Cách mạng tư sản Anh được đánh giá là

BP - Vào thế kỷ XVII, giai cấp tư sản ở Anh phát triển rất mạnh và kéo theo đó là các trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành trên khắp nước Anh. Sự thay đổi về kinh tế, môi trường sống... đã phát sinh những mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế ngày một gay gắt. Để bảo vệ quyền lợi của mình, vua Charles I đã tăng cường đàn áp các cuộc phản kháng của giới tư sản và quý tộc mới.

Tháng 8-1642, Quốc hội gồm tầng lớp quý tộc mới nổi giao cho Oliver Cromwell thống lĩnh quân đội chống lại vua. Năm 1648, quân đội Quốc hội đánh bại quân hoàng gia và thiết lập nước Anh thành nhà nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới. Vua Charles I bị tử hình, con trai của ông là Charles II kế vị ngai vàng, còn Cromwell trở thành nhà độc tài quân sự. Năm 1685, Cromwell qua đời vì bệnh, vài tháng sau vua cũng qua đời, ngôi báu nước Anh về tay hoàng tử James II, em trai của Charles II. Sau khi đăng quang, vua James II đã tổ chức trấn áp phe đối lập, bài xích tân giáo, nâng cao vị thế của Thiên chúa giáo và xử tử những ai mang mầm móng phản đối. Vốn bất mãn với đức vua nên Quốc hội dự định đưa thân vương Wiliam (con rể vua James II) đang chấp chính tại Hà Lan về kế vị ngai vàng khi vua James II chết và không có con nối dõi. Wiliam nhận lời nhưng lúc này nước Pháp lo ngại về sự liên minh giữa Anh và Hà Lan nên đề nghị James II tổ chức đánh trả thân vương Wiliam.

Ngày 1-11-1688, thân vương Wiliam đưa 1 vạn quân, 1.000 bộ binh, 4.000 kỵ binh và 619 chiến thuyền đến nước Anh. James II cầu cứu quân Quốc hội nhưng không được hồi đáp. Ngoài mặt trận, quân hoàng gia liên tục bị đánh bại nên James II bỏ trốn khỏi London nhưng đã bị người dân bắt sống và giao cho thân vương Wiliam. Thân vương cho cha vợ mình sang Pháp sống lưu vong. Ngày 23-2-1689, thân vương Wiliam được công nhận là Quốc vương nước Anh, lịch sử gọi là Wiliam III. Tháng 10 cùng năm, Quốc hội Anh ban bố “Luật quyền lợi” và được Wiliam III chấp nhận. Cùng thời gian này, được sự hỗ trợ của Pháp, James II tổ chức nhiều trận “phục quốc” nhưng đều bị Wiliam III đánh bại. Cuộc cách mạng tư sản ở Anh kéo dài gần nửa thế kỷ chính thức khép lại. 

Các nhà nghiên cứu chính trị đánh giá, cuộc cách mạng tư sản Anh đã thành công nhờ có sự ủng hộ triệt để của nhân dân. Cuộc cách mạng này đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn và đem lại thắng lợi cho chính giai cấp tư sản, quý tộc mới, tuy nhiên quyền lợi của nhân dân lao động, lực lượng chính của cách mạng lại không được đáp ứng. Và chính nhờ cuộc cách mạng này trên thế giới đã hình thành một nhà nước kiểu mới, nhà nước cộng hòa với chế độ quân chủ lập hiến, vua không nắm thực quyền. Quyền lực nhà nước thuộc về Quốc hội mà các đại biểu là giới tư sản và quý tộc mới.

T. Phong
(Trích nguồn 102 sự kiện nổi tiếng thế giới)

Cách mạng tư sản Anh được đánh giá là

Cách mạng tư sản, theo học thuyết Marx, là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản (hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỷ 16 kéo dài tới thế kỷ 20. Nó đã thiết lập nền dân chủ tư sản và tạo ra phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đồng thời có một tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, là một bước tiến có ý nghĩa lịch sử trong xã hội loài người. Mặc dù vậy, những học giả chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng cách mạng tư sản vẫn là sự thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là xóa bỏ chế độ người bóc lột người.[1]

  • Cách mạng tư sản Hà Lan
  • Cách mạng tư sản Anh
  • Cách mạng tư sản Pháp
  • Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ
  • Cách mạng Tân Hợi
  • Cách mạng Thiên hoàng Minh Trị

  1. ^ PGS.TS. Phạm, Hùng Việt (2005). Từ điển bách khoa Việt Nam. Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

  • Cách mạng vô sản
  • Chủ nghĩa tư bản

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cách_mạng_tư_sản&oldid=68486351”

Câu hỏi: Vì sao nói cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng không triệt để?

A. Quyền lợi của nhân dân không được áp ứng

B. Do 2 giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.

C. Mới chỉ dừng lại ở mức mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

D. Đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa.

Lời giải:

Đáp án đúng: A. Quyền lợi của nhân dân không được áp ứng

Giải thích:

Đây là cuộc cách mạng chỉ mang lại thắng lợi, lợi ích của giai cấp tư sản và quý tộc mới, mà không mang đến cho người lao động như nông dân, thợ thủ công ,… bất cứ quyền lợi nào.

Cùng Top lời giải ôn tập kiến thức liên quan đến cuộc các mạng tư sản Anh nhé.

1. Nước Anh trước cách mạng

a. Nguyên nhân sâu xa:

-Chính trị:

+ Chế độ phong kiến kìm hãmlực lượng sản xuấttư bản chủ nghĩa. Nhiều thứ thuế được đặt ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè. Duy trì nhiều đặc quyền phong kiến => đời sống nhân dân cơ cực.

-Xã hội:Nhiều địa chủ vốn là quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa lấy lông cừu để cung cấp cho thị trường => giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa và trở thành tầng lớp quý tộc mới.

-Kinh tế:đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.

+ Nông nghiệp: phương thức sản xuất tư bản thâm nhập vào nông nghiệp.

+ Thủ công nghiệp: Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng như: luyện kim, làm sứ, len dạ.

+ Ngoại thương phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là bán len dạ và nuôi nô lệ da đen.

- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với phong kiến.

b. Nguyên nhân trựctiếp:

- Tháng 4-1640, Vua Saclơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len.

- Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.

- Saclơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía BắcLuân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.

2. Diễn biến cuộc cách mạng tư sản Anh

Tháng 8/1642, vua Sác-lơ Ituyên chiến với Quốc hội. Cuộc nội chiến chính thức bùng nổ, diễn ra từ năm 1642 – 1648. Phe Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân. Nhà vua có sự hỗ trợ từ quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.

Dưới áp lực của quần chúng, đầu năm 1949, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa do Crôm-oen (1599 – 1658) đứng đầu.

  • Cuộc cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao.

Sau đó, Crôm-oen đưa quân đi đánh Ai-len và Xcốt-len. Để bảo vệ quyền lợi, tư sản và quý tộc mới đã trao trọng trách cho Crôm-oen với tước Bảo hộ công. Nền độc tài quân sự được thiết lập (1653).

Sau khi Crôm-oen qua đời năm 1658, chính trị nước Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng. Quốc hội thỏa hiệp với lực lượng phong kiến cũ.

Tháng 12/1688, Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (quốc trưởng Hà Lan, con rể vua Anh) lên ngôi vua.

  • Chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh

a. Kết quả

- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

b. Ý nghĩa lịch sử

- Về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Các Mác viết "thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mở thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến".

-Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã thành công, chủ yếu vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh. Cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn. đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.

- Tuy nhiên quyền lợi của nhân dân lao động lại không được đáp ứng -> Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là cuộc cách mạng không triệt để.