Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ thảo mộc

1. Điều chế thuốc sâu từ ớt, tỏi, gừng

- Tác dụng: Ớt, tỏi, hành, gừng là một trong những loại củ quả có chứa một hàm lượng axit cao gây tác động mạnh đến các bộ phận nhạy cảm đến mắt, da của những loại sâu bệnh hại. Do đó có thể diệt trừ và xua đuổi chúng

- Pha chế: Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau: 1 kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng trộn với 3 lít rượu. Đầu tiên, bạn giã nhỏ gừng, tỏi ớt tiếp theo ngâm vào các chum hay thùng kín, đổ khoảng 1 lít rượu vào và bịt kín. Trong quá trình ngâm không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng, hoặc để hở, tránh làm bay mất hơi rượu.

- Ngâm từng loại nguyên liệu riêng hay ngâm chung cả 3 loại vào 1 thùng. Nếu ngâm riêng thì 1 kg nguyên liệu ta ngâm chung với 1 lít rượu. Nếu ngâm chung thì ngâm cả 3 loại với 3 lit rượu… Đây là nước cốt tinh để pha chế khi phun.

- Thời gian ngâm tốt nhất là 15 ngày, mục đích là để cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Như vậy, tỷ lệ các chất gây cay trong dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại.

Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ thảo mộc

2. Thuốc trừ sâu sản xuất từ cây hành tăm

- Tác dụng: Chống nấm, trừ sâu, xua đuổi sâu bọ nhẹ. Tiêu diệt các loại côn trùng, sâu: Rệp vừng, bướm hại bắp cải, bét, ruồi hại cà chua, ve, bọ bay màu trắng, bệnh chết cây non do quá nhiều nước, bệnh tàn rụi muộn, bệnh đốm lá cà chua, chuột nhắt và chuột chũi…

- Hướng dẫn pha chế: Ta cần 10 - 100 gr củ hành tăm giã nhỏ với 1 lít nước, để trong thùng có nấp 4 - 7 ngày trước khi phun.

3. Thuốc trừ sâu sản xuất từ lá cà chua

- Tác dụng: Trong lá cà chua có chứa nhiều Alkaloids, một loại hóa chất có tác dụng diệt và đuổi côn trùng rất hiệu quả, nhất là rệp vừng, bướm đêm, sâu rầy, bù lạch vv…

- Cách pha chế: Dùng khoảng 2 bát lá cà chua nghiền nát ngâm với 2 cốc nước qua đêm, sáng ra gạn lấy nước trong, pha thêm hai cốc nước rồi đem phun vào cây trồng, nhất là loại rau thơm, gia vị.

- Chú ý: Lá cà chua rất độc, gia súc không ăn. Bạn nên trồng xen canh một vài cây cà chua trong vườn để xua đuổi vài loài sâu bọ.

4. Chế thuốc trừ sâu từ thuốc lá

- Tác dụng: Thuốc lá cũng là một loại thảo mộc giúp tăng khả năng diệt trừ sâu bọ. Điển hình như các loại bọ trĩ, sâu đục thân, bọ xít dài, sâu cuốn lá nhỏ… các loại rệp ngô, rệp đậu tương, sâu khoang, sâu ba ba trên rau muống, sâu khoang ở cây táo, nhện đỏ ở cam chanh…

- Cách pha chế: Để chế thuốc người ta lấy lá thuốc cho vào ngâm 1 ngày trong nước lã với tỷ lệ 1 kg lá/ 20 - 40 lít nước. Sau đó vớt ra nghiền nhỏ rồi lọc đem đi phun.

Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ thảo mộc

Gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, thôn 9, xã Tào Sơn cũng đang sử dụng loại thuốc trừ sâu sinh học này cho toàn bộ 3 sào bí của gia đình. Nhờ việc sử dụng chế phẩm trừ sâu chiết xuất từ thảo mộc nên số lượng sâu hại giảm đáng kể, chi phí phun thuốc giảm 40 - 50%. Cách làm này cũng được gia đình chị Tâm tiến hành cho các loại cây trồng khác. Loại hỗn hợp này có thể tiêu diệt được 85 - 90% sâu hại. Thời gian bảo quản và sử dụng thuốc tự chế này lên tới 4 - 5 tháng.

Hiện nay loại thuốc trừ sâu này được nhiều hộ dân dùng phun đại trà cho các loại rau màu, cây ăn quả, lúa để vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân vừa cung cấp sản phẩm tốt cho cộng đồng. Với nhiều ưu điểm hơn hẳn so với những sản phẩm thuốc trừ sâu khác như: có thể trừ được nhiều loại sâu, bọ gây hại như sâu tơ, sâu đục thân, sâu đục quả, nhện đỏ, bọ xít xanh... hiệu lực của thuốc kéo dài do thuốc có khả năng diệt trừ được cả trứng, sâu non và sâu trưởng thành; không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước.

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435

(PLO)- Tận dụng các sản phẩm thiên nhiên, chúng ta có thể chế tạo ra thuốc trừ sâu tự nhiên, bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe con người.

Hiện nay nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày một tăng cao, đối diện với vấn đề thực phẩm bẩn, nhiều gia đình tận dụng khoảng đất trống hoặc sân thượng để trồng các loại rau củ và cây ăn trái. Bởi vậy nên việc trừ diệt sâu bọ cũng là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Từ những sản phẩm thiên nhiên, ta có thể tạo ra các dung dịch làm hạn chế và diệt trừ sâu bệnh.

Bạn Đinh Huy Hoàng người sáng lập trang trại rau hữu cơ H.T Farm (nhân vật trong bài viết “9x mang công nghệ rau sạch từ Isreal về Tây Nguyên”) chia sẻ một vài cách chế tạo dung dịch thuốc trừ sâu từ thảo mộc:

Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ thảo mộc

Rau quế có tác dụng diệt trừ sâu rệp, côn trùng làm ức chế việc đẻ trứng của sâu bọ. Ảnh: Internet

 Rau quế

Rau quế có tác dụng diệt trừ sâu rệp, côn trùng làm ức chế việc đẻ trứng của sâu bọ. Sử dụng lá, cọng hoặc nguyên cây để chế tạo thuốc. Khi sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu này, ta phun lên các phần cây bị nhiễm bệnh vào sáng sớm, để tăng hiệu quả của thuốc.

Cách làm: Lấy lá quế, nghiền nát sau đó ngâm vào trong nước (khoảng 2-3 lít nước đối với 50 g lá) và để qua đêm. Sau đó lọc lấy nước, đổ thêm xà phòng (8- 12 ml xà phòng đối với liều lượng dung dịch trên) khuấy đều.

Dung dịch hành, tỏi, ớt

Trong ớt, tỏi, gừng chứa chất cay và hàm lượng acid lớn, tác động đến các bộ phận như mắt, da của các sâu bọ và côn trùng hại trên các loại rau ăn lá.

Để làm dung dịch này người ta xắt nhỏ hành, tỏi và trộn ớt bột theo tỉ lệ 1:1:1, hòa hỗn hợp với nước (khoảng 1 lít nước cho một muỗng ớt, tỏi, hành) và ngâm trong vòng một giờ. Sau đó lọc lấy nước, hòa thêm một muỗng xà phòng và khuấy đều.

Với dung dịch thuốc này, ta phun đều lên cây, trường hợp không có bình phun thì dùng chổi rơm mềm quét hỗn hợp lên phần cây bị bệnh.

Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ thảo mộc

 Hàm lượng acid lớn trong dung dịch này tác động đến các bộ phận như mắt, da của các sâu bọ và côn trùng hại trên các loại rau ăn lá. Ảnh: Internet

Hoặc ớt, tỏi, gừng và rượu

Chuẩn bị 1 kg ớt tươi, 1 kg tỏi, 1 kg gừng. Nên chọn những loại ớt, tỏi, gừng càng cay càng tốt. Giã hoặc xay nhuyễn hỗn hợp tỏi, ớt, gừng.

Ngâm 3 kg hỗn hợp trên với 3 lít rượu và đặt trong thùng kín. Trong suốt quá trình ngâm ủ, nên để thùng ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngâm trong khoảng 15-20 ngày để cho tinh dầu cay của hỗn hợp ngấm đều với rượu rồi mới đem ra sử dụng. Ngay khi thấy có sâu bệnh thì nên phun ngay hỗn hợp bao gồm thuốc trừ sâu từ ớt. tỏi, gừng. Khi dùng, lấy khoảng 200-300 ml dung dịch hòa vào 5 lít nước rồi phun đều lên bề mặt lá.

Tỏi

Tỏi có tác dụng chống nấm, trừ sâu, xua đuổi sâu bọ nhẹ như rệp vừng, bướm hại bắp cải, bét, ruồi hại cà chua, ve và bệnh chết cây non do quá nhiều nước, bệnh tàn rụi muộn, bệnh đốm lá cà.

Công thức để làm thuốc bảo vệ thực vật có thể thay đổi 10-100 g củ hành hoặc lá với 1 lít nước, để trong thùng có nắp 4-7 ngày trước khi phun. Có thể trồng hành để đuổi bướm hại bắp cải, chuột nhắt, chuột chũi và các loài gây hại khác.

Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ thảo mộc

Tỏi có tác dụng chống nấm, trừ sâu, xua đuổi sâu bọ nhẹ như rệp vừng, bướm. Ảnh: Internet

Đu đủ

Dung dịch thuốc trừ sâu chế từ đu đủ có tác dụng trừ nấm, giun tròn và sâu bọ như rệp vừng, sâu bướm, sâu ngài đêm, giun tròn thắt đốt, mối, bệnh gỉ sắt ở cà phê, nấm mốc sương bột và rầy nâu làm đốm lá lúa.

Cho 1 kg lá chặt nhỏ vào 1 lít nước, lắc mạnh, lọc, cho thêm 4 lít nước, hai muỗng dầu hỏa và một ít xà phòng (20 g hoặc ml), phun hoặc tưới vào đất để chống sâu ngài đêm.

Ta còn có thể ép lấy nước từ quả đu đủ non để chống mối.

Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ thảo mộc

Dung dịch thuốc trừ sâu chế từ đu đủ có tác dụng trừ nấm, giun tròn và sâu bọ. Ảnh: Internet

Một số lưu ý khi chiết xuất thảo mộc

Không sử dụng các dụng cụ dùng trong chiết xuất thảo mộc cho việc nấu ăn. Không uống hoặc chứa nước uống trong các thùng chứa hợp chất. Rửa sạch tất cả dụng cụ sau mỗi lần sử dụng.

Khi dự trữ thảo mộc cho những lần sử dụng sau, cần đảm bảo chúng được làm khô hoàn toàn và trữ trong các vật chứa thoáng khí (không sử dụng vật chứa bằng nhựa). Tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp. Trước khi dùng, cần đảm bảo chúng không bị mốc.

Luôn thử hợp chất chiết xuất trên vài cây bệnh trước khi sử dụng/phun xịt trên diện rộng.

Mặc đồ bảo hộ khi phun thuốc và rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với chất chiết xuất.