Cách nhận biết có rắn trong nhà

Khi sơ ý bị rắn cắn, bạn không nên chủ quan vì có thể gây nguy hiểm nếu rắn là loài có nọc độc. Vậy làm sao để nhận biết vết cắn là của rắn độc hay rắn thường? Trường hợp bị rắn độc cắn, bạn cần xử lý ra sao?

Theo chuyên gia bệnh viện Bạch Mai, mỗi loại rắn cắn có đặc điểm khác nhau. Rắn độc thường cắn người rồi nhả ra ngay. Ở Việt Nam có 135 loài rắn, trong đó rắn độc khoảng 32 loài (chiếm 25%). Rắn độc có 2 họ, đó là rắn hổ và rắn lục.

Vết cắn của rắn độc và rắn thường khác nhau như thế nào?

Bạn có thể nhận biết mình có bị rắn độc cắn hay không bằng việc quan sát vết rắn cắn:

  • Rắn có độc: Đây là loại rắn nguy hiểm. Nạn nhân sau khi bị cắn thường có phản ứng ngay lập tức hoặc sau vài giờ. Người bị cắn thường có biểu hiện miệng bị cứng lại, mắt mờ, ứ đọng đờm nhớt, nôn ra máu. Nhìn vào vết thương sẽ thấy 2 vết răng nanh, mỗi răng cách nhau khoảng 5mm và một số vết răng nhỏ.
  • Rắn không độc: Không gây ra phản ứng cho nạn nhân. Nhìn vào vết cắn thấy 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và đặc biệt không có răng nanh.

Dấu hiệu bị rắn độc cắn là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị rắn độc cắn bao gồm:

  • Tại vết cắn bị sưng, tấy đỏ và bầm tím, lan ra xung quanh vết bị rắn cắn
  • Buồn nôn, tiếp theo là nôn mửa
  • Nổi các cục u ngứa trên da (phát ban hoặc mề đay)
  • Khó thở hay thở khò khè, tương tự như bệnh hen suyễn
  • Tinh thần lú lẫn, chóng mặt hoặc ngất xỉu

Nếu bị nhóm rắn hổ cắn

Các loại rắn như hổ mang, rắn ráo… (loại Colubridae) có độc tố thần kinh. Chỗ rắn cắn không đau lắm nhưng chân tê bại, mệt mỏi cao độ, buồn ngủ, muốn ngất, nấc, nôn, mạch yếu, huyết áp hạ, khó thở, hôn mê rồi tử vong sau 6 giờ.

Rắn lục có độc không? Rắn lục (loại Vipéridae) có độc tố gây xuất huyết. Toàn chi bị rắn cắn đau dữ dội, da đỏ bầm, có những đám xuất huyết, chỗ bị rắn cắn phù (sau dễ bị hoại tử). Sau 30 phút tới 1 giờ có hiện tượng nôn, ỉa lỏng, mạch nhanh nhỏ, huyết hạ, ngất xỉu.

Cách sơ cứu sau khi bị rắn cắn

Giữ cho nạn nhân bình tĩnh, hoảng loạn có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, khiến nọc độc lan nhanh. Bạn có thể trấn an rằng, vết cắn có thể được điều trị dễ dàng tại bệnh viện.

Hạn chế di chuyển nạn nhân và để nơi bị rắn cắn thấp hơn vị trí tim nhằm giảm tốc độ lan về tim của nọc độc. Bạn có thể nẹp đơn giản để cố định vùng bị cắn.

Cởi bỏ các trang sức như nhẫn hoặc vòng đeo nếu chỗ bị rắn cắn là tay hoặc chân, vì nơi bị cắn có thể bị sưng.

Vết cắn bắt đầu sưng và đổi màu tái là dấu hiệu nạn nhân bị rắn độc cắn.

Nếu có thể, hãy kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân như thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp. Nếu nạn nhân có dấu hiệu bị sốc (như tím tái), hãy đặt nạn nhân nằm xuống, nâng chân lên cao quá đầu và giữ ấm nạn nhân bằng chăn.

Mang theo con rắn đến nơi cấp cứu nếu bạn đã bắt được nó. Nếu không, bạn cũng không cần phí thời gian đi tìm vì rất nguy hiểm. Khi mang theo rắn, hãy lưu ý cẩn thận vùng đầu vì rắn vẫn có thể cắn sau khi chết nhiều giờ (do phản xạ).

Nếu không xác định được loài rắn đã cắn nạn nhân, bạn không nên cắt rạch trên vết rắn cắn và hút nọc độc vì rất nguy hiểm cho bạn và nạn nhân.

Nếu bị nhóm rắn hổ cắn

  • Băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón… Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.
  • Tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím và cồn.
  • Rạch nhẹ vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2 cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.
  • Hút máu tại chỗ rắn cắn để đưa bớt độc tố ra khỏi cơ thể nạn nhân. Hút đến khi thấy máu đỏ tươi chảy ra thì dừng lại.
  • Rửa lại vết cắn rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.

Nếu bị nhóm rắn lục cắn

  • Trước tiên cần giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Bạn lưu ý, với trường hợp này không cần garô, rạch rộng, hút máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
  • Khi sơ cứu xong cần chuyển nạn nhân tới ngay bệnh viện có khoa hồi sức cấp cứu. Tuyệt đối không đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.
  • Nếu bị rắn cắn sau 15-30′ mà vết cắn không đau, không phù, chỗ bị cắn không tê bại thì không phải rắn độc cắn.
  • Hãy đến phòng cấp cứu càng nhanh càng tốt để có thể được cấp cứu và chữa trị bằng thuốc thích hợp. Buộc vết thương thôi vẫn chưa đủ đảm bảo trừ khi nạn nhân sẽ được chăm sóc y tế trong vòng hơn 2 giờ sau khi bị cắn.

Làm thế nào để tránh rắn độc cắn?

Để tránh bị rắn cắn, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh những nơi có khả năng có rắn ẩn nấp, chẳng hạn như dưới tảng đá và gỗ.
  • Mặc dù hầu hết các loài rắn đều không có nọc độc, nhưng hãy tránh đụng chạm hoặc đùa giỡn với bất kỳ loài rắn nào.
  • Nếu bạn thường xuyên đi lại ở những vùng nguy hiểm, hãy mua bẫy rắn (có sẵn ở các cửa hàng cung cấp dụng cụ).
  • Đừng làm kích động một con rắn. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến các trường hợp bị rắn cắn nghiêm trọng.
  • Hãy dùng gậy để dò đường phía trước khi đi vào những khu vực tối.
  • Khi đi bộ đường dài trong một khu vực có rắn tiềm ẩn, hãy mặc quần dài và đi giày cổ cao.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cách nhận biết có rắn trong nhà
Con rắn độc dài hơn 1m bò vào phòng khách của nhà dân ở huyện Diễn Châu

Khoảng 2h sáng 3/7/2021, chị N.T.L. (SN 2000) ở làng Yên Phú, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đang ngủ ở nhà. Khi chị L. kéo chăn lên đắp, thì bị rắn độc cạp nia bò ra cắn vào cổ và cánh tay.

Chị L. nhanh chóng hô hoán lên và được người thân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Bắc. Xác định chị L. bị rắn độc cắn, nên cơ quan y tế đã chuyển xuống Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tiếp tục cấp cứu. Sau 5 ngày được điều trị tích cực nhưng chị L. không qua khỏi, đã tử vong ngày 8/7.

Tiếp đến, chiều ngày 10/7, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận cháu bé N.T.Q. (5 tuổi) trú tại xã Hưng Đông, TP. Vinh nhập viện cấp cứu do rắn cạp nia tấn công. Theo gia đình cháu Q: Khoảng 20h ngày 8/7, cháu Q. ra vườn nhà không may bị rắn cạp nia cắn vào chân phải.

Ngay sau đó, Q. được người thân đưa đi cấp cứu. Thời điểm nhập viện, cháu Q. vẫn tỉnh, không sốt, không khó thở, da niêm mạc hồng, không phù, không xuất huyết dưới da, tuyến giáp không to, hạch ngoại vi không sờ thấy, đồng tử 2 bên 2mm, cóphản xạánh sáng, tần số thở 25 lần/phút... Do được cấp cứu kịp thời, sức khỏe cháu Q. đã dần ổn định và qua cơn nguy kịch.

Ngày 14/7, anh Hoàng Phúc, trú tại xóm Mỹ Thượng, xã Hưng Lộc, TP. Vinh (Nghệ An) cho biết, con chó Pitbull nặng gần 60kg của gia đình vừa bị một rắn hổ mang cắn chết ngay trong đêm. Theo anh Phúc, vào khoảng 21h ngày 13/7, một con rắn hổ mang đã bò vào nhà anh. Con chó Pitbull nặng khoảng gần 60kg nhìn thấy nên đã chạy lại. Không may con chó này bị rắn cắn và chết sau đó khoảng 10 phút. Ngay khi phát hiện sự việc, anh Phúc đã dùng xẻng đập chết con rắn.

Đó là một số trường hợp rắn độc bò vào khu vực dân cư (nhà ở, vườn, sân) gây ra những vụ việc đáng tiếc. Những ngày qua, nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp rắn độc bò vào nhà ở, nhà tắm, nhà kho, sân… bị người dân phát hiện kịp thời.

Vì sao, chỉ trong một thời gian ngắn đã xuất hiện nhiều loại rắn độc bò vào nhà dân gây tâm lý hoang mang cho mọi người. Theo nhiều người dân địa phương, những ngày qua, nhiều khu vực ở Nghệ An nắng nóng, thời tiết hanh khô khó chịu, độ ẩm thấp…; trong khi khu vực nhà dân với bể nước, nhà tắm… có độ ẩm cao đã là môi trường lý tưởng thu hút sự chú ý của các loài rắn.

Cách nhận biết có rắn trong nhà
Sự việc cô gái trẻ N.T.L tử vong do rắn cạp nia cắn khiến nhiều người xót xa

Nhiều người còn lý giải rằng, lý do khiến rắn cạp nong hay cạp nia thường đi vào khu vực nhà dân, là do mùa Hè nóng bức, chúng ta thường sử dụng điều hòa để làm mát và hệ thống đường ống thoát nước điều hòa, là một nơi rắn vô cùng ưa thích. Rắn có thể chui theo đường ống thải và chui vào trong mặt lạnh của điều hòa; lúc này rắn có thể chui vào phòng thông qua cửa gió của máy điều hòa, đó cũng chính là lý do rắn có thể leo lên tầng 2 hay thậm chí tầng 10.

Một lý do nữa khiến rắn rất thích chui vào hệ thống điều hòa, là do đây cũng là một trong những nơi mà chuột rất thích làm tổ. Như vậy, bên cạnh việc tìm kiếm nguồn nước, thì điều hòa là nơi lý tưởng để rắn có thể tìm kiếm thức ăn. Ngoài ra, nhà vệ sinh, bể nước, khu vực xả nước thải… cũng là nơi có nguồn nước mà rắn có thể chui vào do thói quen uống nước mát của rắn; hoặc có thể rắn tìm đến để chống lại cái nắng nóng gay gắt.

Vậy nên với những gia đình có cây cối rậm rạp, không nên lắp đặt ống thoát nước thải điều hòa sát mặt đất (nếu thấp thì nên bọc lưới kẽm ở đầu ống). Một cách đơn giản khác để đề phòng rắn xung quanh nhà, những người có chuyên môn khuyên rằng: Có thể sử dụng bột sulfur hay Enta snake powder, bột hùng hoàng (tên khoa học là: Arsenic sulfide)..., rắc quanh nhà để đuổi rắn đi; đồng thời diệt chuột thường xuyên để triệt tiêu nguồn thức ăn của rắn.

Còn người dân quê thì vẫn truyền tụng những cách phòng chống rắn vào nhà rất hiệu quả như: Trồng cây nén, cây sả, cây lưỡi hổ, cây sắn dây… để tinh dầu, mùi nồng của những loại cây này xua đuổi rắn. Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, phát quang bụi rậm quanh nhà; khi rắn đã bò vào trong nhà, thật bình tĩnh, dùng gậy dài để nhẹ nhàngxua rắn ra phía cửa rồi tìm cách xử lý chúng.

Báo động rắn độc cắn mùa nước nổi