Cách làm chất tạo bọt từ dừa

Khi các mẹ hiểu rõ hơn về các thành phần trong sản phẩm chăm sóc của bé và cho cả nhà nói chung, chất hoạt động bề mặt/ chất tạo bọt được biết đến như một thành phần xấu. Tuy nhiên, không phải vì thế mà sự lựa chọn sản phẩm chăm sóc cá nhân, nhất là sản phẩm làm sạch cho da và cơ thể bị giới hạn đi. Chất tạo bọt thiên nhiên hay chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc từ nhiên sẽ là giải pháp thay thế. Các mẹ không phải lo lắng với thành phần có nguồn gốc tổng hợp/ hoá học nữa.

1. Chất tạo bọt thiên nhiên là gì?

Chất tạo bọt hay chất hoạt động bề mặt là thành phần có khả năng làm sạch bụi bẩn, dầu nhờn trên da bằng cách phá vỡ và tách chúng ra. Thông thường, nhắc đến chất hoạt động bề mặt người ta nghĩ ngay đến SLS hay SLES. Đây là 2 thành phần phổ biến và được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, SLS, SLES mang lại những mặt tiêu cực cho người dùng. Vì vậy, ngoài SLS, SLES, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn khác cho những sản phẩm làm sạch có chất tạo bọt thiên nhiên, an toàn hơn.

2. Phân loại chất hoạt động bề mặt

2.1. Chất hoạt động bề mặt anion

Các chất hoạt động bề mặt anion được sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm tạo bọt bao gồm dầu gội và sữa tắm. Chức năng chính của chúng là mang lại khả năng tạo bọt cao, làm sạch tốt. Các chất hoạt động bề mặt anion có một đầu ưa nước tích điện âm. Chúng hoạt động rất tốt trong các công thức có phản ứng giữa hóa chất (như dung dịch kiềm) và axit béo hoặc rượu (như mỡ động vật hoặc dầu thực vật). Xà phòng chế biến bằng tay là một ví dụ về chất hoạt động bề mặt anion.

Các chất hoạt động bề mặt anion được sử dụng phổ biến trong dầu gội và sữa tắm

Các ví dụ khác về chất hoạt động bề mặt anion là sodium sulfate, ammonium sulfates, sulfosuccinates, sarcosines, sarcosinates, isethionates, và taurates. Các đặc tính tạo bọt, làm sạch và khả năng tẩy rửa cao có thể dẫn đến kích ứng da. Do đó, người dùng có thể lựa chọn chất bề mặt dạng khác.

2.2. Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính

Các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính là loại nhẹ nhất và linh hoạt nhất trong các loại chất hoạt động bề mặt. Và có thể có điện tích dương hoặc âm, tùy thuộc vào độ pH hoặc độ kiềm của thành phẩm. Nếu muốn tạo ra một sản phẩm trong đó các đặc tính nuôi dưỡng và làm dịu là quan trọng nhất thì có thể chọn một chất hoạt động bề mặt lưỡng tính và cho thành phẩm có độ pH thấp hơn.

Nếu muốn nhiều bọt thì sử dụng chất hoạt động bề mặt lưỡng tính trong công thức có độ pH cao hơn. Với độ pH cao, chất hoạt động bề mặt lưỡng tính sẽ hoạt động giống như chất hoạt động bề mặt anion. Khi sử dụng một mình, chất hoạt động bề mặt lưỡng tính sẽ cho một sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng.

Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính

Trong thực tế, chất hoạt động bề mặt lưỡng tính có thể được sử dụng một mình và kết hợp với bất kỳ nhóm chất hoạt động bề mặt nào khác. Khả năng thích ứng của chúng là một trong những lý do tại sao chúng được sử dụng rộng rãi. Một số ví dụ về các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính là coco betaine, lauryl betaine, and hydroxysultaine.

2.3. Chất hoạt động bề mặt Cationic

Trái ngược với chất hoạt động bề mặt anion là chất hoạt động bề mặt cationic. Chúng có một đầu ưa nước tích điện dương. Điện tích dương này cho phép các chất hoạt động bề mặt cationic mang lại khả năng nuôi dưỡng cho da, tóc và cơ thể. Nếu sử dụng một mình, chúng không có khả năng tạo bọt cao. Các chất hoạt động bề mặt này thường được sử dụng khi không cần tạo bọt, chẳng hạn như trong các chất dưỡng tóc.

Các chất hoạt động bề mặt cationic hoạt động tốt với cả chất hoạt động bề mặt lưỡng tính và không ion. Tuy nhiên, do các chất hoạt động bề mặt cationic (dương) và anion (âm) đối nghịch sẽ không thể kết hợp với nhau. Các chất hoạt động bề mặt cation phổ biến cho sữa tắm và sản phẩm chăm sóc cơ thể là chlorides; benzalkonium, stearalkonium, cetrimonium, trimethyl ammonium, và methyl sulfates.

2.4. Chất hoạt động bề mặt không ion

Chất tạo bọt thiên nhiên có nguồn gốc từ dừa

  • Natri Lauryl Sulfate/ Sodium Lauryl Sulfate (có thể được lấy từ dừa). Đây là một chất hoạt động bề mặt anion mạnh được sử dụng cho hoạt động tạo bọt cao. Nó rất dễ tạo bọt và có thể gây kích ứng nếu sử dụng ở liều lượng cao.
  • Ammonium Laureth Sulfate có nguồn gốc từ dừa. Đây cũng là một chất hoạt động bề mặt anion mạnh được sử dụng cho hoạt động tạo bọt cao. Nó rất dễ tạo bọt và có thể gây kích ứng nếu sử dụng ở liều lượng cao.
  • Disodium Lauryl Sulfosuccinate (có nguồn gốc từ dừa). Đây là chât hoạt động bề mặt anion nhẹ. Nó dịu nhẹ với da và tạo bọt nhe.
  • Cocoamphocarboxyglycinate (có nguồn gốc từ dừa) – Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính, nhẹ
  • Decyl Polyglucoside (có nguồn gốc thực vật). Được sử dụng trong dầu gội trẻ em vì tính chất dịu nhẹ
  • Cetearyl Alcohol
  • Stearyl Alcohol
  • Cocamidopropyl Betaine (có nguồn gốc từ dầu dừa) hoạt động bề mặt lưỡng tính
  • Decyl Glucoside (có nguồn gốc từ đường)
  • Glyceryl Cocoate (có nguồn gốc từ thực vật)
  • Sodium cocoyl isethionat (có nguồn gốc từ dừa)
  • Almond glycerides (có nguồn gốc từ thực vật)
  • Sodium Lauryl Sulfoacetate hoạt động bề mặt nhẹ hơn nhiều so với SLS
  • Sodium Lauroyl Sarcosinate (có nguồn gốc từ thực vật) là một chất thay thế tự nhiên cho SLS
  • Sodium methyl cocoyl taurate (có nguồn gốc từ dừa)
  • Sucrose Cocoate (có nguồn gốc từ đường)
  • Polysorbate 20 (có nguồn từ thực vật) là chất hoạt động bề mặt không ion
  • Polysorbate 80 (có nguồn gốc từ thực vật) là chất hoạt động bề mặt không chứa ion

Video liên quan

Chủ đề