Cách tảo rong rêu cho hồ cá

Cách diệt rêu tảo hại trong hồ cá đơn giản hiệu quả

seoviet
4 năm ago

Cách diệt rêu tảo hại trong hồ cá bằng các loài thủy sinh ăn rêu tảo thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho bể cá cảnh hay bể thủy sinh. Không những làm cho hồ của bạn thêm sinh động mà còn có khả năng giúp bạn kiểm soát và giảm bớt các loại rêu tảo có hại. Hãy thử xem chúng là những loài nào và bạn đã biết cách kết hợp những loài sinh vật cảnh này với các loại tảo thích hợp hay chưa nhé!

Xem thêm bài viết

  • Giá cá rồng càng cao nhờ màu sắc
  • Giá cá rồng con rẻ chất lượng nhất
  • Hồ thủy sinh giá rẻ chất lượng tại tphcm
  • Nuôi cá cảnh phong thủy thu hút tài lộc, may mắn
  • Bảng giá thiết kế lắp đặt hồ thủy sinh tại cửa hàng Hồ Cá Nghệ Thuật

Cách diệt rêu tảo hại trong hồ cá

Cách diệt rêu tảo hại trong hồ cá với các loại thường gặp nhất

Dưới đây là những loại tảo hại phổ biến và cách diệt rêu tảo hại trong hồ cá, không quá khó nhưng không phải đơn giản:

Tảo đốm: là những chấm tròn xanh xuất hiện trên mặt kính, thuộc nhóm Diatoms-tảo cát, giúp cho tảo xanh phát triển phía trong. Loại tảo này cực khó loại trừ và phải dùng 1 lưỡi lam bén để xử chúng.

Tảo sừng: giống như gạc nai thu nhỏ, có màu xanh xám. Xuất hiện trên kính, lọc và phụ kiện. Khó mà trị chúng bằng cơ học nên người ta thường dùng phương pháp hoá học.

Tảo sợi: có 2 loại chính: loại tóc thì ngắn hơn, dài khoảng 5cm, có xu hướng tạo thành từng đám. Loại sợi thì dài hơn nhiều, có thể tới 30cm, nguyên nhân là do thừa sắt trong nước. Cả hai loại đều dễ dàng loại bỏ bằng bàn chải răng.

Cặn xanh: có 2 loại là xù và lông. Tảo xù không đáng lo ngại, kiểm soát bằng cách thả các loại cá ăn tảo. Loại lông sợi rất dai, dài chừng 4mm và mọc dày như 1 mảng lông thú vậy, phải loại trừ bằng phương pháp cơ học.

Cặn nâu: có bề mặt nhầy, bám trên lá cây, phụ kiện và kính. Thường xuất hiện khi cây cối kém phát triển do thiếu sáng. Có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách chà rửa bề mặt.

Nước xanh: phát sinh do dư ánh sáng. Bạn có thể sử dụng hệ thống lọc có than hoạt tính hoặc cát mịn để loại trừ chúng ra khỏi hồ. Loại tảo này là nguồn thức ăn tốt nhất cho các loại ấu trùng loài giáp xác như tôm tép

Chia sẻ cách diệt rêu tảo hại trong hồ cá bằng các loài thủy sinh cảnh

Cách diệt rêu tảo hại trong hồ cá hữu hiệu nhất đối với những người chơi cá cảnh lâu năm vẫn là cách tận dụng những đặc điểm sẵn có của các loài sinh vật được liệt kê dưới đây. Chúng sẽ giúp bạn dọn vệ sinh và giữ lại mật độ rêu phù hợp cho hồ thuỷ sinh.

Cá lau kính:

Đây là một trong những loài cá ăn rêu tảo phổ biến nhất và có sẵn trên thị trường. Chúng có hình dáng nhìn rất hài hước, lớn đầu và mũi đẹp, có phần thân mập mạp, chiều dài cơ thể có thể đạt 10-15 cm.

Chúng là loài ăn tạp đòi hỏi rất nhiều loại rêu tảo và lá cây, mọc ở phần đáy bể. Tuy nhiên nếu hết các loại rêu tảo để ăn chúng có thể ăn các loại lá mềm trong bể thủy sinh của bạn.

Ốc Nerite:

Đây là loài ăn rêu tảo tuyệt vời, có xọc vằn. Chúng có thể ăn tảo rêu có hại bám trên kính, trên lá cây và các loại dương xỉ. Giữ độ pH trên 7 để ốc có thể phát triển khỏe mạnh.

Ốc xoắn dẹt cỡ trung:

Loại này thường ăn các cây rêu tảo bao phủ trên đá bể, trên kính hồ cá và các đồ trang trí khác. Chúng sẽ không bỏ qua mảnh vụn, trứng cá và thức ăn thừa.

Bạn nên theo dõi nồng độ pH và giữ nước ở mức độ kiềm cứng thuận lợi (trên pH7) để đảm bảo rằng các ốc có đủ canxi để bảo trì vỏ và tăng trưởng.

Tép Amono

Đây là một loài ăn rêu tảo rất phổ biến và hoạt động tích cực. Chúng là một trong những loài háu ăn, không chỉ ăn rêu tảo, mà còn ăn những cành cây mục đã chết và làm sạch các thức ăn thừa dưới đáy bể. Có thể nuôi chung với những loại cá nhỏ, hiền lành nhưng hoạt động nhanh nhẹn để không làm mồi cho chúng.

Nhận biết tảo hại và biết cách diệt rêu tảo hại trong hồ cá càng sớm càng tốt chính là biện pháp phòng tránh những nguyên nhân gây bệnh thường gặp ở các loài cá cảnh cũng như tránh được xung đột khi kết hợp chung nhiều loại rong tảo và cá khác. Hồ Cá Nghệ Thuật chúc các bạn thành công!

Cách diệt rêu tảo hại trong hồ cá đơn giản hiệu quả
5 (100%) 8 votes
Chuyên mục: Blog Hồ thủy sinh,bể cá cảnh