Cách thức đánh giá rủi ro khi thiên tai năm 2024

Tác động của thiên tai đặc biệt được quan tâm ở các đô thị, nơi tập trung đông dân cư và là trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, vùng và cả nước. Mức độ rủi ro của thiên tai ở đô thị được quyết định không chỉ bởi cường độ, tần suất của thiên tai mà quan trọng hơn là mức độ phơi bày với thiên tai, khả năng chống chịu của đô thị và tính dễ bị tổn thương của các đối tượng chịu tác động. Quy hoạch đô thị với vai trò là công cụ tổ chức không gian cho các hoạt động của đô thị có thể làm thay đổi các yếu tố quyết định rủi ro thiên tai, từ đó có thể ngăn ngừa, giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai gây ra.

Cách thức đánh giá rủi ro khi thiên tai năm 2024

ThS. Nguyễn Huy Dũng

Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - VIUP

----------

1. Rủi ro thiên tai và những tác động đến phát triển đô thị ở Việt Nam

  1. Các dạng thiên tai ở đô thị

Những năm vừa qua, thiên tai trên thế giới và trong khu vực diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, là một trong những mối lo lớn nhất của nhân loại. Ở nước ta, thiên tai đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng với những yếu tố hết sức cực đoan, bất thường, khó dự báo, cảnh báo. Trong 20 năm vừa qua, các khu vực trên cả nước đã phải hứng chịu hầu hết các loại hình thiên tai (trừ sóng thần), gây tổn thất nặng nề về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, tác động xấu đến môi trường sống, sản xuất kinh doanh của người dân. Theo số liệu thống kê cho thấy thiên tai có xu thế ngày càng gia tăng bất thường, số lần xuất hiện ngày càng nhiều, cường độ ngày càng lớn, nghiêm trọng hơn, nhất là bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn...

Các tác động chủ yếu của thiên tai liên quan như: bão, lũ lụt, lũ bùn đá, lũ quét, trượt đất đá, nhiễm mặn, hạn hán, cháy rừng, xói lở bờ biển, sạt lở bờ sông, bồi lắng của sông ven biển… ảnh hưởng mạnh đến các khu dân cư, cơ sở hạ tầng ở khắp các vùng miền. Các khu vực dân cư nằm trong các vùng địa lý, khí hậu khác nhau của Việt Nam có mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương khác nhau. Vùng đồng bằng Bắc Bộ trong 10 năm từ 2001- 2010 có 106 trận mưa lớn, gây ngập lụt nghiêm trọng. Tại Tây Nguyên, hiện tượng hạn hán thường xuyên xảy ra. Vùng Nam Bộ là một trong ba vùng đồng bằng dễ tổn thương nhất do lũ, triều cường và xâm nhập mặn bởi có địa hình thấp so với mực nước biển, nhiều nơi chỉ cao khoảng 20 - 30cm.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai. Báo cáo công tác phòng, chống thiên tai và các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Năm 2018.

Đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

  • 23/08/2016 06:55:00 PM
  • Đã xem: 3682

Đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là quá trình thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin có sự tham gia của người dân về: Các loại hình thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực phòng, chống thiên tai tại địa phương nhằm xác định mức độ rủi ro thiên tai của cộng đồng.

Cách thức đánh giá rủi ro khi thiên tai năm 2024

Tài liệu Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cồng đồng

  • 23/08/2016 06:39:00 PM
  • Đã xem: 2877

Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là một quá trình trong đó người dân trong cộng đồng chủ động và tham gia tích cực vào việc xác định và phân tích các rủi ro thiên tai, lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động nhằm mục đích giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương và tăng cường khả năng ứng phó, thích nghi của cộng đồng với tác động của thiên tai, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.