Cách làm hàm vlookup trong excel 2007

Hàm VLOOKUP là hàm dò tìm theo cột, sẽ trả về giá trị của một ô nằm trên một cột nào đó nếu thỏa mãn điều kiện dò tìm.
Hàm Vlookup khá quan trọng trong ứng dụng thực tế, nó được áp dụng nhiều trong công việc thực tế như: Tra cứu thông tin của danh sách sản phẩm mà chỉ cần dựa vào Mã hiệu Sản phẩm (Item Code, Product Code, ID…), tra cứu thông tin Nhân viên trong các phòng ban, Công ty dựa vào mã Nhân viên,…chỉ cần dựa vào một yếu tố Duy nhất đó là Mã Nhân viên…
Việc sử dụng hàm Vlookup thành thạo sẽ giúp các bạn giảm thiếu các thao tác trong việc tìm kiếm cũng như ghi chép. Sau đây là cú pháp cũng như cách sử dụng hàm Vlookup:

Cú pháp: VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])


Trong đó:
+ Giá trị để tìm kiếm (lookup_value): Giá trị để tìm kiếm là một Ô và phải có Tên trong vùng dữ liệu tìm kiếm (là Ô mã hàng hoá, Mã tài khoản, Mã tài sản, Mã Công cụ dụng cụ….)
+ Vùng dữ liệu tìm kiếm (table_array): “Vùng dữ liệu tìm kiếm” phải chứa tên của “Giá trị để tìm kiếm” và phải chứa “Giá trị cần tìm”. Điểm bắt đầu của vùng được tính từ dãy ô có chứa “giá trị để tìm kiếm”. (Cụ thể: là bảng dữ liệu của tháng trước hoặc dữ liệu của Sheet khác)
+ Cột trả về giá trị tìm kiếm (col_index_num): Là số thứ tự cột, tính từ bên trái sang của vùng dữ liệu tìm kiếm. (Bạn đếm từ bên trái của vùng sang đến cột cần lấy dữ liệu xem là cột thứ mấy).
+ Tham số ([range_lookup])các bạn điền tham số “0”là dò tìm giá trị chính xác. Nếu các bạn muốn dò tìm giá trị tương đối thì tham số lúc này là "1".

Cần phải chú ý khi chúng ta sử dụng phím F4 có ý nghĩa như sau:
+ F4 (1 lần): để có giá trị tuyệt đối (tuyệt đối được hiểu là cố định cột và cố định dòng - ($cột$dòng);  Ví dụ: $E$12 - tức cố định Cột E và cố định dòng 12
+ F4 (2 lần): để có giá trị tương đối cột và tuyệt đối dòng - được hiểu là cố định dòng thay đổi cột - (cột$dòng); Ví dụ: E$12 – tức cố định dòng 12, không cố định Cột E.
+ F4 (3 lần): để có giá trị tương đối dòng và tuyệt đối cột - được hiểu là cố định cột thay đổi dòng - ($cộtdòng); Ví dụ: $E12 – tức cố định Cột E, không cố định dòng 12.

Hàm vlookup được ứng dụng trong công việc kế toán cụ thể như sau:
+ Tìm đơn giá Xuất kho từ bên Bảng Nhập Xuất Tồn về BNL, về Phiếu xuất kho…
+ Tìm Mã hàng hóa, tên hàng hóa từ DMHH về Bảng Nhập Xuất Tồn
+ Tìm Số dư của đầu tháng N căn cứ vào cột Số dư cuối của tháng N – 1.
+ Tìm số “Khấu hao (Phân bổ) lũy kế từ kỳ trước” của bảng khấu hao (bảng phân bổ chi phí) tháng N, căn cứ vào “Giá trị khấu hao (phân bổ) lũy kế" của tháng N – 1.
+ Và các bảng tính khác liên quan…

Hàm VLOOKUP trong Excel 2007 cho phép tìm kiếm một giá trị nào đó trong một cột nào đó tính từ một vùng dữ liệu nào đó. Đây là một trong số các hàm trong Excel được sử dụng nhiều nhất.

1. Hàm VLOOKUP trong Excel 2007 dùng để làm gì?

Hàm VLOOKUP trong Excel 2007 dùng để tìm kiếm theo cột.

2. Cú pháp hàm VLOOKUP trong Excel 2007 như sau:

=VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_num, [Range_lookup])

Trong đó:

·         Lookup_value: là giá trị dùng để tìm kiếm

·         Table_array: là vùng điều kiện để dò tìm lookup_value, cột đầu tiên trong table_array được sử dụng để dò tìm giá trị Lookup_value. Lưu ý là Table_array có thể cùng sheet hoặc khác sheet với Lookup_value và cũng có thể cùng tệp tin hoặc khác tệp tin với Lookup_value.

·         Col_index_num: Là cột chỉ định hay còn gọi là số thứ tự cột chứa giá trị được tìm kiếm. Cột đầu tiên của vùng dữ liệu được tính là 1.

·         Range_lookup: Là kiểu tìm kiếm, gồm 2 kiểu TRUE và FALSE.

TRUE:     Những giá trị trong cột đầu tiên của Table_array được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

FALSE:    Hàm VLOOKUP sẽ tìm kiếm những giá trị trùng khớp nhau hoàn toàn

Lưu ý: Bạn có thể không sử dụng giá trị này cũng được.

Ví dụ về cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel 2007:

Ví dụ, bạn có 2 sheet với tên gọi là Sheet1 và Sheet2 như sau:

Sheet1:

Cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel 2007

Sheet2:

Cách dùng hàm VLOOKUP trong Excel 2007

Chúng ta cần lấy giá trị của cột Năm sinh từ Sheet1 sang Sheet2. Khi đó, cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel 2007 để tìm kiếm giá trị Năm sinh và cột tìm kiếm là cột ID (mã nhân viên) của Sheet1

Khi đó, chúng ta đặt hàm VLOOKUP ở cột Năm sinh của Sheet2 như sau:

·         Dòng 2 =        VLOOKUP(A2,Sheet1!A2:C6,3)

Tìm giá trị A2 (1) của Sheet2 với vùng chọn là A2:C6 của Sheet1, khi tìm thấy giá trị thì trả về giá trị cột thứ 3 (tức Năm sinh).

·         Dòng 3 =     VLOOKUP(A3,Sheet1!A2:C6,3)

·         Dòng 4 =     VLOOKUP(A4,Sheet1!A2:C6,3)

·         Dòng 5 =     VLOOKUP(A5,Sheet1!A2:C6,3)

Kết quả trả về Sheet2 như sau:

Kết quả sau khi áp dụng hàm VLOOKUP trong Excel 2007

Chú ý khi sử dụng hàm Vlookup trong Excel 2007:

  1. Cột bên trái phải có các giá trị được tham chiếu. Trong ví dụ trên thì ở Sheet2, cột đầu tiên không thể là cột Năm sinh.
  2. Bạn không thể có giá trị trùng ở cột ngoài cùng bên trái của vùng tìm kiếm (trong ví dụ trên là Sheet1). Bạn sẽ không thể có hai ID với giá trị 1 cho quê Bắc Ninh và 1 cho quê Thái Nguyên.
  3. Khi đề cập đến bảng tham chiếu, nếu bạn không muốn thay đổi vùng tham chiếu thì có thể sử dụng tham chiếu tuyệt đối và tham chiếu tương đối. Xem thêm cách sử dụng tại đây.

Hy vọng rằng, với ví dụ đơn giản và dễ hiểu trên đây, bạn đã biết cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel 2007 và thậm chí là trên cả Excel 2010, 2013.

Chúc bạn thành công!

(Nguồn: Internet)

XEM THÊM

Chủ đề