Cách làm bánh bầu sóc trăng

Ẩm thực Trong vô vàn cái tên bánh ở Việt Nam, bánh bầu dường như rất ít khi được nhắc đến.

  • Bánh khọt: món ăn dân gian Nam bộ
  • Những đặc sản Sóc Trăng dân dã mà đượm tình
  • Đậm đà đặc sản bánh pía ở Sóc Trăng

Nghe cái tên "bánh bầu" quả thật là gợi liên tưởng đến nhiều chuyện... xa xôi ghê. Nhưng mà thôi, nghĩ xa làm gì, cứ nghĩ ngay đến món bánh có cái tên độc đáo này này, bởi nó là một đặc sản vô cùng đặc biệt của Sóc Trăng đó.

Ảnh: Hela_ng

Quả bầu vốn là một nguyên liệu rất quen thuộc để làm nên các món nấu, xào... trong bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng, để nghĩ ra việc dùng quả bầu để làm bánh thì có lẽ chỉ mới có người dân Sóc Trăng từng nghĩ đến và làm được. Ở một số vùng thuộc tỉnh Sóc Trăng như Vĩnh Châu, Châu Thành, người ta bắt đầu nghĩ đến việc dùng quả bầu làm bánh để thay đổi hương vị. Và cũng nhờ đó mà có sự ra đời của món bánh bầu.


Bánh bầu gồm có 2 loại là ngọt và mặn. Nguyên liệu chủ yếu để làm nên món bánh này là bầu non, bột gạo, tôm (tép), nước cốt dừa, hành lá, bột cà-ri... Quả bầu non được gọt sạch vỏ, bỏ ruột, bào lấy sợi. Sau đó, người ta pha bột với nước cốt dừa, nêm muối, đường, bột nêm rồi trộn vào phần bầu bào sợi. Tất cả hỗn hợp sẽ cho vào xửng hấp cách thuỷ. Phần trên của bánh sẽ được thoa một lớp dầu mỏng. Thế là hoàn thành một mẻ bánh bầu ngọt, ăn kèm với nước cốt dừa là ngon bá cháy.

Với bánh bầu mặn thì sẽ không cho đường trong lúc trộn. Ở công đoạn hấp bánh, lúc gần chín sẽ cho nhân và hành lá lên trên. Nhân của bánh bầu mặn gồm có tôm băm nhỏ xào sơ với mắm, đường, hạt nêm và bột cà ri. Bánh bầu mặn sẽ ăn kèm với nước chấm chua ngọt để tăng độ ngon, giảm độ ngấy của bánh.

Bánh bầu không phổ biến, hơn nữa ngày nay cũng không được làm nhiều, chủ yếu chỉ có tại một số nơi ở Sóc Trăng. Bên cạnh đó, nhiều gia đình thường tự làm món bánh này tại nhà vì cũng không có nhiều nơi bán bánh bầu. 

Nếu có cơ hội, bạn nhất định hãy thử ăn món bánh bầu này ít nhất một lần nhé! 

Theo toquoc.vn

Tỉnh thành Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, nơi cửa sông Hậu đổ ra Biển Đông.

Điểm đến Sóc Trăng Xem thêm

Chùa Dơi là một trong những ngôi chùa cổ nhất và đẹp nhất ở Sóc Trăng.

Bên cạnh Chùa Dơi, Chùa Đất Sét cũng được coi là một biểu tượng của thành phố Sóc Trăng.

Chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng là một trong 6 chợ nổi độc đáo của Việt Nam.

Chùa Kh’Leang là ngôi chùa uy nghiêm, lộng lẫy ở Sóc Trăng, mang đậm phong cách kiến trúc Khmer.

Gọi là chùa Chén Kiểu vì chùa được trang trí bằng những chiếc bát, đĩa bằng sành sứ cùng phong cách kiến trúc lạ.

Nằm trong hệ thống những ngôi chùa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng, chùa Bốn Mặt có lối kiến trúc độc đáo, được công nhận là di sản văn...

Không chỉ là nơi thờ phượng, sinh hoạt tôn giáo, chùa La Hán còn thu hút nhiều du khách thập phương bởi vẻ đẹp thanh tịnh, tao...

Mảnh đất Sóc Trăng, nơi miền Tây thương nhớ với những ngôi chùa độc đáo, người dân chất phác, hiền hòa, là điểm đến lý tưởng cho...

Cù Lao Dung mang vẻ đẹp bình dị của miền Tây sông nước, là hòn đảo xanh nằm ở cuối nguồn sông Hậu, đang dần trở thành điểm du...

Chủ đề