Cách tính lãi suất ngân hàng trong Excel

Lãi suất kép được xem là một công cụ quen thuộc để đánh giá kết quả đầu tư của bạn. Mặc dù vậy, không phải ai cũng có thể hiểu các thuật ngữ cũng như biết cách tính giá trị tương lai của khoản đầu tư theo lãi suất kép. Vì thế, ngân hàng số Timo sẽ gợi ý cho bạn cách tính lãi suất kép trong excel đơn giản mà ai cũng có thể làm được trong bài viết này.

>> Xem thêm: Lãi suất kép của ngân hàng nào cao nhất hiện nay?

1. Cách tính lãi suất kép trong Excel bằng công thức tính

Lãi suất kép là giá trị bạn nhận được tại một thời điểm trong tương lai dựa trên số tiền gốc cộng dồn với số tiền lãi đã thu được ở các thời kỳ trước. Công thức tính lãi suất kép thông qua excel phổ biến là: 

Công thức tính lãi kép trong Excel

Trong đó:

  • FV: giá trị nhận được trong tương lai (tính đến kỳ n) (VNĐ).
  • PV: Số tiền gốc (vốn ban đầu) (VNĐ).
  • i: Lãi suất năm (số thập phân hoặc %).
  • n: Số kỳ tính lãi tiền gửi (tháng/quý/năm).

→ Trong đó, 3 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nhận được trong tương lai đó chính là PV, i và n. 

Ví dụ

Giả sử, bạn gửi tiết kiệm 100 triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất 7%/năm trong vòng 5 năm. Trong đó, số tiền lãi cuối mỗi năm sẽ không được rút mà được gộp vào vốn ban đầu để tiếp tục tính lãi ở các chu kì tiếp theo.

Vậy để tính được tổng số tiền bạn có được sau 5 năm, sau khi áp dụng công thức bạn thu được kết quả sau: 

Cách tính lãi suất ngân hàng trong Excel
Cách tính lãi suất ngân hàng trong Excel
Cách tính lãi suất kép trong Excel bằng công thức tính lãi kép

Mặc dù excel không cung cấp hàm công thức đặc biệt nào để tính lãi suất kép. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng các hàm khác để tạo ra máy tính tính lãi kép của riêng bạn.

Công thức của hàm EFFECT trong Excel

Các tổ chức tài chính có thể tính toán lãi suất dựa trên các khoảng thời gian hàng năm, hàng quý, hàng tháng, hàng tuần hoặc thậm chí hàng ngày. Công thức tính hàm EFFECT giúp bạn tính lãi suất thực tế phải trả trong mỗi năm.

Công thức tính của hàm EFFECT:

=P+(P*EFFECT(EFFECT(k,m)*n,n))

Công thức chung để tính lãi kép:

Trong đó:

  • P: Khoản tiền ban đầu (VNĐ).
  • k: Lãi suất hàng năm (số thập phân hoặc %).
  • m: Số lần tiền lãi nhập gốc mỗi năm (thường là các tháng).
  • n : Số kỳ tính lãi (thường là năm).

Bạn có thể tham khảo bảng sau đây để biết rõ hơn về số kỳ tính lãi:

Intra-Year lãi suất képSố kỳ tính lãi kép mỗi năm (n)
Nửa năm một lần2
Hàng quý4
Hàng tháng12
Hàng tuần52
Hàng ngày360 hoặc 365 (thực tế)

Ví dụ

Giả sử có một khoản đầu tư 200 triệu đồng, trả lãi 4% tính bằng một quý. Nếu tiền được để trong tài khoản trong sáu năm, 200 triệu đồng đó sẽ có giá trị là bao nhiêu?

Sau sáu năm, giá trị của khoản đầu tư 200 triệu đồng ban đầu có được sẽ được tính theo công thức sau :

Cách tính lãi suất ngân hàng trong Excel
Cách tính lãi suất ngân hàng trong Excel
Cách tính lãi suất kép trong Excel bằng hàm EFFECT

Hoặc dùng công thức chung để tính lãi kép như sau :

P*(1+(k/m))^(m*n) = 200.000.000*(1+(0.04/4))^( 4*6)= 253.946.930 đồng

Cách tính giá trị tương lai cho một khoản đầu tư bằng hàm trong Excel

Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với công thức lãi suất chung được thảo luận ở trên với bất kỳ lý do nào. Bạn có thể tạo ra công thức tính lãi suất với hàm Giá trị tương lai – có sẵn trong Microsoft Excel 2013, 2010, 2007, 2003 và 2000.

Công thức tính

=FV(rate, nper, pmt, [pv], [type])

Trong đó: 

  • rate: lãi suất cho mỗi kỳ (số thập phân hoặc %).
  • nper: Số kỳ thanh toán.
  • pmt: Khoản thanh toán cho mỗi kỳ, đại diện như một số âm. Nếu đối số pmt bị bỏ qua, tham số pv phải được đưa vào.
  • pv (tùy chọn): Giá trị hiện tại của đầu tư (đầu tư cơ bản), cũng là một con số âm. Nếu đối số pv bị bỏ qua, nó được giả định bằng không (0), trong trường hợp này tham số pmt phải được chỉ định.
  • type (tùy chọn): Quy định khi nào các khoản thanh toán phụ thêm phải trả: 0 hoặc bỏ qua – vào cuối kỳ, và 1 – vào đầu kỳ.

Trong công thức trên, 3 đối số đầu tiên là bắt buộc và 2 đối số sau cùng là tùy chọn.

Ví dụ

Giả sử, bạn gửi 20 triệu đồng trong 5 năm vào tài khoản tiết kiệm với mức lãi suất 8%/năm, ghép lãi hàng tháng, và không có khoản thanh toán bổ sung. Khi đó, công thức tính lãi kép trong Excel sẽ như sau:

Cách tính lãi suất ngân hàng trong Excel
Cách tính lãi suất ngân hàng trong Excel
Cách tính giá trị tương lai bằng hàm FV trong Excel

  • rate: 0.008 / 12 vì bạn có lãi suất 8%/năm, ghép lãi hàng tháng.
  • nper: 5 * 12, tức là 5 năm * 12 tháng.
  • pmt được để trống vì phép toán không liên quan đến khoản thanh toán bổ sung cho khoản đầu tư cơ bản 20 triệu đồng.
  • pv là -20 vì cú pháp của hàm FV yêu cầu sử dụng một số âm trong đối số này.

Trên đây là những thông tin tổng hợp của Timo về cách tính lãi suất kép trong excel. Từ đó, có thể thấy excel là một phần mềm cực kỳ thông minh và tiện dụng nếu ai biết tận dụng nó. Nếu bạn gặp khó khăn với việc tính toán các khoản đầu tư bằng excel, hãy sử dụng Tiết kiệm trực tuyến (Term Deposit) của Timo với tính năng “Tái tục” vào ngày đáo hạn để áp dụng lãi suất kép dễ dàng.

Timo Term Deposit – Gửi tiết kiệm có kỳ hạn Lãi suất tiết kiệm cao, cạnh tranh

Thủ tục mở sổ đơn giản, nhanh chóng, chỉ từ 100.000 VNĐ.
Chia nhỏ sổ tiết kiệm, rút vốn linh hoạt, bảo toàn lãi suất.
Tất toán sổ online, tiền vốn và lãi chuyển ngay vào thẻ.
Tiết kiệm càng dài, lãi suất càng cao ngay trên ứng dụng Timo!

Sau khi đọc bài viết “Hướng dẫn cách lập bảng tính lãi suất vay tiêu dùng theo dư nợ giảm dần trên Excel” chắc hẳn chúng ta đều thấy việc phân tích 1 dự án tài chính (hay 1 khoản đầu tư, 1 khoản vay) trên Excel khá thú vị phải không nào. Vậy bạn có biết Excel còn cung cấp cho chúng ta những hàm tài chính riêng để áp dụng cho những việc này không? Hãy cùng Học Excel Online tìm hiểu về hàm ISPMT để tính tiền lãi của khoản vay trên Excel nhé.

Đang xem: Cách tính tiền lãi trong excel

Ý nghĩa và cấu trúc của hàm ISPMT

Nhắc đến hàm ISPMT, chúng ta có thể thấy ngay phần PMT trong tên hàm, điều này có ý nghĩa rằng hàm này thuộc nhóm hàm PMT, dùng cho việc phân tích trả nợ gốc và lãi.

Tham khảo: Hướng dẫn cách phân tích trả nợ gốc và lãi cùng chuỗi hàm PMT trong Excel

Cách tính lãi suất ngân hàng trong Excel

Cụ thể hàm ISPMT có tác dụng: Tính tiền lãi của 1 khoản vay (hay khoản đầu tư) theo nguyên tắc dư nợ giảm dần.

Xem thêm: Giấy Excel A4 72 Gsm (Giấy Excel Max 72Gsm), Giấy Excel 72G A4 Giá Rẻ Tại Tphcm

Cấu trúc của hàm như sau:

ISPMT(rate, per, nper, pv)

Trong đó:

Rate là lãi suất của khoản vay (hay khoản đầu tư). Lãi suất phải quy đổi thống nhất đơn vị tính theo kỳPer: Kỳ tính lãi. Kỳ này bắt đầu tính từ 0 chứ không phải từ 1Nper: Tổng số kỳ của khoản vay (hay khoản đầu tư)PV: Giá trị hiện tại của khoản đầu tư (hay số tiền vay được giải ngân)

Những lưu ý khi sử dụng hàm ISPMT:

Kết quả của hàm là số âmPhải thống nhất về đơn vị tính kỳ trong Rate, Per, NperPer luôn phải tính từ 0

Áp dụng hàm ISPMT vào tính tiền lãi của khoản vay trên Excel

Trở lại bài viết “Hướng dẫn cách lập bảng tính lãi suất vay tiêu dùng theo dư nợ giảm dần trên Excel“, đây là 1 bài toán mà chúng ta có thể sử dụng hàm ISPMT để tính cho cột Trả lãi mà không cần phụ thuộc vào cột Nợ đầu kỳ.

Tại cột H, chúng ta sẽ tính phần Trả lãi theo hàm ISPMT như sau:

Ô H14 đặt công thức ISPMTRate = giá trị ô G5 (lãi suất quy ra tháng để tương ứng theo hình thức trả lãi là theo Tháng = ô B4)Per là kỳ tương ứng với dòng 14. Tuy nhiên kỳ xét từ 0, trong khi cột A thì kỳ bắt đầu từ 1, do đó chúng ta sẽ trừ đi 1 đơn vịNper là tổng số kỳ đã quy đổi về kỳ theo tháng = ô G3PV là số tiền vay tại ô B2

Ta có =ISPMT($G$5,A14-1,$G$3,$B$2)

Vì hàm cho ra kết quả là số âm, nên chúng ta có thể chuyển về số dương bằng cách nhân với -1

H14=ISPMT($G$5,A14-1,$G$3,$B$2)*(-1)

Tiếp theo Filldown công thức từ H14 xuống các dòng còn lại, ta có kết quả giống với cách tính ở cột D, như vậy là chúng ta đã tính đúng.

Xem thêm: Khóa Học Thiết Kế Điện Nước, Khóa Học Thiết Kế Hệ Thống Điện

Cách tính lãi suất ngân hàng trong Excel

Như vậy chúng ta có thể tính ngay ra cột lãi vay bằng hàm ISPMT, thay vì phải xác định cụ thể cột Nợ đầu kỳ

Chúc các bạn áp dụng thành công hàm ISPMT vào việc phân tích các dự án tài chính của mình.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Excel