Cách làm mù mắt

Hiện tượng mất thị lực đột ngột trong thời gian ngắn, hay còn gọi là mù tạm thời khiến không ít bệnh nhân lo lắng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là tổn thương não, tổn thương mạch máu hoặc tổn thương tại mắt, cần tìm ra chính xác nguyên nhân để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực vĩnh viễn.

1. Mù tạm thời có nguy hiểm không?

Trước hết cần nhận biết đúng tình trạng mù tạm thời, đây là hiện tượng mất hoàn toàn hoặc một phần thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt trong thời gian ngắn. Thời gian mù tạm thời còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể chỉ trong vài giây hoặc vài phút và đi kèm với triệu chứng khác. Tình trạng mù tạm thời có thể chỉ xảy ra một lần hoặc xảy ra liên tục, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và sinh hoạt của người bệnh.

Hơn nữa, mù tạm thời là dấu hiệu cho thấy có tổn thương tại mắt hoặc tổn thương não bộ, tổn thương mạch máu liên quan,… nên không nên chủ quan. Qua thông tin về triệu chứng bệnh, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây mù tạm thời cũng như tiên lượng, điều trị bệnh.

Đa phần trường hợp mù tạm thời được chẩn đoán sớm tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị theo nguyên nhân sẽ không nguy hiểm đến thị lực cũng như sức khỏe của người bệnh. Song không ít bệnh nhân còn chủ quan do mù tạm thời chỉ xuất hiện thoáng qua, khi tiến triển thành biến chứng nặng hơn thì khả năng phục hồi sẽ thấp hơn.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến mù tạm thời?

Bằng những chẩn đoán sau, bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân bệnh lý hoặc tổn thương chính xác dẫn đến mù tạm thời như:

Các biện pháp kiểm tra mắt có thể xác định được nguyên nhân gây mù tạm thời

  • Soi đáy mắt.

  • Siêu âm tim phát hiện huyết khối.

  • Chụp X-quang mạch máu tìm bất thường mạch máu.

  • Chụp cộng hưởng từ mạch máu MRA.

  • Chụp CT Scan sọ và cộng hưởng từ MRI để phát hiện các tổn thương não hoặc u nội sọ.

  • Chọc dịch não tủy.

Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến chứng mù tạm thời:

2.1. Hiện tượng tắc mạch tạm thời

Khi một mạch máu nuôi dưỡng mắt nào đó bị tổn thương do va đập dẫn đến tắc mạch hoặc cục máu đông nhỏ gây tắc nghẽn tạm thời, tế bào võng mạc bị cắt nguồn năng lượng đột ngột nên chức năng thị giác cũng bị ảnh hưởng. Khi mạch máu tắc nghẽn này trở lại bình thường sau khoảng thời gian ngắn, người bệnh cũng nhanh chóng khôi phục thị lực.

Nếu tắc nghẽn mạch máu kéo dài, tế bào mắt có thể bị tổn thương do thiếu oxy và năng lượng kéo dài, thị lực có thể không phục hồi hoàn toàn hoặc chức năng nhìn bị ảnh hưởng khác.

Những nguyên nhân sâu xa gây tắc mạch não tạm thời có thể là:

  • Dòng máu lẫn hạt bất thường do hoạt động tiêm chích ma túy, tai biến tiêm truyền, chụp mạch hoặc biện pháp điều trị bằng can thiệp mạch.

  • Nguyên nhân bệnh lý tim mạch như: bệnh van tim, xơ vữa động mạch, u nhầy tâm nhĩ, viêm nội tâm mạc,…

  • Tăng huyết áp, tăng độ nhớt của máu.

Chứng mù tạm thời thường do tắc nghẽn mạch máu

2.2. Tăng áp lực nội sọ

Tình trạng tăng áp lực nội sọ do u não hoặc tăng áp lực máu có thể ảnh hưởng đến thị lực tạm thời, gây ra tình trạng mù tạm thời. Nếu do nguyên nhân này, nếu không khắc phục được, triệu chứng mù tạm thời sẽ thường xuyên tái phát.

Cần điều trị bệnh triệt để bằng phẫu thuật loại bỏ u não hoặc khắc phục áp lực nội sọ mới có thể khắc phục được tình trạng mù tạm thời cũng như những tổn thương nặng ở não bộ.

2.3. Hội chứng Migraine

Migraine là hội chứng rất phổ biến ở phụ nữ trẻ, có liên quan đến yếu tố gia đình song nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được xác định. Các chuyên gia cho rằng, Migraine có liên quan đến tình trạng viêm hoặc co thắt mạch não dị ứng.

Triệu chứng mà hội chứng Migraine gây ra bao gồm:

  • Chứng mù tạm thời kéo dài từ 15 - 20 phút.

  • Đau nửa đầu.

  • Buồn nôn.

  • Bệnh nhân nhìn thấy vòng hào quang, đốm sáng hoặc hình ziczac bất thường trong khi hình ảnh thực tế không hề tồn tại.

2.4. Chứng mù tạm thời do thiếu máu

Thiếu máu, thiếu sắt thường gặp hơn ở phụ nữ, đặc biệt là bé gái tuổi dậy thì hoặc phụ nữ tuổi trung niên. Chứng mù tạm thời cũng là một trong những triệu chứng ảnh hưởng bởi thiếu máu. Ngoài ra, mù tạm thời có thể liên quan đến những bệnh lý về máu thường gặp ở phụ nữ trung - cao tuổi như: thiểu năng tuần hoàn máu, thiếu máu não, bệnh lý huyết học,…

Mù tạm thời thường xảy ra hơn ở phụ nữ

2.5. Bệnh lý nhãn khoa

Mặc dù cơ chế của bệnh lý nhãn khoa gây mù tạm thời chưa được tìm ra chính xác song các chuyên gia cho rằng, hai tình trạng này đều liên quan đến ảnh hưởng lưu dẫn mạch máu não và mắt. Tình trạng mù tạm thời có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Những người mắc bệnh nhãn khoa sau có nguy cơ bị chứng mù tạm thời cao hơn: Drusen gai thị, U hốc mắt, phù gai thị, viêm dây thần kinh thị giác, bong và co kéo dịch kính, viêm động mạch thái dương, hẹp động mạch cảnh,…

3. Làm gì để khắc phục mù tạm thời?

Chứng mù tạm thời thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ khôi phục khả năng nhìn sau đó. Tuy nhiên để ngăn ngừa tái phát cũng như những biến chứng bệnh khác, bệnh nhân cần đi khám, chẩn đoán tìm chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh.

Khi đó, điều trị theo nguyên nhân mới có thể khắc phục mù tạm thời triệt để. Cụ thể:

  • Nếu mù tạm thời do tắc nghẽn động mạch, phương pháp tạm thời có thể là đặt stent giải phóng động mạch bị tắc nghẽn, phẫu thuật loại bỏ,…

  • Nếu mù tạm thời do cục máu đông, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống đông hoặc aspirin,…

  • Nếu mù tạm thời do tổn thương thần kinh, u não, cần phẫu thuật khắc phục bệnh.

Điều trị nguyên nhân mới có thể khắc phục triệt để chứng mù tạm thời

Tình trạng mù tạm thời có thể xảy ra ở cả người trẻ tuổi, nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng và mức độ bệnh cũng khác nhau. Vì thế, không nên chủ quan khi mù tạm thời xảy ra thoáng qua, cần điều trị từ nguyên nhân mới có thể khắc phục bệnh triệt để.

Chất chống ẩm thường dùng là silica gel (ảnh trái). Gói bên phải có thề là vôi bột.

Các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, chất bột trong các gói hút ẩm có trọng lượng nhỏ nhưng rất đậm đặc với độ PH từ 12 đến 14 và có tính kiềm nên có thể xuyên sâu vào trong giác mạc gây bỏng. Bỏng do kiềm nguy hiểm hơn nhiều so với bỏng do axít vì dễ bỏng sâu, lan rộng và nguy cơ hoại tử nhanh, dẫn đến mù mắt. Khi hít phải loại bột này, cũng có thể gây bỏng hô hấp. Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh không cho trẻ tiếp xúc với những gói hút ẩm có trong các sản phẩm hàng hóa. Nếu phát hiện trẻ bị tai nạn này cần cần rửa mắt cho trẻ dưới vòi nước sạch, sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế.

Bình thường, gói chống ẩm là những hạt tròn nhỏ. Chất chống ẩm dùng trong bánh kẹo thường là silica gel. Tính chất của silica gel là hút ẩm, hút nước. Nếu không may bị dính vào mắt, những hạt silica gel này lập tức làm "nhiệm vụ" và nhanh chóng hút hết nước ở trong mắt. Lúc này, cần bình tĩnh chớp mắt, nhỏ nước muối, thậm chí chỉ là nước lã từ từ để hạt chống ẩm no nước và bong ra, tuyệt đối không nên dụi, lôi vội ra sẽ dễ lôi theo cả giác mạc mắt.

Hiện nay rất khó để đánh giá chất lượng của gói chống ẩm. Bình thường, nếu được làm từ silica gel thì nó sẽ là dạng hạt. Còn với những hàng không rõ nguồn gốc thì không ai có thể khẳng định được liệu nó có là silica gel hay không, thậm chí nó có thể là vôi bột. Chỉ có thế thử bằng cách dùng giấy quỳ thử, nếu giấy quỳ chuyển sang kiềm thì không phải silica gel mà là vôi bột. Vôi bột cũng có tác dụng hút nước nhưng nguy hiểm hơn, khi bắn vào mắt gây bỏng kiềm, ăn mòn, làm hỏng giác mạc. Còn silica gel là dạng trung tính nên hầu như không gây hại, có thể chỉ làm khô nhất thời chỗ giác mạc đó nhưng không ăn sâu.

Chất hút ẩm không độc hại, không dễ cháy hay phản ứng với những chất thông thường khi ta sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, nó cũng có thể kích thích đường hô hấp, có thể gây kích thích đường tiêu hóa, bụi từ các hạt này có thể gây kích ứng cho da và mắt.

Bỏng mắt là một cấp cứu đặc biệt trong nhãn khoa, tổn thương chủ yếu là kết giác mạc, điều trị gặp nhiều khó khăn. Khả năng phục hồi thị lực phụ thuộc nhiều vào việc cấp cứu ở những phút ban đầu ngay sau bị bỏng, do đó việc xử trí cấp cứu ở nơi xảy ra tai nạn là điều rất quan trọng. Vì thế, trong trường hợp trẻ bị chất lạ bắn vào mắt, cha mẹ cần nhanh chóng rửa mắt sớm, xối rửa dưới vòi nước sạch trong tư thế bệnh nhân nằm ngửa, mắt mở chủ động hoặc người khác phải vành mi giúp, sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất...

Ngay với gói chống ẩm silica gel, nếu để chất chống ẩm hút hết nước tự nhiên trong mắt cũng gây ảnh hưởng thị lực, nên cần sơ cứu bằng cách nhỏ nước liên tục, nằm nghiêng một bên để dị vật từ mắt trôi ra ngoài. Quan trọng hơn, phụ huynh cần chú ý khi bóc bánh kẹo, sản phẩm tiêu dùng nếu phát hiện thấy gói chống ẩm cần vứt bỏ, không cho trẻ nhỏ tiếp xúc với gói chống ẩm, cần giáo dục các em tác hại của gói chống ẩm để tránh những nguy cơ trên.

Nguồn: Bệnh viện Mắt Trung ương (Bộ Y tế)

Bà mẹ của cậu bé ở Hạ Môn, Trung Quốc sau sự việc đáng tiếc đã quyết định đăng tải câu chuyện để cảnh báo các bậc phụ huynh nên chú ý tới những thứ tưởng chừng như vô hại.

"Con trai tôi, Khả Khả năm nay 8 tuổi vừa mới học lớp 2. Vào ngày xảy ra sự việc, thằng bé vừa hoàn thành kì thi giữa kỳ với kết quả khá tốt nên tôi đã đi siêu thị mua một ít đồ ăn vặt mà con thích coi như là phần thưởng cho sự cố gắng của con.

Khi về nhà, Khả Khả ngồi trên ghế sofa ăn đồ ăn vặt và xem hoạt hình còn tôi thì nấu nướng trong bếp. Khoảng 15 phút sau, tôi nghe thấy tiếng con hét thất thanh ngoài phòng khách và vội vàng chạy ra.

Trước mắt tôi là cảnh tượng con trai đang nheo một bên mắt và ngã lăn ra đất, khóc trong đau đớn. Trên mặt đất là một chai nước uống đã biến dạng, sàn nhà thì đầy nước.

Cậu bé Khả Khả, 8 tuổi bị tổn thương mắt phải do gói hút ẩm dạng bột.

Tôi ngay lập tức bế con xuống và gọi taxi đi tới bệnh viện gần nhất, cách nhà khoảng 20 phút. Tuy nhiên tôi đã không thể ngờ rằng chỉ trong 20 phút, mắt phải của Khả Khả đã bị phá hủy hoàn toàn.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ nói với tôi rằng mắt phải của Khả Khả đã bị xói mòn do chất lỏng kiềm, toàn bộ nhãn cầu bị tổn thương nghiêm trọng và con trai tôi sẽ bị mù mắt phải tới suốt đời mà không cách nào cứu chữa.

Khi bác sĩ hỏi tại sao con trai tôi lại bị thương nghiêm trọng như vậy, thằng bé mới kể lại sau khi ăn xong gói snack thì thấy có một túi nhỏ bên trong. Vì không biết là gì nên thằng bé đã đưa lên mũi ngửi thử. Sau đó thằng bé cho túi nhỏ vào trong chai nước uống, bất ngờ chai nước phát nổ, một vật lạ đã bắn thẳng vào mắt khiến mắt như bị đốt cháy rất đau đớn.

Hóa ra túi nhỏ mà Khả Khả nhắc tới chính là gói hút ẩm thực phẩm. Là một người mẹ, tôi rất hối hận về sự thiếu hiểu biết và sơ suất của bản thân. Trước đây tôi chỉ biết rằng gói hút ẩm không thể ăn được nhưng không ngờ nó có thể gây nguy hiểm tới vậy.

Khả Khả mới chỉ 8 tuổi, thằng bé rất thông minh, năng động nhưng giờ đây nó sẽ vĩnh viễn mất một bên mắt. Tôi phải làm gì cho tương lai của thằng bé bây giờ?”

Thực tế đã có không ít trường hợp trẻ em bị thương vì gói hút ẩm. Năm 2011, một học sinh học trung học tại tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) đã cho gói hút ẩm vào cốc nhiệt. Không lâu sau, chiếc cốc đột nhiên phát nổ khiến mắt phải của học sinh bị mù.

Năm 2015, một đứa trẻ 5 tuổi ở tỉnh Giang Tây đã vô tình làm văng hạt hút ẩm vào mắt gây bỏng và nhiễm trùng mắt, suy giảm thị lực vĩnh viễn.

Chất hút ẩm phát nổ thế nào?

Chất hút ẩm phổ biến trong cuộc sống là hạt chống ẩm silicagel, đất sét montmorillonite, hợp chất canxi oxit,...

Ngày nay, mọi người chủ yếu dùng hạt chống ẩm silicagel - cấu tạo từ silic được sản xuất từ Natri silicat và axit sulfuric. Dù không có độc nhưng chất này có đặc tính là hút ẩm rất mạnh. Nếu không may trẻ nuốt hoặc bắn vào mắt có thể gây nguy hiểm.

Còn trong trường hợp của Khả Khả, chất hút ẩm là hợp chất canxi oxit (vôi sống) có thể xảy ra phản ứng hóa học với nước để sản xuất canxi hydroxit, và giải phóng một lượng nhiệt lớn.

Gói hút ẩm dạng bột từ canxi oxit khá nguy hiểm.

Do các bao bì thực phẩm thường có độ ẩm thấp nên chất hút ẩm không bị thay đổi nhiều nhưng nếu cho vào một chai nhựa chứa nước đóng kín sẽ dẫn đến việc không khí trong bình tăng nhanh chóng, vượt quá khả năng chịu áp lực của chai và gây nổ. Và khi nổ, nước trong chai lúc này phản ứng với chất hút ẩm tạo thành canxi hydroxit, chất lỏng có tình kiềm mạnh có thể ăn mòn. Nếu chất lỏng này bắn vào cơ thể sẽ gây ra tổn thương.

Thí nghiệm cho gói hút ẩm dạng bột canxi oxit vào chai nước đóng kín.

Vì gói hút ẩm được sử dụng khá rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, y học, thời trang, dệt may, thiết bị điện,… nên các gia đình cần hết sức lưu ý nên để các vật này tránh xa tầm tay của trẻ.

Cách xử lý khi trẻ gặp phải tai nạn với gói hút ẩm

- Sau khi bị thương cần rửa sạch với nước trong khoảng 15 phút và mau chóng đưa tới bệnh viện.

- Nếu vết bỏng trên mắt cần xả nước lên mắt trong khoảng 30 phút, và đưa tới bệnh viện điều trị.

- Nếu vô tình ăn phải gói hút ẩm, nó có khả năng sẽ đốt cháy đường tiêu hóa. Trong trường hợp này hãy ngay lập tức uống nước nhưng không vượt quá 200ml và mau chóng đưa nạn nhân tới viện.

Theo Hoàng Dương (Dịch từ Sohu) (Khám phá)

Video liên quan

Chủ đề