Cách kiểm tra nợ xấu FE Credit

Câu hỏi: Trước đây tôi có vay tiêu dùng tại Đà Nẵng của một Công ty Tài chính, do trục trặc tài chính tôi có đóng trễ nhiều lần và bị đánh giá tín dụng xấu. Hiện nay tôi đang gặp khó khăn khi vay vốn. Xin cho hỏi tôi có thể xem điểm tín dụng của tôi bằng cách nào? Sau bao lâu tôi có thể vay lại được? (Anh Kim Long, Đà Nẵng).

Trả lời:

Thân gửi anh Long, hiện nay vay tiêu dùng đang dần nhận được sự hưởng ứng khá tốt từ phía khách hàng, nhưng để làm hồ sơ vay tiêu dùng đến lúc giải ngân cần qua thao tác thẩm định của ngân hàng hoặc các công ty tài chính (CTTC). Rất nhiều người vay tín chấp đã bị đánh cảnh báo nợ xấu vì nhiều lý do, chẳng hạn như trả nợ không đúng thời hạn quy định nên khi kiểm tra CIC (Credit Information Center Trung tâm Thông Tin Tín Dụng Việt Nam), khách hàng bị liệt vào nhóm nợ không đủ tiêu chuẩn và khoản vay đa phần sẽ không được duyệt. Về cách kiểm tra nợ xấu thì ngoài Trung tâm Thông Tin Tín Dụng Việt Nam, anh có thể tìm hiểu chi tiết lý do tại tổ chức anh đã từng vay.

Cách kiểm tra nợ xấu FE Credit

Theo thông tin anh Kim Long đưa ra thì có thể lịch sử tín dụng của anh đã bị đưa lên cảnh báo CIC của NHNN. Về cảnh báo nợ xấu thì có thể tính toán qua các cấp độ khác nhau và để vay tín chấp thì yêu cầu là không có nợ xấu. Về điều kiện vay thế chấp, nếu nợ dưới nhóm 2 thì điều kiện vay vốn cũng khá dễ dàng. Cách kiểm tra nợ xấu đơn giản thường căn cứ vào các mức sau và bạn có thể dự đoán ra được mình thuộc nợ nhóm nào:

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (Không quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày)
  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (Nợ từ 10 đến dưới 90 ngày)
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (Trên 91 đến 180 ngày)
  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (Từ 181 đến 360 ngày)
  • Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (Nợ quá hạn trên 360 ngày)

Đối với nợ nhóm 1 và nhóm 2 thì nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng vẫn xét duyệt cho vay. Tuy nhiên sẽ bao gồm điều kiện khắt khe hơn và đối với nợ từ nhóm 3 trở lên thì khó có thể được các tổ chức cho vay cấp vốn. Trong trường hợp anh thuộc nợ nhóm 1 nhưng không trả chậm thường xuyên và liên tục, FE Credit vẫn sẽ tạo điều kiện cấp vốn như khách hàng thuộc nhóm nợ tốt.

Để tránh rơi vào nhóm tín dụng xấu, khách hàng nên tìm hiểu số tiền cần trả mỗi tháng, đánh giá lại nhu cầu của mình cũng như mức thu nhập hiện tại, đảm bảo chi phí trả nợ không quá 50% thu nhập mỗi tháng để duy trì được việc trả nợ khi không may nguồn thu nhập chính bị gián đoạn hay cắt giảm. Đặc biệt, khách hàng cần theo dõi sát sao lịch trả nợ để có kế hoạch trả đúng ngày ấn định trong hợp đồng và không phải chịu nợ xấu hay bị phạt quá hạn.

Chuyên mục Tư vấn tài chính tiêu dùng Mỗi tuần 1 câu hỏi do FE Credit Công ty Tài chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPB FC) phối hợp thực hiện sẽ tiếp nhận tất cả câu hỏi của quý độc giả qua hộp thư: