ăn với lẫu thì nhúng như rau hoặc các món có nước khác thì bỏ nấm vào đảo đều rồi nhắc xuống bếp ngay.

Video liên quan

Chủ đề