Cách phơi cọ trang điểm

Cọ trang điểm là vật dụng có quyết định “sống còn” với lớp make up. Nếu thường xuyên sử dụng mà không biết cách vệ sinh cọ trang điểm thì chẳng khác gì bạn đang tự tạo mối nguy cho làn da của mình.

Tại sao nên vệ sinh cọ trang điểm?

Trong quá trình sử dụng, cọ trang điểm sẽ rất nhanh tồn đọng các cặn mỹ phẩm trang điểm, bã nhờn và thậm chí là môi trường cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, việc vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên là rất cần thiết và có nhiều lợi ích cho da.

  • Tránh tình trạng kích ứng da, nổi mụn hay viêm nhiễm da.
  • Cọ sạch giúp lớp trang điểm đều màu, mịn màng
  • Hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông bởi bụi bẩn
  • Tăng độ đàn hồi và mềm mại cho lông cọ, kéo dài tuổi thọ của cọ

Cách phơi cọ trang điểm
Vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên tránh gây kích ứng da

Bao lâu thì cần vệ sinh cọ? 

Chúng ta nên vệ sinh cọ trang điểm với tần suất thế nào là phù hợp? Thông thường mọi người hay nghe nói chỉ cần hàng tuần là đủ nhưng thật ra có một số vật dụng nên vệ sinh hằng ngày vì chúng có nguy cơ tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn từ da thừa và dầu nhờn trên mặt nhiều hơn bình thường.

  • Đối với cọ dùng với bột như phấn hồng, phấn phủ: 1-2 lần/ tuần là đủ.
  • Dụng cụ sử dụng cho sản phẩm dạng lỏng hoặc kem như kem nền, kem che khuyết điểm và phấn mắt: Nên làm sạch hằng ngày vì chúng để chứa vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Với bọt biển: Cũng nên vệ sinh hằng ngày, sau mỗi lần sử dụng vì bọt biển hay thường xuyên bị ẩm ướt nên cũng dễ sinh sôi vi khuẩn. 

Nên vệ sinh cọ trang điểm bằng sản phẩm nào? 

Cọ trang điểm nên được thường xuyên vệ sinh để tránh gây hại cho da và xài lâu hơn. Việc chọn sản phẩm làm sạch cọ trang điểm tuỳ thuộc nhu cầu và tần suất trang điểm của mỗi người.

  • Dung dịch vệ sinh cọ trang điểm chuyên dụng: dành cho các cô nàng thường xuyên trang điểm, bạn nên chọn các loại nước rửa cọ có thành phần dịu nhẹ tránh gây kích ứng.
  • Các sản phẩm có sẵn tại nhà như sữa tắm em bé, dầu gội dịu nhẹ, sữa rửa mặt, nước rửa chén: có hoạt động hiệu quả trong việc tẩy sạch mỹ phẩm dạng lỏng, nhũ hóa các lớp nền và kem che khuyết điểm. Chúng đều có công dụng làm sạch cọ mà không khiến cọ mất đi mềm mại và đàn hồi.

Một vài người lại dùng dầu oliu hoặc dấm nhưng thực sự đây không phải là cách vệ sinh cọ trang điểm nên dùng, tốt hơn là kết hợp với những sản phẩm tẩy rửa dịu nhẹ như trên.

Cách phơi cọ trang điểm

Đừng “lười” vệ sinh cọ trang điểm nếu bạn không muốn tổn thương da và khiến lớp makeup kém hoàn hảo

Từ A - Z cách vệ sinh cọ trang điểm

Sau khi có được thông tin về tần suất và sản phẩm vệ sinh, hãy cùng bắt tay vào thực hiện cách vệ sinh cọ trang điểm theo 7 bước Thefaceshop hướng dẫn:

Bước 1:

Nên làm ướt cọ bằng nước ấm. Chú ý không nên dính nước vào thân cọ vì sẽ dễ làm mất đi lớp keo dính.

Bước 2:

Cho một ít sản phẩm tẩy rửa ra lòng bàn tay, trộn thêm chút dầu oliu nguyên chất nếu có để dưỡng ẩm cho đầu cọ.

Bước 3:

Xoay nhẹ đầu cọ trong lòng bàn tay vào dung dịch vệ sinh tầm 15-20 giây. Nên kết hợp luồn lông cọ qua các ngón tay để làm sạch kỹ hơn. Chỉ cần xoay nhẹ, tránh ấn mạnh làm mất dáng cọ. Hoặc cũng có thể cho dung dịch vào chén nhỏ và ngâm cọ. Nếu số lượng cọ cần vệ sinh nhiều thì bạn cũng cần thay nước làm sạch nhé.

Bước 4:

Xả lại bằng nước sạch trong ít nhất 20-30 giây để đảm bảo hết xà phòng.

Bước 5:

Dùng tay vuốt nhẹ xuôi chiều lông cọ cho bớt nước. Bạn cũng có thể dùng khăn khô, sạch bóp nhẹ thấm bớt nước; không cần kéo/ chà xát mạnh tay.

Bước 6:

Dùng tay vuốt nhẹ điều chỉnh lại hình dạng đầu cọ, nếu cọ bị "méo" trong lúc ướt thì sau khi khô cũng sẽ giữ nguyên hình dạng như vậy.

Bước 7:

Hong khô nơi thoáng mát, tránh ánh nắng quá mạnh.

Cách phơi cọ trang điểm

Tránh để dầu cọ tiếp xúc với khăn ẩm để hạn chế xuất hiện vi khuẩn

Lưu ý khi vệ sinh cọ trang điểm

Nếu biết cách rửa cọ trang điểm đúng cách, đúng lúc thì tuổi thọ các dụng cụ làm đẹp này có thể trong vài năm. Việc rửa cọ cũng có một số lưu ý đơn giản.

  • Cách phơi cọ trang điểm: không nên phơi trong khi đầu cọ tiếp xúc với khăn lông, nước đọng ở khăn gây ẩm ướt sẽ dễ khiến lông cọ bị nhiễm khuẩn; cũng không dựng đứng cọ vì nước sẽ chạy ngược lại chân cọ khiên phần thân dễ bung ra sớm.
  • nếu thường xuyên sử dụng thì nên thay thế cọ trang điểm sau 3 tháng để vừa giữ vệ sinh vừa đảm bảo hiệu quả trang điểm.
  • Ngoài ra túi đựng cọ cũng không phải là nơi "trú ngụ" thích hợp nếu bạn cũng không thường xuyên vệ sinh. Tốt hơn nên có cốc đựng để cọ được thoáng khí hơn. Và khi thấy phần lông cọ bắt đầu mất dáng, rơi rụng thì đó là lúc bạn cần thay thế đấy.

Nguồn tham khảo

3 Ways to Clean Brushes - https://www.wikihow.com/Clean-Brushes

How to Clean Makeup Brushes - How Often Should You Clean Makeup Brushes - https://www.elle.com/beauty/makeup-skin-care/news/a15532/how-to-clean-makeup-brushes/

How to Clean Makeup Brushes - Best Makeup Brush Cleaners and Tips - https://www.goodhousekeeping.com/beauty/makeup/g2822/how-to-clean-makeup-brushes/

Cách phơi cọ trang điểm

Nếu cọ không được vệ sinh sạch sẽ dẫn tới những hậu quả không đáng có như mụn viêm, mẩn ngứa, lớp trang điểm bị bong tróc và sần sùi.

Cách vệ sinh cọ trang điểm qua loa và những tác hại khôn lường

Cọ trang điểm vô hình trở thành dụng cụ truyền nhiễm vi khuẩn nếu bạn không bảo quản và vệ sinh đúng cách. Thông thường, nếu không rửa cọ mà cứ sử dụng đi sử dụng lại thì cọ của bạn 1 nửa sẽ là vi khuẩn và nửa còn lại là phấn trang điểm bám lại. Những vi khuẩn này được tích lâu ngày và lẫn cùng mỹ phẩm sẽ khiến da bị mẩn, không đều màu, bong tróc và tệ nhất là dễ bị nổi mụn.

Ngoài ra, việc bảo quản cọ ở những nơi ẩm ướt, không được tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên như phòng tắm cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Nếu bạn không tiếc tay chi tiền cho mỹ phẩm hàng hiệu đắt tiền nhưng lại ít lưu tâm tới cách vệ sinh cọ trang điểm đúng cách thì cũng khiến tác dụng của mỹ phẩm giảm sút.

Sau một thời gian, bạn sẽ thấy lớp trang điểm của mình không còn mịn màng, độ tán màu mới không được mềm, mướt, đều và chuẩn như ban đầu. Vậy nên cách giặt cọ trang điểm rất quan trọng nếu bạn muốn có lớp makeup tự nhiên, căng bóng.

Các bước vệ sinh cọ trang điểm đúng cách

Cách phơi cọ trang điểm

Dưới đây là 7 bước cơ bản trong cách vệ sinh cọ trang điểm mà bạn nên biết.

Đây là bước rất quan trọng trong các cách vệ sinh cọ trang điểm. Đầu tiên, bạn đặt cọ hướng xuống dưới vòi nước, mục đích là để nước không chảy vào phần kẹp kim loại trên cán cọ và làm hỏng keo dán đầu cọ. Sau đó, bạn cho nước chảy vào đầu cọ đến khi rửa trôi gần hết các sản phẩm trang điểm cũ.

Bạn chú ý, nên để đầu cọ được đặt nghiêng xuống dưới vòi nước. Đầu cọ sẽ rất dễ bị hỏng nếu nước chảy vào phần kẹp kim loại ở cán cọ. Di chuyển và xòe đầu cọ để nước chảy vào giữa giúp cọ sạch hơn.

Lưu ý: Không sử dụng nước nóng vì sẽ khiến đầu và lông cọ bị hỏng.

Đầu tiên, bạn đổ nước ấm vào bát hoặc cốc nhỏ khoảng 60ml (1/4 cốc, tùy vào cốc bạn sử dụng). Sau đó, bạn có thể pha xà phòng vào nước trong cốc hoặc thoa trực tiếp lên cọ trong trường hợp cọ có nhiều bụi phấn trang điểm hoặc bị vón.

Cách phơi cọ trang điểm

Một trong những cách vệ sinh cọ trang điểm tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn là ngâm cọ. Bạn có thể pha 1 thìa cà phê dầu gội đầu trẻ em vào cốc nước ấm, khuấy nhẹ và ngâm đầu cọ trong 10 phút. Trước khi lấy cọ ra, xoay nửa dưới đầu cọ trong hỗn hợp để nước không chảy vào cán cọ rồi lấy ra.

Tiếp tục vuốt đầu cọ dưới vòi nước ấm đến khi bạn thấy nước trong thì ngừng. Lưu ý: Tránh làm ướt cán cọ và cần rửa cọ nhiều lần để làm sạch tuyệt đối. không lấy cọ ra khi nước còn đục vì cọ vẫn chưa sạch hoàn toàn.

Dùng khăn bông và nhẹ nhàng thấm hết nước trên cọ hoặc gấp khăn quấn quanh đầu cọ và dùng ngón tay bóp để nước thấm hết ra khăn.

Điều chỉnh hình dạng của đầu cọ là bước rất quan trọng trong cách vệ sinh cọ trang điểm. Bạn cần chỉnh lại đầu cho thẳng, không để bị cong, dùng ngón tay kéo thẳng, xòe đầu cọ về hình dáng ban đầu.

Cách phơi cọ trang điểm

Ở bước cuối cùng này, bạn không đặt cọ trên khăn nữa vì việc này gây ra tình trạng khó thoát nước, ẩm mốc và có mùi ở đầu cọ. Thay vào đó, hãy đặt cọ trên bàn với đầu cọ ở mép ngoài bàn, có ánh sáng tự nhiên để cọ mau khô.

Sau khi cọ khô hoàn toàn, làm bông đầu cọ bằng cách lấy tay vuốt theo chiều ngang ở đầu cọ, đặt cọ đứng trong cốc hoặc xếp ngay ngắn trên bàn. Nếu bạn muốn cho cọ vào túi xách để mang đi làm hoặc du lịch, hãy xếp chúng vào túi hoặc hộp chuyên dụng, không để lẫn với vật dụng khác.

Nên vệ sinh cọ trang điểm bao lâu một lần?

Nên rửa cọ trang điểm bao nhiêu lâu một lần là câu hỏi của rất nhiều người. Tuy nhiên, câu trả lời phụ thuộc vào nhu cầu, tần suất cũng như loại cọ mà bạn sử dụng.

Đối với loại cọ dạng lớn dùng để đánh phấn, kem nền hay kem che khuyết điểm mà bạn thường xuyên sử dụng khi trang điểm thì tốt nhất là nên vệ sinh 1 tuần 1 lần.

Còn đối với cọ vẽ mắt, môi, che khuyết điểm thì bạn nên vệ sinh cọ mỗi ngày hoặc tuần 1 lần là tốt nhất.

Các loại cọ khác, tốt hơn hết bạn nên vệ sinh mỗi tháng 1 lần.

Những lưu ý quan trọng trong cách vệ sinh cọ trang điểm

Cách phơi cọ trang điểm

Để vệ sinh cọ trang điểm đúng cách, bạn cần lưu ý:

Nước vệ sinh cọ trang điểm là yếu tố then chốt trong cách làm sạch cọ trang điểm mà bất cứ bạn gái nào cũng nên biết.

Bạn có thể vệ sinh cọ bằng những dung dịch chuyên dụng, có bán ở các shop mỹ phẩm hoặc mua online.
Tuy nhiên, trước khi vệ sinh cọ, bạn nên chọn dung dịch có thành phần tẩy rửa nhẹ để tránh gây kích ứng da mặt. Ưu điểm lớn nhất của những loại nước tẩy rửa chuyên dụng này là ngăn ngừa chất nhờn bám lại trên cọ một cách hiệu quả nhất.

Hoặc nếu bạn muốn công đoạn rửa cọ trang điểm đơn giản và ít phức tạp hơn thì có thể sử dụng nước rửa cọ là những nguyên liệu sẵn có tại nhà như dầu gội trẻ em, cồn, sữa rửa mặt.

Rất nhiều người khi phơi cọ còn ướt, vẫn giữ thói quen đặt đứng đầu cọ như khi cọ khô. Điều này hoàn toàn sai lầm và có thể gây ra rỉ sét hoặc mục cán cọ. Ngoài ra, việc này khiến lớp keo dán đầu cọ bị bong tróc.

Khi sử dụng máy sấy, sức nóng này sẽ khiến sợi lông trên cọ bị hỏng, kể cả khi đó là sợi lông tự nhiên như lông chồn hay lông lạc đà. Thông thường, lông cọ trang điểm thường yếu hơn tóc của bạn, vậy nên hãy sử dụng những biện pháp nhẹ nhàng khi làm khô cọ nhé.

Cách phơi cọ trang điểm

Cách vệ sinh cọ trang điểm hoàn hảo nhất là bạn nên tránh sử dụng sản phẩm tẩy rửa có tính bào mòn mạnh và mùi nồng nặc, khó làm sạch hoặc làm hỏng đầu cọ như bột giặt, nước rửa bát có tính tẩy mạnh, dầu giấm, sản phẩm tẩy tế bào chết…

Điều này không chỉ áp dụng với cọ mà còn cả với cách vệ sinh dụng cụ trang điểm khác.

Nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian trong việc chăm sóc cọ và bỏ qua các bước làm sạch cầu kỳ thì có thể mua máy vệ sinh cọ chuyên dụng. Máy sẽ giúp cho quá trình làm sạch trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.

Với những thông tin hữu ích về cách vệ sinh cọ trang điểm trên, Harper’s Bazaar Vietnam hy vọng bạn sẽ biết cách chăm sóc, bảo quản cũng như lưu ý khi rửa cọ trang điểm cá nhân. Vì một lớp makeup đẹp và mịn màng, đừng quên vệ sinh cọ ngay từ hôm nay bạn nhé.

>> Xem thêm:BỘ TRANG ĐIỂM CƠ BẢN GỒM NHỮNG GÌ?

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam