Cách sử dụng cây gậy của nhà quản trị

Trần Quí Thanh

Cách sử dụng cây gậy của nhà quản trị
Nguồn hình: Báo DNSG

Kính thưa chú

Cảm ơn chú đã trả lời rất nhanh câu hỏi của chúng cháu (Bài Tìm người “vừa khôn vừa ngoan” đó ạ.) Nay chúng cháu lại gởi tới chú câu hỏi “xưa như trái đất” nhưng lúc  nào cũng thời sự, đó là: dùng cây gậy hay củ cà rốt để tạo động lực cho nhân viên? Nếu buộc phải chọn một trong hai biện pháp nói trên thì chú chọn cái nào, củ cà rốt hay cây gậy ạ? Mong chú hồi âm.

Kính chúc chú vạn an

Chủ nhiệm CLB.

Lê Minh Hòa (Thanh Hoá): 

—–

Lê Minh Hòa mến!

“Cây gậy và củ cà rốt” tồn tại song song trong các tổ chức, doanh nghiệp. “Củ cà rốt” là khen thưởng, “cây gậy” là xử phạt.

Khen thưởng là tiền, tăng lương, tuyên dương, cho đi du lịch, thăng tiến, xu phạt là cắt giảm lương, kiểm điểm, cắt thưởng…

Cháu tự nghĩ về bản thân, sẽ biết rằng cháu thích “cây gậy” hay thích “củ cà rốt”. Có nghĩa là cháu thích khen thưởng hay thích bị xử phạt. Đương nhiên ai cũng muốn khen thưởng thôi phải không cháu.

Cho nên, trong quản trị nhân sự của doanh nghiệp, cháu nên hướng đến việc khen thưởng hơn là đe dọa, trừng phạt. Đương nhiên không thể không dùng “cây gậy” đối với những trường hợp không tuân theo quy định của tổ chức, doanh nghiệp.

Để nhân viên, người lao động làm việc tốt hơn, cháu nên đưa ra những lời động viên và các chính sách lợi ích. Nhưng cũng rõ ràng minh bạch về sự xử phạt. Cũng đừng bao giờ từ bỏ sự trừng phạt. Củ cà rốt là động lực chính cho người lao động, nhưng cần có cậy gậy thì sự thúc đẩy động lực cho người lao động mới thực sự có hiệu quả.

Cho nên không thể có việc chọn một trong hai củ cà rốt hay cây gậy cháu ạ. Chúng ta cần cả hai, vấn đề là dùng nó thật thích hợp, thật khéo léo.

Doanh nghiệp nên tổ chức bình chọn nhân viên xuất sắc của tháng, của quý, của năm để khích lệ và định hình những thành tích và hành vi được mong đợi và được tuyên dương đối với tổ chức.

Với đa số con người, luôn có tâm lý thích được nghe lời khen, cho nên khi có nhân viên làm việc tốt, cháu phải tuyên dương trước tập thể. Nhưng với người làm việc chưa tốt, cũng cần phản hồi rõ ràng, kịp thời. Đưa ra hai cách giải quyết này, để cháu thấy được là nên sử dụng biện pháp “cây gậy” hay “củ cà rốt”. Đó là sự khéo léo.

Tuy nhiên phản hồi là 1 kĩ năng quan trọng của người lãnh đạo để giúp cho nhân viên thay đổi hành vi kịp thời, chứ không phải cố tình làm mất danh dự của người khác. Đừng tưởng cứ bêu tên người làm việc kém ra trước tập thể là để răn đe, mà đôi khi đây là cách xử phạt phản tác dụng.

Một giám đốc doanh nghiệp biết sử dụng khéo léo “củ cà rốt” và “cây gậy, sẽ luôn nghĩ ra nhiều cách khác nhau để động viên, khen thưởng, thay vì ngồi tìm các biện pháp đe dọa, xử phạt. Tuy vậy đừng vì nể nang, vì sợ mất lòng mà ỉm đi sự xử phạt cũng là một sai lầm lớn. Thủ tiêu trừng phạt đồng nghĩa với việc biến khen thưởng thành hình thức, vô tác dụng.

Tóm lại khôn khéo là điều cần phải chú trọng nhất trong việc lựa chọn củ cà rốt hay cây gậy trên cơ sở tôn trọng người lao động.

Chúc cháu thành công, có gì cần cứ gửi thư cho chú nhé.

Trần Quí Thanh
(Hãy viết thư cho tôi: )

Để vận hành và quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả thì chắc hẳn việc áp dụng thưởng phạt một cách hợp lý là điều mà bất cứ lãnh đạo nào cũng áp dụng. Một trong những nghệ thuật giúp quản trị hiệu quả đó là “cây gậy và củ cà rốt” nghệ thuật là là gì? nên áp dụng như thế nào cho hiệu quả. Hãy cùng MISA đi tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây

Nghệ thuật quản trị doanh nghiệp bằng “cây gậy và củ cà rốt” là gì?

Thuật ngữ “cây gậy và củ cà rối” không còn xa lạ đối với các doanh nhân hoặc quản lý lãnh đạo. Cây gậy ở đây đại diện hình phạt, quyền lực còn cà rốt là phần thưởng làm mồi nhử. Trong doanh nghiệp việc áp dụng thưởng phạt sẽ tạo áp lực cho nhân viên của mình, giúp họ có thể làm việc tốt hơn.

Thuật ngữ “cây gậy và củ cà rốt” có nguồn gốc xuất phát từ “chính sách cây gậy lớn” của cựu tổng thống Mỹ Theodoro Roosevelt rằng: Khi nói chuyện với đối thủ cần nhẹ nhàng ôn hòa, nhưng trong tay thì cần phải có cây gậy to để làm áp lực. Đường lối ngoại giao này chú trọng đến chính trị quốc tế, duy trì sức mạnh và khống chế của Mỹ, không ngại dùng vũ lực để can thiệp quân sự. Cây gậy là vũ lực là yêu cầu, đòi hỏi của Mỹ đối với các quốc gia khác trên thế giới. Còn “củ cà rốt” là dùng tiền bạc, quyền lợi… làm miếng mồi nhử. Chính sách này dựa trên cơ sở hai chính sách: “Ngoại giao đô la” (Dollar Diplomacy) của William Howard Taft – Tổng thống thứ 27 và “Cây gậy lớn” của Theodore Roosevelt – Tổng thống thứ 26 của Mỹ.

Đến nay, khi mà tâm lý học phát triển và phân tích rõ hơn về hành vi con người, thuật ngữ “cây gậy và củ cà rốt” không còn là yếu tố duy nhất để thúc đẩy tinh thần làm việc trong tổ chức nữa.

Nhà bác học Thomas Edison từng nói, thành công là thứ được tạo ra từ 99% nỗ lực và chỉ 1% là nhờ vào tài năng. Doanh nghiệp cũng vậy, muốn thành công cần có một đội ngũ nhân viên tận tâm. Nhưng thực tế các nhà quản trị ngày nay thường không có khả năng truyền động lực cho nhân sự, bởi ngoài phương pháp “cây gậy và củ cà rốt” thì các nhà quản trị đang dựa quá nhiều vào trực giác và kinh nghiệm của bản thân để tạo động lực cho nhân sự của mình. Nhiều người nghĩ rằng có thể dùng tiền hoặc hình phạt để giải quyết tất cả. Họ đưa ra số tiền thưởng khổng lồ hoặc hình phạt nặng để thúc ép nhân viên. Nhưng đó không phải là cách hay và cũng không mang lại hiệu quả.

Trừng phạt nhân viên (cây gậy) chỉ như dùng thuốc hạ sốt. Muốn công ty có “cơ thể” khỏe mạnh, tất phải dùng phép trị bệnh (củ cà rốt). Nhà quản lý đã biết nghệ thuật sử dụng cây gậy và củ cà rốt trong quản trị doanh nghiệp chưa? Trả lời cho câu hỏi trên, Giám đốc Viện nghiên cứu Affective Brain Lab, Phó giáo sư khoa học thần kinh nhận thức Tali Sharot của Đại học London đã có bài viết dưới đây, được đăng trên Havard Business Review.

Có thể nói, lý thuyết “cây gậy và củ cà rốt” đã được phổ biến và áp dụng tại hầu hết mọi doanh nghiệp trên toàn thế giới. Song, lựa chọn giữa cây gậy hay củ cà rốt và sử dụng chúng như thế nào để tạo động lực nhiều hơn cho nhân viên thì không phải ai cũng nắm rõ.

Chính vì vậy thách thức đặt ra cho nhà quản lý là làm sao luôn tạo động lực cho nhân viên của mình. Bạn có thể giúp một số nhân viên đạt được điều mình mong muốn nhưng nếu bạn sai lầm nó sẽ là con dao 2 lưỡi bởi vì:

Nếu quá nhiều “cà rốt”?

Trong vòng 10 năm từ 1990-2000, Hãng Herculean dù hết sức nỗ lực nhưng doanh thu và lợi nhuận của hãng vẫn giảm, ít hơn 40%. Giám đốc điều hành vẫn quyết định thưởng đều cho tất cả nhân viên. 40% nhân viên, những người làm việc hiệu quả, cảm thấy mình không được đánh giá cao vì bị cào bằng so với 60% còn lại nên nảy sinh tâm lý làm cho có. Như vậy khi cho quá nhiều cà-rốt, bạn đã làm giảm sút động lực của toàn thể nhân viên.

Vung quá nhiều “cây gậy”?

Hãy xem bài học từ câu chuyện sử dụng cây gậy và cà rốt của Giám đốc điều hành VC-backed. Nhà quản lý thay vì có các chính sách thưởng cho nhân viên thì lại đưa ra hình thức phạt. Trong việc sử dụng quá nhiều gậy, ông đã làm mọi người mất niềm hăng say làm việc và mất sự gắn bó với công ty. Điều này tác động tiêu cực đến hoạt động và bộ máy làm việc của công ty khi mà người nhân viên cảm thấy không thoải mái.

Và vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là chúng ta nên sử dụng hình thức nào, cây gậy hay củ cà rốt, để có thể đạt được kết quả tối ưu, và câu hỏi quan trọng hơn tất thảy là sử dụng chúng như thế nào?

Giới khoa học thần kinh chỉ ra rằng:

  • Khi muốn thúc đẩy ai đó thực hiện hành động (ví dụ như muốn nhân viên làm thêm giờ hoặc đạt kết quả cao), phần thưởng sẽ có hiệu quả hơn hình phạt.
  • Điều ngược lại cũng đúng, khi muốn ngăn ai đó thực hiện hành động (ví dụ như cấm chia sẻ thông tin mật hoặc sử dụng tài liệu của tổ chức cho mục đích cá nhân), hình phạt sẽ có hiệu quả hơn.

Sử dụng cây gậy và cà rốt như thế nào để không bị tác dụng ngược?

Một vài lưu ý về nghệ thuật sử dụng cây gậy và củ cà rốt đã được tác giả bài viết đưa ra sau rất nhiều nghiên cứu:

  • Nếu sử dụng cách tiếp cận cà-rốt, cơ cấu giải thưởng bạn đưa ra phải công bằng và rõ ràng.
  • Chiến lược cây gậy phải đảm bảo nó là công cụ ngắn hạn để đạt được mục tiêu thực tế và đầy tham vọng.
  • Để tối ưu hóa năng suất và động lực, sử dụng cả hai thái cực và nếu có thể và luôn giữ cân bằng giữa thưởng và phạt.

Chúc các bạn thành công!

 458 

Cách sử dụng cây gậy của nhà quản trị