Cách lập kế hoạch truyền thông môi trường

Bài giảng truyền thông môi trường

  • doc
  • 45 trang
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
-------------

BÀI GIẢNG

TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI VIẾT:
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

Hà Nội - 2014
1

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÊ
TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
1.1 Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu của truyền thông môi trường
1.1.1 Khái niệm về truyền thông, truyền thông môi trường
* Truyền thông
Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái độ,
chia sẻ kinh nghiệm giữa hai hay một nhóm người với nhau để tạo ra một sự
đồng thuận cao hơn, một sức mạnh lớn hơn. Truyền thông có vai trò rất quan
trọng trong đời sống, sinh hoạt của con người, đặc biệt:
- Truyền thông là một công cụ thiết yếu để đạt được các mục tiêu của
chính sách hay một dự án và đòi hỏi một cách tiếp cận có hệ thống được lên kế
hoạch từ trước, liên quan đến các bên liên quan và đặc biệt là những người chịu
ảnh hưởng của chính sách hay dự án.
- Truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong lập chương trình hay
xác định dự án, ban hành, thực thi, kiểm soát, đánh giá chính sách hoặc dự án và
duy trì sự điều khiển. ở mỗi phần khác nhau của một dự án, một chiến lược hay
chính sách, truyền thông có những vai trò khác nhau. Điều quan trọng là cần xác
định dự án, chiến lược, chính sách đang ở giai đoạn nào để có những hoạt động
truyền thông thích hợp.
- Truyền thông đóng một vai trò tích cực để đưa thông tin vào trong cuộc
tranh luận nhằm đạt được sự chấp thuận từ phía những người lãnh đạo, nhà
chính trị, cũng nhằm sắp xếp các vấn đề trong chương trình nghị sự của xã hội
và chuẩn bị những bước khởi đầu cho sự phát triển xã hội. Truyền thông được sử
dụng như nhau trong việc bày tỏ sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội từ
những người dân đến các nhà hoạch định chính sách hay những người cung cấp
dịch vụ.
Một phần quan trọng của truyền thông là lắng nghe, làm rõ vấn đ, sự tiếp
thu, thái độ, thiện chí tham gia của mọi người, các hoạt động thực tiễn, những
trở ngại dễ thay đổi và các lợi ích tiềm ẩn. Điều này cho phép có thể dựa vào
những nỗ lực truyền thông để giải quyết các vấn đề dẫn tới những hoạt động
không phù hợp gây ra do sự thiếu kiến thức, thái độ hay khả năng thực hiện
hành động. Truyền thông sẽ có hiệu quả nhất khi được kết nối với các vấn đề cụ
thể mà nhờ đó các hoạt động khả thi và thuận lợi có thể thấy rõ được.
* Sự khác nhau giữa thông tin và truyền thông
Thông tin và truyền thông là hai lĩnh vực không hoàn toàn giống nhau.
Thông tin là sự chuyển giao tín hiệu một chiều từ người gửi đến người nhận.
Truyền thông còn bao gồm cả phương tiện truyền thông, bối cảnh xã hội, đối
thoại và quan trọng nhất là ý nghĩa chia sẻ giữa hai hay nhiều người, đó là mối
tương tác xã hội dài hạn
2

* Truyền thông môi trường
Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác hai chiều, giúp cho
mọi đối tượng tham gia vào quá trình đó cùng tạo ra và cùng chia sẻ với nhau
các thông tin môi trường, với mục đích đạt được sự hiểu biết chung về các chủ
đề môi trường có liên quan, và từ đó có năng lực cùng chia sẻ trách nhiệm bảo
vệ môi trường với nhau. Hiểu biết chung sẽ tạo ra nền móng của sự nhất trí
chung, và từ đó có thể đưa ra các hành động cá nhân và tập thể để bảo vệ môi
trường.
Truyền thông môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi
nhận thức, thái độ, hành vi của người dân trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ
tham gia vào các hoạt động BVMT; không chỉ tự mình tham gia mà còn lôi cuốn
những người khác cùng tham gia, để tạo ra những kết quả có tính đại chúng.
Truyền thông môi trường góp phần cùng giáo dục môi trường để:
+ Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường
+ Thay đổi thái độ của người dân về vấn đề môi trường
+ Xác định tiêu chí và hướng dẫn cách lựa chọn hành vi môi trường có
tính bền vững.
Truyền thông môi trường rất đặc biệt vì:
Môi trường là một hệ thống phức tạp;
Tác động và hậu quả của các hành vi không phù hợp với môi trường
không thể dễ dàng thấy được ngay;
Các hành vi gây tác hại tới môi trường đã trở thành thường xuyên, thói
quen, tập quán trong xã hội;
Những hành vi phù hợp với môi trường không mang lại lợi nhuận trực
tiếp;
Đối tượng truyền thông là những người có học vấn, chuyên môn, kinh
nghiệm sống, vị trí xã hội,...rất khác biệt nhau.
Tại sao cần truyền thông môi trường
- Các dự án/chương trình môi trường thường đem lại kết quả hạn chế, vì
những sự đổi mới và giải của dự án hay chương trình đưa ra không được những
người có liên quan hiểu rõ và cùng tham gia.
- Những người thực hiện các dự án hay chương trình môi trường thường
nghĩ rằng các sự kiện khoa học và sự quan tâm của họ đến môi trường có sức
thuyết phục. Tuy nhiên người dân thường nhận thức vấn đề thông qua xúc cảm
và giao tiếp xã hội hơn bằng lý lẽ và kiến thức.
- Những xung đột, mâu thuẫn về lợi ích giữa những người trong cuộc
sống không được điều đình, hoà giải với nhau. Cách tiếp cận đối đầu nhau đã
dẫn đến thông tin một chiều, không quan tâm đến sự hiểu biết và hoàn toàn
3

không dựa vào cách truyền thông hai chiều là hình thức truyền thông hướng về
cùng chia sẻ và về các tình huống đôi bên cùng có lợi.
- Nhiều cấp ra quyết định không biết cách làm thế nào để lồng ghép một
chiến lược truyền thông vào các dự án về môi trường.
1.1.2 Mục tiêu, yêu cầu của truyền thông môi trường
* Mục tiêu
Nâng cao nhận thức của công dân về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường, thay đổi thái độ, hành vi về môi trường, tạo lập
cách ứng sử thân thiện với môi trường, tự nguyện tham gia các hoạt động bảo vệ
môi trường.
Phát hiện các tấm gương, mô hình tốt, đấu tranh với các hành vi, hiện
tượng tiêu cực xâm hại đến môi trường.
Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lưới truyền thông môi trường, góp
phần thực hiện thành công xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
* Yêu cầu
Truyền thông môi trường có một số yêu cầu sau:
+ Tuân thủ luật pháp, kể cả các quy định cấp quốc tế, quốc gia và cấp địa
phương về BVMT.
+ Đảm bảo tính hiện đại, chính xác của các kiến thức về môi trường được
truyền thông.
+ Truyền thông MT phải có hệ thống, kế hoạch và chiến lược. Mỗi một
chương trình cần là bước đệm cho các chương trình sau, cao hơn về nội dung và
mới hơn về hình thức.
+ Phù hợp với đối tượng truyền thông, đặc biệt là phù hợp về văn hoá,
trình độ học vấn và kinh tế.
+ Tạo dựng sự hợp tác rộng rãi giữa truyền thông môi trường với các
chương trình, dự án truyền thông của các ngành khác, đặc biệt là sự hỗ trợ của
lực lượng truyền thông môi trường tình nguyện.
Nh vậy, TTMT cần phải rất cụ thể nhằm nâng cao ki'n thức, tác động đ'n
thái độ và hành vi của cộng đồng và TTMT phải gắn bó hữu cơ đối với cộng đồng
có liên quan tới môi trờng. Cộng đồng vừa là đối tợng của TTMT mà hành vi
của họ là thớc đo hiệu quả của truyền thông môi trờng, vừa là chủ thể tác động
lên vấn đề truyền thông và quá trình TTMT.
Trong TTMT, sự tham gia của cộng đồng vào tất cả các bớc có ý nghĩa
quan trọng đối với sự thành công của một chi'n lợc/k' hoạch truyền thông. Sự
tham gia ở đây chính là quá trình tạo điều kiện cho cộng đồng có thể sử dụng nguồn
lực của mình, huy động nguồn lực đó cho quá trình thi't k', vận hành và duy trì hoạt
động của chơng trình TTMT, bởi vì:
4

Các vấn đề môi trờng thờng là vấn đề liên ngành, có phạm vi ảnh hởng và
tác động tới mọi tầng lớp trong xã hội và tới mọi mặt của đời sống con ngời. Vì
th', đối tợng TTMT là những ngời có trình độ học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm
sống, vị trí xã hội chênh lệch rất khác biệt.
Những tác động và hậu quả của các hành vi không phù hợp với môi trờng
là không thể dễ dàng thấy ngay đợc. Nhiều hành vi đã trở thành thói quen và tập
quán trong xã hội. Trong khi đó, những hành vi phù hợp với môi trờng không
đem lại lợi nhuận trực ti'p, không đa lại những k't quả có thể nhìn thấy đợc
(Nguyễn Nguyên Cơng và cs, 2001).
1.1.3 Vai trò của truyền thông môi trường trong quản lý môi trường
Hiện nay, công tác QLMT đang đứng trước các thách thức to lớn khi mà
các mong muốn về hưởng thụ một môi trường trong lành, an toàn luôn mâu
thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc gắn với các hoạt
động gây tác động tiêu cực đến môi trường. Nói cách khác, công tác QLMT
đang phải đối mặt với các mâu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về môi
trường giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội, giữa người này với người
khác và ngay cả trong bản thân một con người. Vì vậy,
TTMT cần phải được xem như là một công cụ cơ bản trong công tác QLMT
nhằm xã hội hoá BVMT. Nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ,
hành vi của con người trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào
các hoạt động BVMT và không chỉ tự mình tham gia mà còn lôi cuốn những người
khác cùng tham gia, tạo nên những kết quả chung của toàn xã hội.
+ TTMT còn là một quá trình tương tác xã hội hai chiều, giúp cho mọi đối
tượng tham giavào quá trình đó cùng tạo ra và cùng chia sẻ với nhau các thông
tin về MT, với mục đích đạt được sự hiểu biết chung về các vấn đề MT có liên
quan, từ đó có khả năng chia sẻ trách nhiệm BVMT.
Tóm lại, TTMT có 3 vai trò chính trong công tác QLMT:
- Thông tin: Thông tin cho đối tượng cần truyền thông biết tình trạng
QLMT và BVMT của địa phương nơi họ sống, từ đó lôi cuốn họ cùng quan tâm
đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
- Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết của tập thể và cá nhân vào
các chương trình, kế hoạch hoá BVMT.
- Thương lượng: Thương lượng, hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh
chấp về MT giữa các cơ quan và trong cộng đồng.
1.2 Các cách tiếp cận và các mô hình truyền thông môi trường
1.2.1 Các cách tiếp cận xây dựng truyền thông môi trường
Các cách tiếp cận theo nội dung truyền thông
* Cách tiếp cận theo nhiệm vụ (tiếp cận hẹp)

5

Không có một chương trình truyền thông nào lại nhằm cùng một lúc vào
mọi vấn đề, mà thường lấy một nhiệm vụ, một mục tiêu cụ thể để xây dựng kế
hoạch thực hiện.
Ví dụ: Nước sạch, bảo vệ rừng
Chi phí, lực lượng , thời gian, kế hoạch.... của chương trình truyền thông
theo từng mục tiêu thường được chuẩn bị kỹ lưỡng và rất sâu, thời gian thực
hiện cũng ngắn và luôn tập trung vào một địa bàn, một nhóm đối tượng cụ thể.
Cách tiếp cận này dễ thực hiện, ít tốn kém kinh phí và hiệu quả dễ được nhận
diện.
Nhược điểm của chương trình truyền thông theo từng mục tiêu:
1, không tác động vào các vấn đề khác liên quan gián tiếp đến nhiệm vụ
truyền thông
2, không thu hút cộng đồng nằm ngoài diện đối tượng trực tiếp của truyền thông
3, có thể gây mâu thuẫn với các nhiệm vụ truyền thông hay các mục tiêu
kinh tế xã hội khác.
Đây là cách tiếp cận hẹp, dễ làm nhưng hiệu quả không cao.
* Cách tiếp cận theo hệ thống
Cách tiếp cận này đòi hỏi bên cạnh các nhiệm vụ, địa bàn, cộng đồng liên
quan trực tiếp đến chương trình truyền thông, cần cân nhắc, xem xét đến các vấn
đề địa bàn, cộng đồng có liên quan gián tiếp để tạo ra một tác động tích cực rộng
rãi hơn và tránh các mâu thuẫn có thể nảy sinh.
Ví dụ: truyền thông theo chủ đề: làm sạch biển. Theo ccáh tiếp cận hẹp,
truyền thông nhằm vào thu dọn rác trên biển, tạo ý thức cho cộng đồng không xả
chất thải bừa bãi trên biển và xuống biển, chống ô nhiễm từ tàu thuyền. Nhưng
theo cách tiếp cận toàn diện (tiếp cận hệ thống) để nhằm giữ sạch biển thì cần
truyền thông cho cả cộng đồng trong toàn bộ lưu vực sông, nơi mà chất thải sẽ
được đưa ra biển. Cần lưu ý đến quan niệm khác nhau giữa ngư dân và khách du
lịch. Đối với khách du lịch, nước biển trong xanh là sạch. Nhưng ngư dân lại
không cho là như vậy. Những vùng cửa sông nước đục là vùng lắm loài thuỷ
sản, chúng đa dạng về loài, chóng lớn và chất lượng cao, năng suất đánh bắt cao
vì nước đục có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Những vùng biển trong xanh cho ít
loài hơn, năng suất đánh bắt cũng kém hơn. Như vậy, theo quan điểm của ngư
dân, nước đục không phải là nước bẩn.

Ưu điểm của cách tiếp cận truyền thông theo hệ thống, toàn diện: đáp
ứng tốt mục tiêu truyền thông.
Nhược điểm: cách tiếp cận này khó hơn và cung tốn kém hơn.
Các cách tiếp cận theo tổ chức truyền thông
* Cách tiếp cận độc lập

6

Theo cách tiếp cận này, các tổ chức, cơ quan có nhiệm vụ truyền thông
hoạt động một cách độc lập. Ngoài các tổ chức này, còn lại là đối tượng truyền
thông.
* Cách tiếp cận liên kết
Gắn kết liên thông một chương trình truyền thông với các chương trình
truyền thông do các tổ chức đã và đang thực hiện trên cùng một địa bàn.
Ví dụ: giữa truyền thông môi trường với truyền thông về dân số, về gia
đình văn hoá, về y tế, về xoá đói giảm nghèo,... Giữa các chương trình này ít
nhiều có nội dung chung vì thế có thể chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực với nhau.
Chẳng hạn: nước sạch không chỉ là mục tiêuphổ biến trong các chương trình
truyền thông của ngành y tế, ngay cả trong các chương trình xoá đói giảm
nghèo, môi trường... nước sạch cũng được coi là cơ sở hạ tầng.
Việc liên kết giúp cho việc tránh các mâu thuẫn trong chương trình truyền
thông của các ngành khác nhau, phải tìm được tiếng nói chung giữa các ngành.
Ví dụ: cộng đồng sẽ làm thế nào nếu truyền thông y tế kêu gọi phải lấy các vùng
lầy thụt và tù đọng để diệt muỗi sốt xuất huyết trong khi ngành môi trường lại
coi đó là một loại sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao cần được bảo vệ ?
Cách tiếp cận liên kết hiệu quả hơn tiếp cận đọc lập và nhiều trường hợp
là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, nó đòi hỏi truyền thông viên và cơ quan chức
năng phải có kỹ năng hợp tác và cầu thị. Vì trong cách tiếp cận liên kết, truyền
thông viên cũng chính là người nhận thông điệp từ các chương trình truyền
thông khác.
Như vậy, có 4 cách tiếp cận truyền thông: hẹp, rộng, độc lập và liên kết,
mỗi cách đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên theo yêu cầu cụ thể và
nguồn lực mà các tổ chức, cơ quan có nhiệm vụ truyền thông lựa chọn cách tiếp
cận phù hợp.
1.2.2 Các mô hình truyền thông môi trường
Có ba loại hình truyền thông cơ bản: truyền thông dọc, truyền thông
ngang và truyền thông theo mô hình.
* Truyền thông dọc:
Là truyền thông không có thảo luận, không có phản hồi. Người phát thông
điệp không biết chính xác người nhận thông điệp cũng như hiệu quả của công
tác truyền thông. Các phương tiện thông tin đại chúng (báo, phát thanh, truyền
hình) là các công cụ truyền thông dọc.
Truyền thông dọc ít tốn kém và phù hợp với các vấn đề môi trường toàn
cầu và quốc gia. Loại hình này rất hiệu quả khi truyền thông về các vấn đề đang
được công chúng quan tâm (ví dụ: Vụ Vedan)
* Truyền thông ngang
Là truyền thông có thảo luận và phản hồi giữa người nhận và người phát thông
điệp. Loại truyền thông này khó hơn, tốn kém hơn nhưng có hiệu quả lớn.
7

Truyền thông ngang phù hợp với cấp dự án và góp phần giải quyết các vấn đề
môi trường của địa phương và cộng đồng.
* Truyền thông theo mô hình
Đây là hình thức truyền thông cao nhất và hiệu quả nhất. Bằng mô hình cụ
thể, sử dụng làm địa bàn tham quan trực tiếp. Tại địa điểm tham quan, chuyên
gia truyền thông và công chúng có thể trực tiếp trao đổi, thảo luận, xem xét,
đánh giá về mô hình.
Ví dụ: mô hình sử dung bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường như quản
lý bao bì hoá chất bảo vệ thực vật, bioga, quản lý rác thải...
Hình thức truyền thông theo mô hình rất phù hợp với các khu công
nghiệp, thủ công nghiệp, nông thôn và miền núi, là những nơi công chúng phải
thấy rõ giá trị thực tế, chi phí và hiệu quả của mô hình.
1.3 Các yếu tố cơ bản của hệ thống truyền thông
Một hệ thống truyền thông bao gồm các yếu tố sau: Người gửi; Thông
điệp; Kênh truyền thông; Người nhận.
Cụ thể:
Người gửi có một thông điệp (thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái
độ) muốn được gửi đi. Người gửi phải mã hoá một thông điệp đó, nghĩa là phải
chuyển thông điệp đó thành âm thanh, từ ngữ, ký tự,... (thể hiện bằng ngôn ngữ)
để người nhận có thể hiểu được, rồi gửi qua một hay nhiều kênh truyền thông.
Kênh truyền thông là phương tiện chuyển tải thông điệp, tạo cầu nối giữa
ngôn ngữ và người nhận. Kênh truyền thông rất đa dạng, tuỳ thuộc vào phương
tiện và cách tổ chức truyền thông. Đó có thể là truyền thông đại chúng (đài phát
thanh, truyền hình, báo chí,...), kênh truyền thông cộng đồng (hội họp, mít tinh,
triển lãm, sân khấu,...), kênh truyền thông cá nhân (phiếu trao đổi ý kiến, email,
thảo luận song phương,...).
Người nhận thông điệp bằng các giác quan của mình. Nếu không có gì
cản trở, gây nhiễu hay làm sai lạc thì người nhận sẽ có một bản sao chính xác.
Người nhận phải gtiải mã và diễn dịch, phân loại, chấp nhận thông điệp để hiểu
nó một cách chính xác. Cuối cùng, người nhận phải xác nhận là đã nhận được
thông điệp, nghĩa là người nhận phải cho người gửi biết rằng thông điệp đó đã
được thu nhận, tái tạo và đã được hiểu rồi.
Như mô hình trên, truyền thông có vẻ như là một chu trình đơn giản, dễ
dàng. Trong thực tế, rất hiếm khi nó diễn ra suôn sẻ như vậy. Việc sử dụng mô
hình giản lược này không phải là cung cấp giải pháp cho quá trình truyền thông
mà chính là các tham số để phân tích các quá trình truyền thông và để xác định
các khiếm khuyết nhằm cải thiện chúng một cách có hiệu quả hơn.
1.4 Thông điệp truyền thông môi trường
Thông điệp là ý chủ đạo hoặc trung tâm của bất kỳ một chiến dịch truyền
thông môi trường nào. Nội dung của một chiến dịch truyền thông môi trường
8

phải được đúc kết thành một số câu đơn giản - đó chính là thông điệp. Khi một
chiến dịch truyền thông qua đi, mọi người có thể quên các sự kiện, nhưng nhớ
các thông điệp.
Một thông điệp phải thoả mãn các yêu cầu sau:
1. Được trình bày thành một câu ngắn gọn, đơn giản, đầy đủ và gây ấn tượng.
2. Mỗi thông điệp chỉ có một ý
3. Thể hiện mục đích chung của chiến dịch truyền thông môi trường
4. Phải cụ thể
5. Sử dụng từ ngữ đúng và hay
6. Động từ ở thể chủ động
Ví dụ về thông điệp môi trường
-

Bảo tồn đa dạng sinh học cũng giống như chính sách bảo hiểm con người
Nước là máu của trái đất
Cây xanh là lá phổi của thành phố
Không đổ dầu mỡ xuống cống thoát nước
Luôn bơm căng lốp xe máy sẽ giúp bạn tiết kiệm xăng và giảm ô nhiễm
không khí.

1.5 Lực lượng tham gia truyền thông môi trường
Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp, các ngành là lực lượng
lãnh đạo chủ chốt của các chương trình truyền thông môi trường.
Các cơ quan thông tin đại chúng, văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế. Sự tham gia
của quân đội và công an nhân dân.
Các tổ chức phi chính phủ, gồm các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã
hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội và cá nhân tình nguyện.
Trong điều kiện cho phép, sự tham gia của các lực lượng vũ trang và an ninh,
các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế cũng là những nhân tố quan trọng.

9

CHƯƠNG 2
CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
2.1 Chiến dịch truyền thông môi trường
2.1.1 Khái niệm
Chiến dịch truyền thông môi trường là một đợt hoạt động tập trung, đồng bộ,
phối hợp nhiều phương tiện truyền thông, các kênh truyền thông nhằm truyền tải
các thông điệp cần thiết để tác động đến một hay nhiều nhóm đối tượng.
Chiến dịch truyền thông môi trường được tổ chức trong một thời gian ngắn tập
trung vào một nội dung ưu tiên, có tác dụng phát huy thế mạnh của các tổ chức
bảo vệ môi trường, các ngành, các cấp, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn xã
hội, gây tác động mạnh đến nhóm đối tượng truyền thông.
Chiến dịch truyền thông môi trường được tổ chức trong một thời gian ngắn tập
trung vào một nội dung ưu tiên, có tác dụng phát huy thế mạnh của các tổ
BVMT, các ngành, các cấp, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, gây tác
động mạnh tới nhóm đối tượng truyền thông.
Chiến dịch truyền thông môi trường phản ánh mục tiêu ưu tiên về BVMT được nhà
nước lựa chọn và chỉ đạo, là định hướng chính thống của quốc gia hoặc địa phương
có tác dụng tái định hướng nhận thức và tư duy của công chúng trong những thời
kỳ nhất định, góp phần gắn bó xã hội và tạo sức mạnh chung của xã hội.
2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của chiến dịch truyền thông môi trường
gồm 3 nguyên tắc cơ bản
* Nguyên tắc 1: Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng về môi trường
Truyền thông môi trường gắn bó hữu cơ với cộng đồng hưởng lợi hoặc chịu thiệt
hại do các vấn đề môi trường bức xúc nhất của địa phương hay quốc gia. Chiến
dịch TTMT phải làm cho cộng đồng biết tình trạng môi trường của họ, làm cho họ
quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục và tham gia vào việc thực hiện
các giải pháp đó. Nếu chiến dịch truyền thông môi trường không nhằm vào các vấn
đề môi trường bức xúc, ưu tiên nhất mà cộng đồng quan tâm thì họ sẽ không hưởng
ứng chiến dịch TTMT.
Cộng đồng còn có vai trò khác trong việc điều chỉnh quá trình TT cho phù hợp với
nhu cầu của họ.
* Nguyên tắc 2: Chiến dịch TTMT không đứng độc lập với chương trình, chiến
lược truyền thông môi trường
Nhằm thay đổi hành vi của cồng đồng theo hướng thân thiện môi trường, TTMT
phải là một chiến lược, chương trình dài hạn, từ thấp lên cao qua nhiều mức độ. Để
thực hiện chiến lược đó, cần nhiều phương pháp, hình thức TT khác nhau.

10

Chiến dịch TTMT là hình thức TT có quy mô, thời gian và phạm vi rộng nhất. Vì
thế, các chiến dịch TTMT không tách rời mà phải gắn với chiến lược, chương trình
TTMT.
.
.
.
.
Hình... Chiến dịch TTMT không tách rời, mà là một hình thức nhằm thực hiện một
chiến lược dài hạn về truyền thông môi trường
Nguyên tắc 3: Chiến lược TTMT phải phù hợp với văn hoá của cộng đồng
2.1.3 Đặc điểm cơ bản của chiến dịch TTMT
Đặc điểm về thời gian
Diễn ra trong một thời gian nhất định và ngắn, thường dưới một năm, cũng có thể
ngắn trong vòng 1 2 ngày hoặc dài lắm là một tháng. Chiến dịch TTMT quá dài
sẽ nhàm chán, mệt mỏi và loãng.
Đặc điểm về quy mô và hình thức
- Diễn ra đồng loạt, cùng một lúc
- Có thể diễn ra trong một địa bàn hẹp nhưng có thể liên kết nhiều địa phương,
thậm chí cả nước.
- Lực lượng tham gia đông, nhiều thành phần
- Hình thức phải ấn tượng, hấp dẫn, lôi cuốn mọi người.
Đặc điểm về nội dung
- Có thể tập trung vào một chủ đề duy nhất, tuy nhiên 2-3 chủ đề cũng có thể
tiến hành một chiến dịch, nếu chúng có liên quan với nhau, sao cho việc
chuyển tải nội dung của một chiến dịch không quá 5 thông điệp.
- Nội dung của một chiến dịch, dù là mới, cũng cần phải kế tục nội dung của
chiến dịch trước và gợi mở cho chiến dịch sau để đảm bảo cho nguyên tắc
cơ bản thứ 2.
Đặc điểm về tổ chức thực hiện
- Có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của một Ban Chỉ đạo chiến dịch.
- Có sự phối hợp giữa lực lượng nòng cốt với các lực lượng liên quan
- Phối hợp với các chương trình đang hoạt động khác để chuyển tải thông điệp
mà không cần đầu tư nhiều nguồn lực (ví dụ: các dự án GDMT trong trường
phổ thông, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, chương trình nước sạch,
vệ sinh môi trường nông thôn,... ), thậm chí có thể sử dụng ngay các truyền
11

thông viên của các chương trình môi trường sẵn có với một sự bổ túc đơn
giản.
- Chú ý xem thông điệp của chiến dịch có mâu thuẫn với các chương trình, dự
án sẵn có và phải tìm cách giải quyết các mâu thuẫn đó trước khi phát động
chiến dịch.
Nhược điểm của các chiến dịch TTMT
- Đòi hỏi kinh phí lớn, do đó nhiều khi chịu sức ép của các tổ chức tài trợ.
- Đòi hỏi chuyên gia tổ chức thạo việc
- Phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, nhất là các hình thức TT ngoài trời.
- Thời gian ngắn nên kết quả của chiến dịch khó duy trì.
Những nhược điểm này cần tính đến trong việc tổ chức một chiến dịch truyền
truyền thông
- Về kinh phí: ngoài nguồn ngân sách cấp cho chiến dịch, cơ quan tổ chức
có thể vận động sự tài trợ của các cơ quan nhà nước, doang nghiệp, tổ
chức quốc tế.
- Đào tạo, tập huấn cho các chuyên gia tổ chức TT và truyền thông viên là
việc cần triển khai hàng năm và phải xây dựng kế hoạch dài hạn để đào tạo
nguồn nhân lực cho TTMT.
- Tổ chức các chiến dịch TTMT phải quan tâm đến dự báo thời tiết. Tham
khảo đài khí tượng thuỷ văn địa phương.
- Gắn chiến dịch TTMT với các dự án TT khác để phát huy kết quả của
chiến dịch, cũng như tránh mâu thuẫn với mục tiêu của các dự án truyền
thông khác.
2.2 Triển lãm và trưng bày
Triển lãm môi trường có quy mô rất khác nhau, từ các cuộc triển lãm lớn
cho đến các vật trưng bày nhỏ lẻ đặt tại các vị trí đông người.
Triển lãm môi trường không nhất thiết phải có nhân viên thuyết minh vì
trong nhiều trường hợp, vật trưng bày đã dễ hiểu và nói lên những điều cần
truyền thông.
Cần chú ý những vấn đề sau nếu tổ chức triển lãm:
- Được phép của chính quyền địa phương
- Lựa chọn chỗ triển lãm, dễ thu hút đông khách đến xem và có chỗ gửi xe
- Vật trưng bày phải phù hợp và có tính hấp dẫn cao
- Có biện pháp bảo vệ, bảo dưỡng các vật trưng bày
- Có người thuyết minh trong những trường hợp cần thiết.
2.3 Giao tiếp giữa cá nhân và nhóm nhỏ
12

Cho phép các cuộc đối thoại sâu, cởi mở và có phản hồi.
Phương pháp này thích hợp với việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp với địa
phương, giải thích các vấn đề phức tạp, thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng tới
nhóm đối tượng. Đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp đánh giá hiệu quả của
một chiến dịch TTMT.
Giao tiếp, trao đổi giữa cá nhân có uy tín trong cộng đồng (già làng, trưởng
bản, trưởng họ, sư thầy, linh mục,...) giúp cho việc phân tích các hành động
môi trường và là người tuyên truyền, phổ biến các thông điệp TTMT rất hiệu
quả.
2.4 Họp cộng đồng, hội thảo
Các cuộc họp cộng đồng (tổ dân phố, nhóm, phường, trường học, cơ quan,...) thuận
lợi cho việc bàn bạc và ra quyết định về một số vấn đề của cộng đồng.
Còn hội thảo thường giải quyết một vấn đề sâu hơn một cuộc họp thông thường.
Hình thức họp và hội thảo mang lại hiệu quả cao hơn các hình thức khác vì có sự
tham gia của mọi người. Trong các cuộc họp, hội thảo nhà truyền thông môi trường
phải cố gắng khai thác tất cả các ý kiến và phải có phương pháp thu thập ý kiến của
những người ít hoặc ngại phát biểu nhất. Với những người ngại nói hay thích nói
nhiều, tốt nhất là tạo cho họ cơ hội trình bày ý kiến theo cách riêng.
2.5 Thông tin đại chúng
Các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo chí, phát thanh) có khả năng
tiếp cận một phạm vi đối tượng rất rộng và có uy tín cao trong việc phổ biến, tuyên
truyền các nội dung của chiến dịch TTMT. (PP TTMT trên phương tiện thông tin
đại chúng sẽ được học ở phầ sau).
Một số điểm cần lưu ý:
Trước khi làm việc với các cơ quan thông tin đại chúng, nhà tổ chức chiến dịch
truyền thông môi trường phải xem xét:
- Các thông vtin cần lặp lại bao nhiêu lần trong thời gian chiến dịch
- Tính phù hợp của thông điệp với cộng đồng địa phương (chú ý đến văn hoá,
ngôn ngữ).
- Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng nào là phù hợp với nhóm đối tượng
cần tiếp cận, nếu là phương tiện nghe nhìn thì nên phát vào lúc nào trong
ngày.
- Làm sao để các phương tiện thông tin đại chúng chấp nhận phát tin hoặc
thông cáo báo chí của chiến dịch, đặc biệt là bằng tiếng dân tộc ít người.
Vậy thế nào là một thông cáo báo chí ?
Một thông cáo báo chí chỉ viết về một hoạt động, một chủ đề hay
một dự án
Sử dụng ngôn ngữ phổ thông, nếu buộc phải dùng thuật ngữ thì phải
13

giải thích rõ.
Nói kỹ về chủ đề thông cáo: Ai? Cái gì? ở đâu? Khi nào? Tại sao?
Như thế nào? Để làm gì?
Những thông tin quan trọng nhất của thông cáo phải thể hiện ở một
vài câu đầu tiên để thu hút công chúng.
Chỉ công bố trên báo chí khi thông tin thực sự là mối quan tâm của
công chúng: một sự kiện mới, quan trọng, có ảnh hưởng,...
Các thông tin đưa trên các phường tiện thông tin đại chúng phải có hình thức phù
hợp với mục tiêu của các phương tiện này. Đó là sự cuốn hút đối tượng một cách
rộng rãi.
2.6 Câu lạc bộ môi trường
Hình thức câu lạc bộ môi trường rất phù hợp với các đối tượng thanh thiếu niên và
các cụ về hưu. Câu lạc bộ có khả năng thu hút sự tham gia của các thành viên trong
cộng đồng vào các vấn đề BVMT rất có hiệu quả.
Trong trường hợp bảo tồn các nguồn lợi liên quan đến cuộc sống của cộng đồng,
thì toàn bộ cộng đồng (xóm, thôn, xã) cũng rất hứng thú tham gia. Ví dụ: Dự án
cộng đồng tham gia bảo vệ rạn san hô ở Vạn Ninh, Khánh Hoà là một dạng quản lý
tình nguyện về môi trường. Khu bảo tồn Ramsar ở huyện Giao Thuỷ của tỉnh Nam
Định, bảo tồn các loài chim và bảo vệ RNM.

Ảnh 1: Hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn
quốc gia Xuân Thuỷ

2.7 Truyền thông môi trường nhân các sự kiện
Ngày trồng cây, tuần lễ nước sạch, ngày làm sạch biển, kỷ niệm Ngày Môi
trường thế giới 5/6, Ngày Trái đất 22/4,... là những sự kiện đặc biệt. Các sự kiện
này sẽ tăng thêm nhận thức của cộng đồng, thu hút sự chú ý của cộng đồng về vấn
14

đề liên quan với sự kiện. Sự có mặt của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Trung
ương hay địa phương sẽ làm tăng tính thuyết phục của hoạt động TTMT.
Tổ chức các sự kiện này cũng giống như tổ chức một ngày hội, cần xem xét
các yếu tố sau:
- Xin phép chính quyền địa phương tổ chức sự kiện
- Xây dựng kế hoạch tổ chức hưởng ứng sự kiện
- Tìm nguồn kinh phí hỗ trợ
- Phối hợp với lực lượng bảo đảm trật tự an ninh và lực lượng dịch vụ y tế,
phòng cháy.
- Duy trì lòng nhiệt tình tham gia của cộng đồng trong suốt thời gian tổ chức
hưởng ứng sự kiện.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Lễ mít
tinh ngày môi trường thế giới tổ chức tại TP. Hải Phòng

2.8 Tổ chức các cuộc thi về môi trường
Có nhiều hình thức thi: thi viết, sáng tác ca khúc, thi vẽ, thi tuyên truyền viên, thi
ảnh,... tuỳ đối tượng dự thi là người lớn hay trẻ em mà đề ra tiêu chuẩn cho phù
hợp.
Lưu ý: Khi tổ chức các cuộc thi thì phải có giải thưởng.
Ví dụ: Thi vẽ tranh với chủ đề về môi trường
Một số mẫu hướng dẫn truyền thông nâng cao nhận thức về BVMT
Hình thức 1: Triển lãm Vì màu xanh quê hương

15

Nội dung của hình thức: Đây là hình thức triển lãm tranh ảnh có kết hợp với các trò
chơi cũng như chiếu các băng hình nhằm thu hút người dân tới tham dự tập trung
tại hội trường UBND hoặc trung tâm văn hoá của từng thôn trong xã. Nội dung của
chương trình triển lãm gồm 4 phần: Trưng bày tranh ảnh; chiếu phim và giảng bài,
Các trò chơi và Chương trình ca nhạc. Cả 4 phần này tổ chức xen kẽ, liền kề nhau
để thành một chương trình triển lãm trong vòng 1 buổi chiều và 1 đêm.
+ Trưng bày tranh ảnh: Các tranh ảnh bao gồm ảnh chụp thực tế và tranh cổ
động, tranh biếm hoạ để thể hiện về tài nguyên rừng, về vai trò của rừng, cảnh đẹp
của cây rừng, con chim, con thú; các ảnh thể hiện các hoạt động làm ảnh hưởng
xấu đến tài nguyên và môi trường rừng cũng như hậu quả của các hành động đó.
Tranh, ảnh sẽ được trưng bày ở các nơi như treo ở các tường trong phòng, giá treo
trên tường ở ngoài sân để mọi người dễ tham quan. Để thu hút người xem, ban tổ
chức sẽ tổ chức kèm chương trình đoán tranh có thưởng hay chương trình bình
tranh hay có thưởng. Trưng bày tranh ảnh được tiến hành cả buổi chiều và buổi tối.
+ Chiếu phim và giảng bài: Sử dụng tivi màn hình rộng hay máy chiếu đa năng
(Multi Projector) để trình bày 1 bài giảng sau đó chiếu 1 2 bộ phim. Nội dung bài
giảng và phim đều thể hiện vai trò của tài nguyên rừng, vai trò của đa dạng sinh
học, nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng và đa dạng sinh học bị suy giảm và hậu
quả của việc làm suy giảm đó. Chiếu phim và giảng bài được tiến hành vào buổi
tối.
+ Các trò chơi: Ban tổ chức sẽ sử dụng các trò chơi truyền thống của địa phương
để chỉnh sửa, lồng ghép thành trò chơi mang tính tuyên truyền giáo dục về BVTN,
môi trường. Các trò chơi đều có giải thưởng. Trò chơi được tiến hành vào buổi
chiều.
+Phần này dựa vào đặc điểm và thế mạnh của từng xã đến tuyên truyền, các xã
được tuyên truyền phải chuẩn bị trước. Chương trình văn nghệ bao gồm trình bày
những bài hát, tấu hài, kịch nói, bài vè,... ca ngợi vai trò của rừng cũng như đả kích
những hành động gây hại đến tài nguyên rừng. Chương trình ca nhạc tiến hành vào
buổi tối.
* Cơ quan thực hiện
Chương trình triển lãm thường công phu và cần nhiều tư liệu do đó cơ quan thực
hiện có thể là Ban quản lý khu bảo tồn, chương trình của dự án về bảo tồn, cơ quan
cấp huyện hay Chi cục Kiểm lâm, các tổ chức phi chính phủ. Các xã, các thôn được
tuyên truyền là đơn vị triển khai và hỗ trợ phương tiện để trưng bày như hội trường,
hệ thống điện, hệ thống ohát thanh, khẩu hiệu,...
* Cách tiến hành
Tuyên truyền, triển lãm có thể thực hiện ở độc lập ở một thôn, hay nhiều thôn trong
một xã. Nếu tiến hành được ở nhiều xã trong cùng một giai đoạn để tạo thành một
chiến dịch tuyên truyền thì hiệu quả đạt cao hơn. Các bước thực hiện triển lãm:
Bước 1: Chuẩn bị các tư liệu triển lãm cho phù hợp với nội dung và đối tượng cần
tuyên truyền.
16

Bước 2: Cơ quan thực hiện liên hệ với xã cần triển lãm trước 1 tháng để phối hợp
triển khai. Cơ quan thực hiện triển lãm sẽ thống nhất với xã về:
+ Ban tổ chức và người dẫn chương trình
+ Địa điểm và thời gian tiến hành
+ Nội dung và chương trình văn nghệ
Các dụng cụ hỗ trợ như phòng trưng bày, sân khấu, loa đài, điện thắp sáng, khẩu
hiệu...
+ Bước 3: Xã được tuyên truyền sẽ tiến hành công tác tuyên truyền thông báo cho
toàn thể nhân dân trong xã biết thời gian và địa điểm sẽ triển lãm để thu hút họ
tham gia. Cách tuyên truyền thường thông qua các buổi họp của xã, thôn, trên hệ
thống loa truyền thanh hay trên các Pa-nô, áp-phích nơi công cộng của xã.
+ Bước 4: Tiến hành triển lãm: Đơn vị thực hiện phải xuống xã trước để ghép
chương trình và trưng bày tranh, ảnh.

17

Chương 3
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN MỘT
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Chuẩn bị cho một chiến dịch truyền thông môi trường
3.1.1. Xác định vấn đề
Bước 1. Phân tích tình hình
Để xác định một chiến dịch TTMT đúng hướng, đúng đối tượng, có hiệu quả
và phù hợp với khả năng tài chính, cần phải tiến hành phân tích tình hình. Căn cứ
vào các nguồn thu thập để phân tích như:
- Các chỉ thị, văn bản của cơ quan quản lý môi trường cấp trên. Với một
chiến dịch TTMT, cơ quan ra chỉ thị thường là cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh.
- Từ hiện trạng môi trường của địa phương hay quốc gia, được phân tích trên
cơ sở các tài liệu lưu trữ.
Lưu ý: Ngoài các chiến dịch TTMT được tổ chức theo các sự kiện đặc biệt
và định kỳ thường trên quy mô toàn quốc, Ví dụ: Ngày môi trường thế giới 5/6,
Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường,có sự chỉ đạo thống nhất từ các cơ
quan quản lý môi trường. Các chiến dịch TTMT ở cấp địa phương phải bám sát
tình hình môi trường địa phương, có như vậy cộng đồng địa phương mới nhiệt tình
tham gia hưởng ứng chiến dịch.
Kết quả đạt được trong bước phân tích tình hình là:
- Nhận biết được vấn đề môi trường bức xúc nhất đang tác động đến cộng
đồng. Mức độ vấn đề. Nguyên nhân và xu thế của vấn đề đó.
- Xác định khả năng mở một chiến dịch truyền thông để hỗ trợ các nhà
QLMT giải quyết vấn đề bức xúc nói trên nhằm tìm giải pháp BVMT. Việc xác khả
năng mở một chiến dịch TTMT cần được tiến hành trên cơ sở phân tích các mặt
mạnh, yếu, cơ hội, thách thức, hoặc khó khăn. Phân tích Thế mạnh và Điểm
yếu dành cho bản thân chiến dịch TTMT, còn phân tích Cơ hội và Thách thức
dành cho điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến chiến dịch.
Ví dụ: Phân tích khả năng mở một chiến dịch TTMT với mục tiêu làm sạch
biển ở tỉnh X vào tháng 12.
+ Thế mạnh: Du lịch biển là thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh, do đó
môi trường biển được cả tỉnh quan tâm
+ Điểm yếu: Cán bộ TTMT chưa có kinh nghiệm về môi trường biển. Ý
thức của người dâảotong vấn đề BVMT chưa tốt
+ Cơ hội: Có sự quan tâm và tài trợ của các tổ chức phi chính phủ và Tổng
cục môi trường

18

+ Khó khăn/Thách thức: khó chọn ngày có thời tiết tốt để tổ chức chiến dịch
TTMT
Từ sự phân tích tình hình đưa ra dự kiến sơ bộ nội dung của chiến dịch. Kết
quả phân tích trên là cơ sở cho bước xác định mục tiêu của chiến dịch.
Bước 2: Phân tích đối tượng truyền thông
Phân tích đối tượng là nhằm mục đích lựa chọn phương pháp và ngôn ngữ
truyền thông phù hợp với đối tượng, đặc biệt cần quan tâm đến nhóm đối tượng có
liên quan trực tiếp đến mục tiêu của chiến dịch truyền thông.
Ví dụ: Trong chiến dịch TTMT Ngày làm sạch biển, nhóm đối tượng cần
quan tâm là:
- Cộng đồng dân cư ven biển
- Ngành du lịch và khách du lịch
- Các doanh nghiệp thủy sản và vận tải biển
Sau khi phân chia và làm rõ các đặc tính văn hóa, học vấn, ngôn ngữ, giới,
tuổi tác, nghề nghiệp,... của nhóm đối tượng, cần phân tích sâu hơn các nhóm về
ba phương diện: Nhận thức, thái độ, hành vi. Nhằm mục đích:
+ Xác định mức độ nhận thức, thái độ và hành vi của từng nhóm trong tương
quan với nội dung (dự kiến) được xác định qua phân tích các mặt mạnh, yếu, cơ
hội, khó khăn/thách thức.
+ Dự báo về những tiêu cực (nếu có) đối với nội dung truyên thông, xác định
nguyên nhân của các phản ứng tiêu cực đó (không tán thành, k áp dụng, thực hiện
qua loa,...).
Bước 3: Xác định mục tiêu truyền thông
Nêu vấn đề : Đây là phần vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện
truyền thông, bởi vì kết quả của chiến dịch TT được đánh giá qua mục tiêu, nếu
mục tiêu đạt được có nghĩa TT đạt hiệu quả. Vậy xác định mục tiêu truyền
thông phải ntn ?
Mục tiêu TT phải rất cụ thể, nhằm :
- nâng cao nhận thức;
-

tác động đến thái độ;

- Góp phần thay đổi hành vi của nhóm đối tượng TT.
Như vậy, mục tiêu TT cần cụ thể (định lượng càng tốt), phù hợp với khung
thời gian và nguồn lực của chiến dịch. Phải làm rõ cái cần phải hoàn thành (cái
gì ? bao nhiêu ? ) chứ không thể là hành động chung chung (mục tiêu không cụ
thể).
Ví dụ: Chiến dịch TT Ngày làm sạch biển mục tiêu của chiến dịch này
là gì?
19

Yêu cầu SV suy nghĩ và trả lời, GV kẻ nhanh hai cột và ghi:

Mục tiêu không cụ thể

Mục tiêu cụ thể, phù hợp với quy mô
và nguồn lực của chiến dịch

- Tăng cường thông tin về môi trường - Trong hai tuần trước ngày chiến dịch,
biển trên thông tin đại chúng.
thông tin về chiến dịch đến ít nhất 60 %
- Huy động lực lượng thanh niên, khách số hộ cư dân ven biển, 100% doanh
du lịch ra nhặt rác ở các bãi biển du lịch. nghiệp du lịch, 50 % du khách, 100%
doanh nghiệp vận tải biển và thủy sản.
- Tổ chức biểu diễn văn nghệ công cộng
- Trong ngày chiến dịch, huy động ít nhất
- Tổ chức đoàn xe cờ biểu dương lực 1000 người tham gia làm sạch bãi biển
lượng.
và vớt rác ở đáy sâu dưới 1,5m nước của
(Đây chỉ là đề mục công việc, chưa phải bốn khu du lịch biển A, B, C, D.
là mục tiêu).
- Sau ngày chiến dịch, duy trì thói quen
không vứt rác ra các bãi biển du lịch nói
trên.
Trong hai cột GV ghi ở trên thì đâu là mục tiêu cụ thể và đâu là mục tiêu chưa
cụ thể ?
Từ ví dụ trên GV cho sinh viên rút ra điều cần nhớ là:
Mục tiêu của TT phải đạt được các yêu cầu sau:
- Phản ánh những vấn đề môi trường bức xúc đang tác động đến cộng đồng quan
tâm
(Bởi vì, những gì cộng đồng quan tâm còn quan trọng hơn rất nhiều những gì
các cơ quan tài trợ cho chiến dịch quan tâm)
Vì cộng đồng sẽ tham gia chiến dịch nhiệt tình nếu chiến dịch đáp ứng đúng nhu
cầu của cộng đồng.
- Mục tiêu của chiến dịch phải phù hợp với các quy định BVMT của Quốc gia
và địa phương, phải đồng thuận với mục tiêu của các chương trình BVMT đang
thực hiện của ngành và các cấp, các dự án (Đồng thuận ở đây không có nghĩa là
mục tiêu của chiến dịch phải trùng với mục tiêu của các chương trình, dự án.
Sau phần này GV yêu cầu SV thảo luận nhóm Với nội dung: xác định mục
tiêu của chiến dịch TT MT bất kỳ mà SV lựa chọn. (5 phút)
3.2. Lập kế hoạch của một chiến dịch truyền thông môi trường
Bước1: Xác định thời gian, địa điểm, quy mô của chiến dịch
Thời gian:
+ Chiến dịch kéo dài trong bao nhiêu ngày ?
+ Tổ chức vào ngày nào ? (chiến dịch nên tổ chức vào các ngày sự kiện như
ngày MT thế gới 5/6 hay ngày Quốc tế Lao động 1/5...)
20

Tải về bản full