Cách sử dụng túi chườm nước nóng

Cách sử dụng túi chườm nóng hiệu quả

Thứ Sáu ngày 19/11/2021

  • Những nguyên nhân đau bụng kinh chị em ít ngờ tới
  • Cách chữa đau bụng kinh nhanh và hiệu quả ngay tại nhà
  • Những nguyên nhân đau bụng dưới thường gặp ở nữ

Túi chườm là một trong những vật dụng cần thiết với cuộc sống của chúng ta, nhất là vào những ngày trời lạnh giá rét, những chiếc túi chườm giúp bạn giữ ấm cơ thể rất hiệu quả.

Vậy thực sự túi chườm có tác dụng như thế nào mà người tiêu dùng lại yêu thích sử dụng như thế? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay những tác dụng mà túi chườm mang lại cho người dùng cũng như cách sử dụng nó như thế nào nhé.

Công dụng của túi chườm nóng

Việc chườm nóng với việc tạo sức nóng lên bề mặt của da và thẩm thấu sức nóng vào bên trong, do đó, có thể hỗ trợ chữa một số bệnh như:

  • Giảm cơn đau dạ dày, đau gan, thận hoặc đau khớp xương.

  • Hỗ trợ chữa trị cho bệnh nhân viêm thanh quản và viêm phế quản.

  • Hỗ trợ giữ ấm cho trẻ sơ sinh non yếu hoặc người cao tuổi trong những ngày giá rét.

  • Giúp giữ ấm cho phụ nữ sau khi sinh hoặc sưởi ấm trong ngày lạnh.

  • Giảm đau lưng mãn tính, đau nhức vùng mông, đùi do ngồi lâu không hoạt động.

  • Thúc đẩy máu lưu thông, chữa đau đầu, phòng chống chứng ù tai do thiếu máu, giảm nhẹ chứng co rút cơ bắp, nhức mỏi, cứng cổ, phòng bệnh cột sống.

  • Chữa đau bụng kinh hoặc đau bụng do bị lạnh.

  • Chườm nóng giúp giảm đau và nhanh lành vết thương.

Việc chườm nóng giúp hỗ trợ các bệnh được liệt kê ở trên nhờ vào khả năng gây sung huyết cục bộ, làm tăng tuần hoàn tại chỗ được chườm giúp vết thương mau lành vì được tăng tưới máu. Chườm nóng còn làm giãn mạch máu, cơ, dây chằng, giảm kích thích thần kinh nên còn có tác dụng giảm đau.

Chườm nóng tạo sức nóng lên bề mặt của da và thẩm thấu sức nóng vào bên trong

Cách sử dụng túi chườm nóng hiệu quả

Làm nóng túi chườm:

Đầu tiên bạn cần phải làm nóng túi chườm, đối với các loại túi chườm không dùng điện, bạn làm như sau:

  • Đối với loại túi sử dụng nước nóng: Đun sôi nước nóng ở nhiệt độ từ 60 - 90 độ sau đó cho vào trong túi nhựa, chỉ đổ ở mức an toàn là khoảng 2/3 túi. Bạn bóp nhẹ thân túi để đẩy hơi ra khỏi bình, giảm áp suất bên trong rồi đậy chặt nắp bình là có thể sử dụng ngay.

  • Đối với loại túi dùng gel giữ nhiệt: Bạn có thể cho túi vào lò vi sóng, bật hâm nóng khoảng 5 phút rồi đem ra sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể bỏ túi chườm vào loại túi zip kín, quấn bằng khăn bông, cho vào nồi ngập nước, đun nóng khoảng 10 phút đến 15 phút là có thể dùng được.

Bắt đầu chườm nóng:

  • Lót một chiếc khăn tại khu vực cần chườm, rồi sau đó đặt túi chườm lên. Lưu ý là không đặt túi chườm trực tiếp lên da. Khi bạn phủ lên túi chườm một lớp khăn lông sẽ giúp túi chườm giữ nhiệt lâu hơn.

  • Nếu bạn sử dụng loại túi chườm nóng có bọc lông, bọc len bên ngoài thì bạn có thể dùng trực tiếp mà không cần phủ thêm lớp khăn lông

Đun sôi nước nóng ở nhiệt độ từ 60 - 90 độ sau đó cho vào trong túi nhựa

Đối tượng nào nên sử dụng túi chườm nóng

Bạn nên chườm nóng trong các trường hợp sau:

  • Đau bụng, đau khớp, đau cơ, đau nhức khi bị chấn thương, muốn làm tan máu bầm, tê chân tay, đau nhức hông, xương khớp.

  • Đối với những người bị đau thần kinh, đau bụng, phụ nữ sau khi sinh hay phụ nữ bị đau bụng khi trong thời kỳ kinh nguyệt.

  • Massage bụng, đùi... giúp làm tiêu mỡ thừa, giảm béo.

  • Chữa đau đầu, phòng chống chứng ù tai do thiếu máu, giảm nhẹ chứng co rút cơ bắp, nhức mỏi, cứng cổ, phòng bệnh cột sống.

  • Giữ ấm cơ thể cho mọi đối tượng người sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng túi chườm nóng

Ngừng sạc điện khi đèn báo ngắt

Đối với các dòng túi chườm sử dụng điện để làm nóng, khi đèn tín hiệu đã báo là ngừng sạc điện, bạn cần rút ổ cắm ra ngay bởi sau một thời gian sử dụng, có thể túi sưởi sẽ bị hỏng bộ phận tự động ngắt điện, dẫn đến nhiệt độ quá cao trong túi sưởi, gây cháy nổ mất kiểm soát, nguy hại đến sức khỏe của bạn và người thân.

Thời gian sạc điện cho một túi sưởi thông thường sẽ rơi vào khoảng 7 đến 12 phút tùy vào diện tích của túi sưởi. Vì vậy, để hạn chế bỏng cũng như những tình huống bất thường xảy đến, bạn nên ngắt điện khỏi túi chườm đa năng sau khoảng thời gian trên để đảm bảo an toàn.

Tránh xa tầm tay trẻ em

Trẻ em có thể sẽ dùng túi chườm như một món đồ chơi. Trẻ có thể nhảy, ngồi, thậm chí là cầm túi ném vào nhau. Điều này khiến túi chườm có thể bị bục, vỡ ra, làm chảy dung dịch bên trong túi, gây ảnh hưởng đến làn da mỏng của trẻ nhỏ. Do đó, cần cất vào một góc an toàn để tránh xa tầm tay trẻ em. Khi sử dụng túi sưởi cho bé, hãy đảm bảo rằng luôn có sự giám sát của người lớn để tránh những tình huống xấu xảy ra.

Khi sử dụng túi sưởi cho bécần có sự giám sát của người lớn

Không sử dụng vật sắc nhọn chọc túi

Không dùng các vật sắc nhọn rạch lên túi vì có thể khiến túi bị hư hỏng, rò rỉ dung dịch hoặc rò điện không an toàn cho người sử dụng. Các dung dịch bên trong túi sưởi rất nguy hiểm, vì vậy hãy đảm bảo rằng túi sưởi cần được tránh xa những dụng cụ sắc nhọn, dù là vô tình hay cố ý.

Không dùng túi đã bị rò rỉ

Nếu phát hiện túi sưởi bị rỉ dung dịch do những vết rách, bạn nên sửa chữa hoặc thay mới nếu không khắc phục được sự cố này. Tuyệt đối không nên cố sử dụng túi chườm không đảm bảo an toàn, tránh gây nguy hại đến sức khỏe

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích và giúp bạn biết cách sử dụng túi chườm nóng thật đúng cách, an toàn. Túi chườm rất cần thiết để giữ ấm cơ thể đối với các bạn ở nơi có khi hậu lạnh hoặc dùng cho các bạn nữ khi đến chu kì kinh nguyệt, túi chườm sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái.Hãy trang bị sản phẩm nhỏ gọn nhưng cực kì tiện lợi này cho bản thân, hoặc làm quà tặng bạn bè, gia đình bạn nhé.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • đau bụng kinh
  • đau bụng dưới
  • tê chân tay

Tuongnd , 05/12/2011 (1062 lượt xem)

1. Chuẩn bị lò Vi sóng :

Nếu lò vi sóng có mùi thức ăn thì hãy làm sạch lò vi sóng trước khi làm nóng túi chườm để không bị giảm mùi thơm bằng cách như sau:
- Đặt 1 tô nước vào lò vi sóng, bỏ vào 1 lát chanh hoặc vài xác trà khô sau đó bật lò khoảng 5 phút cho nước sôi bốc lên, lấy nước ra rồi dùng khăn sạch lau khô.

2. Làm nóng túi chườm:

- Cho túi chườm vào lò vi sóng, lưu ‎‎y là đặt túi chườm một cách gọn gàng để không ảnh hưởng khi đĩa quay tròn. - Chọn chế độ vi sóng cao nhất sau đó chọn thời gian tùy theo mỗi sản phẩm. - Mới sử dụng thì chỉ nên làm nóng với thời gian thấp nhất theo hướng dẫn của mỗi sản phẩm để làm quen sau đó có thể làm nóng đến nhiệt độ mong muốn. - Không làm nóng túi chườm hơn thời gian ghi trong bảng hướng dẫn vì nếu hơn thì có thể sẽ gây bỏng da, làm giảm hoặc mất mùi thơm của các loại thảo mộc trong túi chườm.

- Trong trường hợp cần chườm nóng ướt thì xịt nhẹ nước lên một bề mặt túi chườm ( quấn bề mặt xịt nước vào trong ) trước khi làm nóng.

3. Chườm :

- Không đặt túi chườm trực tiếp lên da - Lót một khăn mỏng rồi mới đặt túi chườm lên - Nếu phủ lên túi chườm một lớp khăn lông sẽ giúp túi chườm giữ nhiệt lâu hơn.

- Đặt lớp nỉ tiếp xúc với cơ thể bạn trước, sau 5- 10 phút thì lật lại. ( vì mới lấy trong lò vi song ra túi chườm sẽ nóng mà lớp nỉ sẽ cách nhiệt tốt hơn vải nên giúp bạn tránh trường hợp nóng quá, sau khi túi chườm giảm nhiệt thì lật lại để mặt nỉ phía trên giúp túi chườm giữ nhiệt lâu hơn.)

4. Chườm nóng khi nào và thời gian bao lâu ?

Chườm nóng thường là phổ biến nhất, khi cảm thấy nhức mỏi cơ thể, căng thẳng thần kinh, lạnh,… Thời gian mỗi lần chườm 20-30 phút.

5. Trường hợp nào thì không được chườm nóng?

- Đối với người có vấn đề về tuần hoàn máu thì nên hỏi y kiến bác sĩ.
- Đặc biệt người bị tiểu đường thì không chườm nóng.

Shop Trẻ Thơ cung cấp một số túi chườm nóng lạnh dưới đây:

- Túi chườm Thiên thanh

- Túi chườm Hướng dương

Cách chườm lạnh

1. Làm lạnh:
- Cho túi chườm vào túi ni lông/túi nhựa có khóa kéo hay dán kín lại để vào ngăn đông tủ lạnh 1 đến 2 tiếng là dùng được.

2. Chườm :
- Đặt túi chườm lên vùng cần chườm, nên lót một lớp khăn mỏng, không để túi chườm trực tiếp lên da.

3. Khi nào thì chườm lạnh?
- Khi bị sưng do va chạm, bong gân, sốt, chảy máu cam, đau đầu, cháy nắng hay bỏng nhẹ, côn trùng cắn,…

4. Chườm lạnh thì trong bao lâu?
- Cần chú ý thời gian chườm lạnh cần ngắn trong vài phút, không kéo dài để tránh gây tổn thương mô. Khoãng cách giữa các lần chườm là 3-4 tiếng.

Bảo quản

Sau khi lấy ra sử dụng thì không cất vào túi nhựa kín nữa mà để vào túi vải kèm theo sản phẩm của ATZ Healthy Life hoặc túi có chất liệu tương tự, treo vào chỗ thoáng mát.

Làm sạch

- Làm sạch ngay sau mỗi lần sử dụng: Cho vào lò vi sóng hâm lại 30 - 60 giây rồi cho vào túi vải treo vào chỗ thoáng mát. - Làm sạch định kỳ bằng phương pháp hấp: Xịt nước (3 đến 4 lần mỗi mặt bằng bình xịt) đều 2 mặt sau đó cho vào lò vi sóng thời gian cao nhất theo bảng hướng dẫn của từng loại sản phẩm sau đó lấy ra dùng khăn sạch lau rồi hâm lại 1 lần nữa nhưng thời gian ít hơn.

- Làm sạch đặc biệt: Trong trường hợp làm sạch bằng 2 cách trên nhưng túi chườm vẫn có những vết bẩn không sạch thì dùng khăn ướt lau trên bề mặt túi chườm sau đó đặt túi thảo mộc vào lò vi sóng sấy khô tức thì. ( thời gian như thời gian làm nóng sản phẩm). Đối với túi có vỏ bọc bên ngoài thì chỉ cần giặt sạch vỏ thôi.


Video liên quan

Chủ đề