Cách tính dòng tiền thuần của dự an

CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH DÒNG TIỀN DỰ ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.97 KB, 23 trang )

------------

BÁO CÁO
TÌM HIỂU VỀ
HOẠCH ĐỊNH
NGÂN SÁCH VỐN


Contents

2



LỜI MỞ ĐẦU
Bản chất của các dự án đầu tư là lợi ích và chi phí của chúng thường xảy ra vào các giai
đoạn khác nhau. Bởi vì một số tiền có được ở hiện tại được xem là có giá trị cao hơn
cùng một số tiền như vậy nhận được ở tương lai là bởi vì tiền có được bây giờ cho phép
sử dụng để đầu tư có lãi hay tiêu dùng trong khoảng thời gian giữa hiện tại và tương lai.
Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau được dùng để đánh giá kết quả dự kiến của các dự án đầu
tư. Nhưng tóm lại, có ba tiêu chuẩn chính, bao gồm: giá trị hiện tại ròng, suất sinh lời nội
bộ và thời gian hoàn vốn.

I.

ƯỚC TÍNH DÒNG TIỀN DỰ ÁN


1. Những biến số khi ước tính dòng tiền dự án.
Ảnh hưởng của việc thực hiện một dự án đối là để thay đổi dòng tiền hiện tại và tương
lai của công ty. Để đánh giá một khoản đầu tư tiềm năng, chúng ta buộc phải xem xét
những thay đổi trong dòng tiền của công ty và sau đó quyết định rằng là chúng có làm
tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp hay không. Vì vậy, bước đầu tiên và cũng là quan
trọng nhất, là xác định chọ dòng tiền nào là có thích hợp.
Dòng tiền là các khoản tiền dự tính sẽ thu và sẽ chi trong vòng đời dự án, bao
gồm dòng tiền đi vào và dòng tiền đi ra.
Dòng tiền thích hợp: dòng tiền thích hợp của dự án là một sự thay đổi trong
dòng tiền tổng thể trong tương lai của công ty, xảy ra như là một kết quả trực tiếp
nếu dự án được chấp nhận.

Dòng tiền gia tăng: là khoản chênh lệch giữa các dòng tiền trong tương lai của
một công ty khi có dự án với những dòng tiền của công ty đó khi không có dự án.
Nguyên tắc độc lập: phân tích dự án với giả định rằng nó tồn tại độc lập một
mình và tách biệt khỏi công ty.
Làm sao để biết được dòng tiền nào là thích hợp?
Luôn tự đặt câu hỏi sau: Liệu dòng tiền này sẽ xảy ra chỉ khi dự án được chấp
nhận?
o Nếu câu trả lời là Đúng, thì dòng tiền này được xem là dòng tiền thích hợp của
dự án.
o Nếu câu trả lời là Không thì dòng tiền này không phải là dòng tiền thích hợp
của dự án.
o Nếu câu trả lời là Chỉ một phần thì chỉ riêng phần mà phát sinh khi dự án được

chấp nhận mới xem là dòng tiền thích hợp của dự án.

3


a. Chi phí chìm
- Chi phí chìm là chi phí đã phát sinh và không thể bị loại bỏ.
- Đây là dòng tiền không thích hợp do đó không được đưa vào trong những tính

toán dự án vì dự án có thực hiện hay không thì chi phí này cũng đã chi ra rồi. Như
các chi phí điều tra thăm dò thực tế để làm cơ sở đưa ra dự án, chi phí quản lí
doanh nghiệp phân bổ cho dự án, chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm, chi phí

nghiên cứu tiếp thị, chi phí thuê chuyên gia lập dự án
Dòng tiền không thích hợp (unrelevant cash flow)
b. Chi phí cơ hội
- Khái niệm chi phí cơ hội dùng để chỉ lợi ích bị mất đi do quyết định lựa chọn dự

-

án này và từ bỏ dự án khác. Lợi ích cao nhất của một trong các dự án bị loại bỏ sẽ
trở thành chi phí cơ hội của dự án được lựa chọn.
Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn được tính vào dòng
tiền vì đó là một khoản thu nhập mà công ty phải mất đi khi thực hiện dự án.
Dòng tiền thích hợp (Relevant cash flow)


c.
Hiệu ứng phụ
- Ảnh hưởng tích cực đem lại lợi ích cho những dự án khác.
- Ảnh hưởng tiêu cực tác động xấu đến những dự án khác.

Xói mòn (Erosion): số tiền thiệt hại do sự ra đời của sản phẩm/ dự án mới đến từ
việc mất doanh thu các sản phẩm/dự án hiện có của công ty.
Dòng tiền thích hợp
d) Thay đổi vốn lưu động ròng
Vốn lưu động ròng = tài sản ngắn hạn nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn thường gồm: tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho, các chi

phí trả trước
- Nợ ngắn hạn thường gồm: các khoản phải trả và các khoản nợ đến hạn.
Tăng vốn lưu động ( tăng tiền mặt tồn quỹ, tăng hàng tồn kho, tăng khoản phải
thu, giảm khoản phải trả) dòng tiền ra.
Giảm vốn lưu động (giảm tiền mặt tồn quỹ, giảm khoản phải thu, tăng khoản
phải trả) dòng tiền vào.
Dòng tiền thích hợp
-

e) Chi phí tài trợ
- Khi phân tích một đề xuất đầu tư, không tính tới tiền lãi, cổ tức, trả nợ gốc do: tiền
lãi là một hợp phần của dòng tiền tới chủ nợ, không phải là dòng tiền từ tài sản.


4


Chi phí tài trợ được phản ánh trong tỷ suất chiết khấu được sử dụng để chiết khấu
dòng tiền của dự án (trong tỉ lệ chiết khấu đã tính tới chi phí đi vay) không nên cho
tiền lãi vào dòng tiền của dự án.
Dòng tiền không thích hợp

-

f) Thuế

Thuế thu nhập của công ty chịu tác động bởi phương pháp tính khấu hao. Khi mức
khấu hao cao lợi nhuận trước thuế giảm, số tiền nộp thuế giảm, từ đó làm dòng tiền
của dự án tăng lên và ngược lại.
Dòng tiền thích hợp

g) Khấu hao
Khấu hao không phải là chi phí bằng tiền mặt nó chỉ là một hình thức bút toán của kế
toán, vì vậy nó không ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền của dự án. Khấu hao chỉ ảnh
hưởng đến dòng tiền dự án một cách gián tiếp thông qua thuế (Lá chắn thuế khấu
hao).
Dòng tiền không thích hợp


2. Các phương pháp ước tính dòng tiền dự án.
a) Công thức chung tính dòng tiền dự án:

Dòng tiền dự án = Dòng tiền hoạt động của dự án - Thay đổi vốn lưu động
ròng của dự án - Vốn chi tiêu
b) Dòng tiền của dự án có thể được ước lượng theo hai phương pháp:
- Phương pháp trực tiếp
- Phương pháp gián tiếp

Hai phương pháp này khác nhau ở cách lập Dòng tiền hoạt động (OCF) của dự án.
- Dòng tiền hoạt động trong phương pháp trực tiếp:
OCF = Tổng doanh thu - chi phí hoạt động

- Dòng tiền hoạt động trong phương pháp gián tiếp:
OCF = Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao - Thuế
3. Một số phương pháp ước tính dòng tiền hoạt động khác.
a) Phương pháp từ dưới lên

Chỉ đúng khi trong thu nhập ròng không trừ chi phí lãi
OCF = Thu nhập ròng + Khấu hao
5


b) Phương pháp từ trên xuống


OCF = Doanh thu - Chi phí - Thuế
Phương pháp này không loại bỏ bất kì một khoản phí tiền mặt nào
c) Phương pháp lá chắn thuế
OCF = (Doanh thu Chi phí)(1- T) + Khấu hao* T

II.

CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG (NET PRESENT VALUE
NPV)

1. Định nghĩa.
Giá trị hiện tại ròng (còn gọi giá trị hiện tại thuần) của dự án là tiêu chuẩn đánh giá và

lựa chọn của dự án. Là hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh thu (cash inflow) trừ đi
giá trị hiện tại dòng chi phí (cash outflow) tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn.
2. Cách tính.
Công thức tính NPV:

Trong đó,
NPV: Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư.
NCFt : Dòng tiền ròng của năm t.
Rt: Tổng doanh thu năm t.
Ct: Tổng chi phí năm t.
r : Tỷ suất chiết khấu.
n: tuổi thọ dự án.

Dòng tiền ròng (NCFt ) = Dòng tiền vào (Rt ) - Dòng tiền ra (Ct ).
Ứng dụng phần mềm Excel để tính NPV:
NPV (Rate, value 1, value 2,)
6


3. Ý nghĩa.

-

Nếu NPV > 0: dự án có suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của vốn (tỷ suất sinh lời
cao hơn suất chiết khấu), thì:

+ Các dự án độc lập đều có thể chấp nhận.
+ Các dự án loại trừ nhau có thời gian hoạt động như nhau thì ta chọn dự án có
NPV lớn nhất.

-

Nếu NPV = 0 : dự án có suất sinh lời bằng với chi phí cơ hội của vốn (tỷ suấ t sinh
lời của dự án bằng suất chiết khấu) thì tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể và sự cần thiết
của dự án ta sẽ quyết định lựa chọn hay không.

-


Nếu NPV < 0: dự án có suất sinh lời thấp hơn chi phí cơ hội của vốn ( tỷ suất sinh
lời của dự án thấp hơn suất chiết khấu) thị dự án bị loại bỏ.
4. Ưu điểm và Nhược điểm.

-

Ưu điểm:
+

Phương pháp này đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án có tính đến yếu tố giá trị
thời gian của tiền.


+

Phản ánh đầy đủ các khía cạnh của chi phí và kết quả của dự án.

+

Hiệu quả của dự án được biểu hiện bằng một đại lượng tuyệt đối, cho phép đánh
giá được quy mô lợi ích của dự án.

-

Nhược điểm:

+

Phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu. Rất khó để xác định một tỷ lệ chiết khấu hoàn
toàn chính xác.

+

Phương pháp NPV không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư.

+

Không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian

cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn của
doanh nghiệp bị giới hạn.

7


III.

CHỈ TIÊU TỶ SUẤT SINH LỜI NỘI BỘ (INTERNAL RATE OF
RETURN IRR)

Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR) là một trong những phương pháp đánh giá mà nhà quản

lý có thể sử dụng để quyết định có nên tập trung toàn lực cho một dự án tiềm năng cụ
thể, hay xếp hạng tính hấp dẫn của nhiều dự án khác nhau.
1. Định nghĩa.
Là một mức lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản tiền ròng hàng
năm trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn đầu tư ban đầu. Hay nói cách
khác, tỷ suất sinh lời nội bộ là một mức lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại
ròng (NPV) của khoản đầu tư bằng 0.
2. Cách tính.
a. Sử dụng công thức nội suy.

Theo định nghĩa trên, IRR là lãi suất r* thỏa mãn phương trình:


Trong đó:
: Dòng tiền ròng năm t
: Tổng doanh thu năm t
: Tổng chi phí năm t
n: Tuổi thọ dự án
Chính là IRR
Khi tính NPV, ta chọn trước một lãi suất, sau đó tính ra giá trị hiện tại của các lợi ích
và chi phí, từ đó suy ra giá trị NPV. Ngược lại, khi tính IRR, thay vì lựa chọn một lãi
suất, ta giả sử NPV của dự án bằng 0 và từ đó tính ra r*.
Việc tính trực tiếp r* từ công thức trên là việc hết sức phức tạp. Vì vậy, r* được tính
bằng phương pháp nội suy theo các bước sau:
+ Bước 1: Chọn một mức lãi suất tùy ý r1 sao cho giá trị hiện tại ròng của dự án

dương (NPV1>0) theo lãi suất r1.
+ Bước 2: Chọn tiếp một lãi suất r2 thỏa mãn điều kiện NPV2 <0.
+ Bước 3: r* được tính theo công thức nội suy như sau:

Điều kiện: chọn r1 sao cho NPV1 > 0
8


chọn r2 sao cho NPV2 < 0
Ví dụ:
Năm


0

Dòng tiền -1000
-

1

2

3

4


5

200

300

400

450

500


Chọn r1 = 20%, sử dụng công thức tính NPV, ta có:
NPV1 = 24,43
Chọn r2= 25%, sử dụng công thức tính NPV, ta có:
NPV2 = -95,04
Sử dụng công thức nội suy như trên ta tính được IRR:
IRR = 20 + (25 - 20) x [24,43/(24,43 + |-95,04|)] = 29,2%
b. Sử dụng phương pháp thay-thử và vẽ đồ thị.

Ví dụ: Khi biết vốn đầu tư ban đầu và các dòng tiền từng năm, chúng ta cho NPV
bằng 0 để tìm IRR
NPV= 0 = -$100 + [60/ (1 + IRR)] + [60/ (1 + IRR)2]

Chúng ta lấy tỷ lệ chiết khấu tùy ý để cho vào phương trình trên, bắt đầu với 0% rồi
tăng dần đến khi giá trị của NPV chuyển dấu.
NPV at Different Discount Rates
Discount Rate
0%
5%
10%
15%
20%

NPV($)
20.00

11.56
4.13
-2.46
-8.33

9


Đường thẳng cắt trục x, ta sẽ có NPV bằng 0, khi đó giá trị 13,1% tại giao điểm
chính là IRR.
Các công cụ hỗ trợ tính IRR:
Máy tính tài chính

Microsoft Excel:
Tính IRR bằng cách sử dụng Excel
Công thức: IRR (values, guess)
Trong đó:
Values: Dòng tiền qua các năm, phải chứa ít nhất 1 giá trị âm và 1 giá trị dương.
Guess: Ước lượng giá trị cho IRR, nếu bỏ qua không điền thì mặc định guess =
10%. Nếu Excel không thể tìm được giá trị làm cho NPV = 0, Excel sẽ trả về giá
trị lỗi #NUM!
Ví dụ: Có 2 dự án loại trừ lẫn nhau A và B, vốn đầu tư cho mỗi dự án là 100 triệu
đồng. Chi phí sử dụng vốn của 2 dự án là 10%. Thời gian hoạt động của hai dự án
đều là 3 năm và dự kiến thu nhập, chi phí như sau:
ĐVT: triệu đồng

Dự án

Năm 1

Năm 2

Năm 3

A
B

20

100

120
55

140
123
10


Trên Excel ta lập bảng tính như sau:


Nhập công thức hàm tại các ô D18, D19, F20 (dự án A), G18, G19, G20 (dự án B)
o NPV chưa điều chỉnh: Dự án A = NPV (10%,B5:B7)
Dự án B = NPV (10%,E5:E7)
o NPV điều chỉnh: Dự án A = B8 + B3
Dự án B = E8 + E3
Kết quả:

3. Quy tắc ra quyết định.
Vì IRR chính là suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư, nên một dự án được chấp nhận
khi suất sinh lời thực tế của nó (IRR) bằng hoặc cao hơn suất sinh lời yêu cầu. Vậy
theo tiêu chuẩn IRR, dự án được chấp nhận là dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng Suất
sinh lợi yêu cầu.

Cụ thể sẽ có 3 trường hợp sau:
+ TH1: Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn (IRR< r)
thì loại bỏ dự án.

11


+ TH2: Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án bằng chi phí sử dụng vốn (IRR= r) thì
tùy điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể chấp
nhận hay loại bỏ dự án
+ TH3: Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án bằng lớn hơn chi phí sử dụng vốn
(IRR>r) thì:

. Nếu đây là dự án độc lập thì dự án được chấp nhận.
. Nếu là dự án thuộc loại loại trừ nhau thì chọn dự án có tỷ suất sinh lời nội
bộ cao nhất.
4. Ý nghĩa.
Phán ánh tỷ suất sinh lợi của vốn đầu tư. Phương pháp IRR không phụ thuộc chi
phí vốn nên thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư vì cho biết khả năng sinh
lời dưới dạng phần trăm.
Tỷ suất sinh lợi nội bộ cho chúng ta biết được mức chi phí sử dụng vốn tối đa có
thể chấp nhận được (tỷ suất chiết khấu có thể cao đến bao nhiêu trước khi dự án
bị xem là không thể chấp nhận).



5. Ưu điểm và nhược điểm.

Ưu điểm










Thuận lợi trong tính toán, không gặp phải khó khăn trong vấn đề lựa chọn lãi
suất chiết khấu r như khi tính NPV.
Phương pháp này cho phép đánh giá được mức sinh lời của dự án có tính đến
yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ.
Phản ánh được tỷ lệ sinh lời của bản thân dự án và tạo cơ sở thuận lợi cho việc
đánh giá, lựa chọn dự án (so sánh giữa các dự án với nhau, so sánh với lãi suất
ngân hàng, với chi phí vốn yêu cầu).
Đây là một cách đơn giản để diễn giải về giá trị của một dự án cho người
không biết chi tiết về nó.
Trong một số trường hợp cụ thể, nếu IRR đã đủ cao, công ty có thể sẽ không
phải tìm suất sinh lợi yêu cầu (thường là một nhiệm vụ khó khăn) để so sánh
với IRR.

Đặc biệt, trong trường hợp dự án được tài trợ bằng vốn vay, giả sử với lãi suất
vay là i% thì:
Nếu r* < i thì dự án sẽ không đủ tiền trả nợ.
Nếu r* = i thì dự án vừa đủ trả nợ, nhà đầu tư không có lợi ích gì.
Nếu r* > i thì nhà đầy tư không những có thể trả nợ mà còn có lãi.
Trong trường hợp dự án đầu tư tăng thêm chiều sâu hay mở rộng sản xuất thì
phương pháp IRR cũng cho biết lãi suất thu được từ phần vốn đầu tư thêm đó.
Đây là ưu điểm nổi bật của phương pháp này.
12


IRR là một phương pháp quan trọng và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.


Nhược điểm
Phương pháp này phụ thuộc vào các dự tính về dòng tiền trong tương lai, mà
còn dự đoán trong tương lai thì thường khó chính xác.
Chỉ tiêu IRR không cung cấp quy mô của số lãi hay lỗ của dự án tính bằng
tiền.
Phương pháp này không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn đến
trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án, vì tỷ suất sinh lời nội
bộ luôn luôn cao đối với những dự án có quy mô nhỏ.
Áp dụng phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ sẽ rất khó khăn trong đánh giá
lựa chọn dự án có nhiều tỷ suất sinh lời nội bộ. Cụ thể là khi đối mặt với dòng
tiền đổi dấu nhiều lần có thể ra kết quả có nhiều hơn một hoặc không có IRR

nào:


Trường hợp có nhiều tỷ suất sinh lời nội bộ

-

Khả năng có nhiều hơn một tỷ suất chiết khấu khiến NPV bằng 0, vì vậy theo quy
tắc ra quyết định IRR ta có thể không biết phải dùng đáp án nào để đánh giá từ đó
có thể dẫn đến sai lầm trong việc lựa chọn dự án.
Ví dụ:
Năm


0

1

2

Dòng tiền

-$60

$155


-$100

Tỷ suất
khấu
NPV

chiết 0%
-$5

10%


20%

30%

40%

-$1,74

-$0,28

$0.06


-$0,31

Dự án này có 2 tỷ suất sinh lời nội bộ là 25% và 33,33%
-

Trường hợp không có IRR nào

Ví dụ:
Năm

0


1

2

IRR

NPV
13


Dòng tiền


-$51

$100

-$50

Không có

Luôn âm

Dự án này không có IRR và NPV luôn âm tại mức lãi suất chiết khấu bất kì.
Những trường hợp trên cho thấy các thiếu sót của phương pháp sử dụng IRR và


giải pháp lúc này là áp dụng tiêu chuẩn NPV.



Có thể dẫn đến sai lầm trong việc lựa chọn dự án khi so sánh những khoản đầu
tư loại trừ lẫn nhau.

Thậm chí khi chỉ có một Tỷ suất sinh lời nội bộ, lại có thể thể phát sinh một vấn đề khác
liên quan đến quyết định lựa chọn những dự án loại trừ lẫn nhau. Nếu hai khoản đầu tư,
X và Y, thuộc diện loại trừ lẫn nhau, nghĩa là chúng ta chỉ có thể chọn một trong hai.
Ví dụ:

Năm

0

1

2

3

4


Dòng tiền dự án -$100
A

$50

$40

$40

$30

Dòng tiền dự án -$100

B

$20

$40

$50

$60

Tỷ suất chiết khấu


0%

5%

10%

15%

20%

25%


NPV A

$60

$43,13

$29,06

$17,18

$7.06


-$1,63

NPV B

$70

$47,88

$29,79

$14,82


$2,31

-$8,22

14


Trong đồ thị trên IRR của A là 24% lớn hơn IRR của B là 21%. Giao điểm của 2
đường thẳng tại điểm (được gọi là crossover point) có IRR là 11,1%, tỷ suất này được
gọi là Crossover rate.
Giả sử, nếu Suất sinh lợi yêu cầu nhỏ hơn 11,1% thì sẽ có mâu thuẫn giữa NPV và
IRR, tuy IRR của A lớn hơn nhưng NPV của B cao hơn, xét về mặt kinh tế trường

hợp này B là dự án tốt hơn. Nếu Suất sinh lợi yêu cầu lớn hơn 11,1% thì không có
mâu thuẫn và hiển nhiên A là dự án tốt hơn.
Mục đích của ví dụ trên để nói rằng khi chúng ta có những dự án loại trừ lẫn nhau, ta
không nên xếp hạng dự trên tỷ suất sinh lợi nội bộ bởi chúng có thể dẫn đến lựa chọn
sai lầm. Và khi có mâu thuẫn giữa NPV và IRR, trên lý thuyết, ta luôn ưu tiên chọn
dự án có NPV cao hơn. Bởi mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi
nhuận, bất kể tỷ suất sinh lợi.

Trường hợp dự án có dòng tiền loại Đầu tư hoặc Tài trợ.
Ví dụ: Xem xét 2 dự án sau
15



Năm

Dự án A

Dự án B

0

-$100

$100


1

$130

-$130

Cả 2 dự án đều có suất sinh lợi yêu cầu là 12%. Sau khi tính toán ta biết được IRR là
30% cho cả 2 dự án. Theo quy tắc ra quyết định của IRR, cả 2 nên được chấp nhận.
Tuy nhiên, nếu chúng ta tính NPV của B sẽ có kết quả:
$100 - ($130/1,12) = -$16,07


Trong ví dụ này, IRR và NPV mâu thuẫn, 2 hình ở trên cho thấy NPV của mỗi dự án.
NPV của B là một đường cong hướng lên. Vì vậy, dự án này nên được chấp nhận khi
Suất sinh lợi yêu cầu lớn hơn IRR.
Khi một dự án có dòng tiền như của B, IRR thực chất là tỷ suất chúng ta đang trả,
không phải thu vào. Vì lý do này chúng ta gọi B là dự án có dòng tiền loại Tài trợ,
trong khi A là dự án có dòng tiền loại Đầu tư. Chúng ta chỉ nên thực hiện các dự án có
dòng tiền loại Tài trợ nếu nó có IRR thấp hơn Suất sinh lợi yêu cầu.
6. So sánh phương pháp NPV với IRR.
- Giống nhau:
NPV và IRR đều dẫn đến những quyết định như nhau. Miễn là hai điều kiện quan
trọng được đáp ứng. Dòng tiền phải chuyển dấu từ âm sang dương chỉ một lần và
dự án phải độc lập (không thuộc TH loại trừ lẫn nhau).

Đều xem xét đến yếu tố giá trị thời gian của dòng tiền khi đánh giá dự án.
- Khác nhau:
16


NPV

IRR

Phản ánh đầy đủ các khía cạnh chi phí
và kết quả của dự án được biểu hiện
dưới dạng một giá trị ròng được tăng

thêm hoặc mất đi cho phép đánh giá
được quy mô lợi ích của dự án.

Kết quả của dự án được biểu hiện dưới
dạng phần trăm tỷ suất sinh lời, không
cung cấp độ lớn số lãi hay lỗ của dự án
tính bằng tiền.

Có thể được sử dụng đánh giá các dự án Không thể được sử dụng đánh giá các dự
có sự thay đổi dấu trong dòng tiền.
án có sự thay đổi dấu trong dòng tiền.


Nếu tỷ suất chiết khấu thay đổi sẽ tính
ra nhiều kết quả trong cùng 1 dự án. Rất
khó để xác định được một tỷ lệ chiết
khấu hợp lý.
Không phản ánh mức sinh lời của đồng
vốn đầu tư.

Không phụ thuộc vào chi phí vốn để tính
tỷ suất sinh lời nội bộ.

Có thể xếp hạng các dự án loại trừ nhau


Không thể xếp hạng các dự án loại trừ
nhau một cách chính xác

Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự
án đầu tư kết hợp bằng cách cộng các
giá trị hiện tại thuần của các dự án với
nhau. NPV(A+B) = NPV(A) + NPV(B)

Không thể cộng các tỉ suất sinh lời nội bộ
của các dự án.
Biết được tỉ suất sinh lời hấp dẫn về mặt
quan


IV.

Phản ảnh được tỷ lệ sinh lời của bản thân
dự án, tạo cơ sở thuận lợi cho việc đánh
giá, lựa chọn dự án

CHỈ TIÊU THỜI GIAN HOÀN VỐN (PAYBACK PERIOD PBP)

1. Định nghĩa.
Thời gian hoàn vốn là thời gian thu nhập mang lại từ dự án đủ bù đắp được chi phí đã
bỏ ra.


17


2. Nguyên tắc ra quyết định.
Một dự án được chấp nhận khi Thời gian hoàn vốn nhỏ hơn thời gian hoàn vốn yêu
cầu.
3. Cách tính.
Công thức PBP:

PBP = n +
Với n: là số năm để dòng tiền tích luỹ của dự án (n<0)

n+1 > 0
NCFt dòng tiền còn lại phải thu hồi tại năm t = n
NCFn+1 dòng tiền tại thời điểm n+1
Xem xét ví dụ sau:
Year
1
2
3

Cash Flow
$100
$200

$500

Chi phí dự án: $500, thời gian hoàn vốn của đầu tư này là gì?
Ta có chi phí đầu tư ban đầu là $500. Sau hai năm đầu tiên, dòng tiền thu được
tổng cộng là $300. Sau năm thứ 3, tổng dòng tiền thu được là $800, do đó, dự án đã thu
hồi vốn vào một thời điểm nào đó giữa cuối năm 2 và cuối năm 3. Bởi vì dòng tiền tích
luỹ 2 năm đầu tiên là $300, ta còn phải thu hồi $200 nữa trong năm thứ 3. Mà dòng tiền
năm thứ ba là $500, theo công thức ta có:

PBP = 2 + = 2 + 0.4 = 2.4 năm 2 năm 5 tháng

Ta có thể thấy, việc áp dụng công thức để tính PBP để ra quyết định đầu tư là vô

cùng đơn giản. Người ta chọn điểm cắt thời gian hoàn vốn là 2 năm (cut-off point), nghĩa
18


là bất cứ dự án nào có thời gian hoàn vốn sau 2 năm đều bị từ chối. Bảng 9.1 sau đây sẽ
minh hoạ cho ta thấy những dòng tiền cho 5 dự án khác nhau từ A E. Dòng tiền Năm 0
là chi phí của các cuộc đầu tư. Chúng ta có thể chỉ ra một vài tính đặc thù, mà theo
nguyên tắc có thể tăng Thời gian hoàn vốn (PBP).

Bảng 9.1

Ta có thể dễ dàng tính PBP của dự án A, chi phí ban đầu là $100, tổng dòng tiền

hai năm đầu thu được là 30+40= $70, vậy còn lại $30 cần thu hồi. Vì dòng tiền năm thứ
3 thu được là $50 nên $30 cần thu hồi sẽ được trả vào một thời điểm nào đó trong năm
thứ 3. Do đó, ta có PBP của dự án A là 2 + 30/50 = 2 +0.6= 2.6 năm tức dự án A sẽ thu
hồi vốn vào khoảng 2 năm 7 tháng kể từ ngày đầu tư.
Khác với dự án A, dự án B sẽ không bao giờ thu hồi vốn được vì tổng dòng tiền
sau 3 năm đầu tiên là 40 + 20 +10 = $70 < $200 (chi phí ban đầu) và sau đó dòng tiền bị
dừng, không có thêm bất cứ con số phát sinh tăng nào nữa. Tuy nhiên, dự án C lại có PBP
chính xác là 4 năm vì vào năm thứ 4 nó đã thu được đúng $130 còn bị thiếu. Khác với ba
dự án trên, dự án D đã thu hồi vốn vào năm 2 nhưng vào năm thứ 3 lại bị âm $200, đến
năm thứ 4 thì thu hồi lại $200 đó. Có thể nói, dự án D có 2 thời gian hoàn vốn khác nhau
là 2 năm và 4 năm. Vậy cái nào là đúng? Câu trả lời là cả hai thời điểm thu hồi vốn trên


19


đều đúng bởi vì cách mà chúng ta tính toán PBP không đảm bảo cho ra chỉ duy nhất một
đáp án.
Cuối cùng thì, dự án E là một dự án không tưởng, thời gian hoàn vốn của nó là 6
tháng, bằng cách minh hoạ điểm thời gian hoàn vốn thì ta có thể thấy một khoản đầu tư
hoàn vốn nhanh thường không phải là một khoản đầu tư tốt.

Phân tích quy tắc chỉ tiêu thời gian chiết khấu

Year

0
1
2
3
4

Long
-$250
100
100
100
100


Short
-$250
100
200
0
0

Nhìn vào bảng sau, ta dễ dàng có thể tính được PBP Long: 2 +($50/100) = 2.5
năm, PBP Short: 1 + ($150/200) = 1.75 năm. Theo cách tính này, với thời gian hoàn vốn
yêu cầu là 2 năm thì đầu tư ngắn hạn (Short) được chọn còn đầu tư dài hạn (Long) thì
không.

Vậy thì chỉ số thời gian hoàn vốn sẽ giúp chúng ta ra quyết định đầu tư đúng đắn
không? Câu trả lời có thể là không. Giả sử, cho tỉ suất chiết khấu là r = 15% một năm, ta
có thể tính được NPV của 2 kiểu đầu tư này như sau:
NPV Short = -$250 + (100/1.15) + (200/1.152) = -$11.81
NPV Long = -$250 + (100 x {[1 (1/1.154]/ 0.15}) = $35.50

Ta thấy, NPV của đầu tư ngắn hạn về lâu dài sẽ âm, mà theo nguyên tắc thì dự án
chỉ được chấp nhận khi NPV 0. Trong khi đó, mặc dù thời gian hoàn vốn của đầu tư dài
hạn lâu hơn nhưng tương lai sẽ tạo ra giá trị NPV > 0 tức nó làm gia tăng giá trị cổ phần.
Vậy vấn đề ở đây là Nguyên tắc PBP đã bỏ qua việc tính giá trị thời gian của dòng tiền,
tức nó không quan tâm đến lãi suất và lạm phát của dòng tiền đó trong tương lai sau thời
kỳ PBP. Đôi khi một dự án có PBP lớn hơn nhưng những thu nhập về sau lại cao hơn

(làm cho NPV, IRR cao hơn) thì vẫn là dự án tốt.

20


4. Những ưu điểm và nhược điểm của Nguyên tắc PBP.
Ưu điểm
1. Dễ hiểu

1.

2. Điều chỉnh không chắc chắn dòng


2.

tiền sau thời kỳ PBP
3.
3. Hướng về tính thanh khoản
4.

V.

Nhược điểm
Phớt lờ giá trị thời gian của dòng

tiền
Chọn điểm cắt hoàn vốn không có
cơ sở
Không quan tâm dòng tiền tương
lai sẽ như thế nào sau ngày hoàn
vốn
Có khuynh hướng không ủng hộ
các dự án dài hạn như nghiên cứu
và phát triển hay những dự án mới

THỜI GIAN HOÀN VỒN CÓ CHIẾT KHẤU


1. Định nghĩa.
Là khoảng thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại của tất cả các khoản tiền thuần
hàng năm của dự án vừa đủ để bù đắp số vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.
2. Nguyên tắc ra quyết định.
Dựa vào quy tắc thời gian hoàn vốn chiết khấu, 1 dự án sẽ được chấp nhận nếu thời
gian hoàn vốn chiết khấu ít hơn số năm hoàn vốn yêu cầu của nhà đầu tư.
3. Cách tính.
Công thức:

DPP = n +
Với n: là số năm để dòng tiền tích luỹ của dự án (n<0)
n+1 > 0

NCFt dòng tiền còn lại phải thu hồi tại năm t = n
NCFn+1 dòng tiền tại thời điểm n+1

21


Ví dụ:
Hãy tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu với tỷ suất chiết khấu là 10% cho dự án có
các dòng tiền như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Dòng tiền

Dòng tiền chiết khấu
Dòng tiền lũy kế

O
-1.000
-1.000
-1.000

1
2
200
200

181,82
165,29
-818,18 -652,89

3
400
300,53
-352,36

4
400
273,21

-79,05

5
500
310,46
231,31

Sử dụng công thức ta tính được DPP như sau:
DPP = 4 + = 4,25 năm
Vậy với dòng tiền trên và tỷ suất chiết khấu 10% thì sau 4 năm 3 tháng dự án sẽ
hoàn vốn. Nhìn vào dòng tiền tự do ta sẽ nghĩa sau 3 năm dự án đã thu hồi đủ vốn.
Nhưng thực tế là không. Nếu chúng ta tính đến giá trị hiện tại của dòng tiền thì

phải đến 2,25 năm. Giá trị của đồng tiền trong tương lai sẽ nhỏ hơn giá trị của
đồng tiền hiện tại.
4. Ý nghĩa.
Với 1dự án có thời gian hoàn vốn chiết khấu càng ngắn càng tốt vì:
+ Vốn đầu tư nhanh chóng thu hồi sẽ được tái đầu tư.
+ Hạn chế mức độ rủi ro do thua lỗ ( đầu tư dự án khó linh động trong sử dụng
vốn hơn đầu tư tài chính, tính thanh khoản của vốn thấp)
5. Những ưu điểm và nhược điểm của DPP.
Ưu điểm
1. Dễ hiểu
2. Bao gồm giá trị hiện tại của dòng


1.

tiền
3. Không chấp nhận đầu tư dự án
ước tính NPV < 0
4. Có xu hướng thanh khoản tốt

2.
3.
4.

Nhược điểm

Có thể không chấp nhận các dự án
có NPV > 0
Đòi hỏi 1 điểm cắt tùy ý
Bỏ qua dòng tiền vượt ngoài điểm
cắt
Có xu hướng không ủng hộ các dựa
án dài hạn như nghiên cứu và phát
triển hay các dự án mới

22



LỜI KẾT LUẬN
Nhiều nghiên cứu thực tiễn đã đưa ra bằng chứng kết luận cho thấy rằng ba chỉ tiêu NPV,
IRR, PBP thường được sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư. Trong ba chỉ tiêu này chúng
ta nên sử dụng kết hợp để có cái nhìn toàn diện hơn về sự khả thi về mặt tài chính của dự
án. Chẳng hạn, NPV cho chúng ta biết dự án có sinh lợi hay không nhưng không cho biết
khả năng sinh lợi tương đối của dự án là bao nhiêu phần trăm. Do đó, chúng ta nên sử
dụng thêm chỉ tiêu IRR. Thế nhưng cả NPV và IRR chỉ cho biết về khả năng sinh lời chứ
không cho biết được bao giờ thì thu hồi được vốn đầu tư từ dự án, vậy nên ta phải bổ
sung thêm chỉ tiêu PBP. Sự kết hợp của ba chỉ tiêu nàu sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn
diện hơn về dự án.
IRR allows managers to rank projects by their overall rates of return rather than their net
present values, and the investment with the highest IRR is usually preferred. Ease of

comparison makes IRR attractive, but there are limits to its usefulness. For example, IRR
works only for investments that have an initial cash outflow (the purchase of the
investment) followed by one or more cash inflows.

Also, IRR does not measure the absolute size of the investment or the return. This means
that IRR can favor investments with high rates of return even if the dollar amount of the
return is very small. For example, a $1 investment returning $3 will have a higher IRR
than a $1 million investment returning $2 million. Another short-coming is that IRR cant
be used if the investment generates interim cash flows. Finally, IRR does not consider
cost of capital and cant compare projects with different durations.

IRR is best-suited for analyzing venture capital and private equity investments, which

typically entail multiple cash investments over the life of the business, and a single cash
outflow at the end via IPO or sale.

23