Cách tính lương vượt khung của giáo viên

Trong các chế độ hỗ trợ được nhà nước quy định, phụ cấp thâm niên vượt khung là dạng phổ biến được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn khá lạ lẫm với các bạn trẻ. Không phải ai cũng hiểu loại phụ cấp là gì, các đối tượng, điều kiện hưởng phụ cấp là ai?

Trong bài viết ngày hôm nay, Glints sẽ cho bạn kiến thức đầy đủ về “Phụ cấp thâm niên vượt khung” theo đúng quy định của nhà nước. 

Định nghĩa phụ cấp thâm niên vượt khung là gì?

Phụ cấp thâm niên vượt khung là một quy định của Nhà nước về chế độ cho các cán bộ, nhân viên tại doanh nghiệp, xí nghiệp nhằm khuyến khích, khích lệ tinh thần lao động của nhân viên. Chế độ này đảm bảo cho người lao động yên tâm làm việc và cố gắng trau dồi kỹ năng và phát huy những kinh nghiệm của bản thân trong công việc. 

Dưới đây, Glints sẽ tổng thông tin về đối tượng được hưởng và cách tính quy định của pháp luật đã được Nhà nước ban hành. 

Phụ cấp thâm niên vượt khung là gì Phụ cấp thâm niên vượt khung là gì

Đọc thêm: Cách Tính Phần Trăm Lương Dễ Hiểu Dễ Áp Dụng

Những đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung là những ai?

Dựa theo điều 1 Mục I Thông tư 04/2005/TT-BNV đã quy định rõ về các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên vượt cấp, ta có thể hiểu về các đối tượng đó bao gồm: 

Các cán bộ, công viên chức được xếp lương theo các bảng lương nghiệp vụ, chuyên môn, phục vụ, thừa hành đang công tác tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến đơn vị cấp xã, phường, thị trấn và các đơn vị của Nhà nước, gồm: 

  • Cán bộ được bầu cử trong các cơ quan nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương: quận, huyện, xã, phường, thị trấn, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo các bậc công chức hành chính, ngạch và được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo. 
  • Các cán bộ, công viên chức chuyên môn bao gồm danh chức chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và các chức danh lãnh đạo bổ nhiệm.
  • Các công viên chức ở địa phương thuộc xã, phường, thị trấn. 

Các cán bộ, công viên chức được xếp lương theo các bảng lương nghiệp vụ, chuyên môn, phục vụ, thừa hành do Nhà nước quy định được yêu cầu đến làm việc, công tác tại các dự án, tổ chức phi chính phủ, hội, và các tổ chức cơ quan quốc tế tại Việt Nam.  

Đối tượng nhận phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định riêngĐối tượng nhận phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định riêng

Đọc thêm: Lương Truy Lĩnh Là Gì? Cách Tính Truy Lĩnh Lương Nhanh Nhất

Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung

  • Đối với các cán bộ, công viên chức Nhà nước: 

Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung = 5% x mức lương của bậc lương cuối cùng

Lưu ý: Công chức, viên chức làm việc từ năm thứ 4 trở đi, mỗi năm đủ điều kiện hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thì sẽ được  tính hưởng thêm 1%.

Ví dụ: Cán bộ A công tác 5 năm, và đủ hai tiêu chuẩn được hưởng phụ cấp thâm niên. 

Vậy mức hưởng phụ cấp vượt khung = 7% x mức lương của bậc lương cuối cùng

  • Đối với cán bộ, công, viên chức Nhà nước đã có 02 năm xếp bậc lương cuối cùng loại B và loại C trong ngạch công chức, viên chức và ngạch nhân viên phục vụ, thừa hành

Mức hưởng phụ cấp của đối tượng này = 5% x mức lương của bậc lương cuối cùng trong bảng lương

Đối tượng này sẽ được tính hưởng phụ cấp vượt khung thêm 1% nếu mỗi năm có đủ 02 tiêu chuẩn tính từ năm thứ 03 trở đi.

Các bạn cần lưu ý:

Phụ cấp vượt khung sẽ được tính chi trả cùng kỳ lương hàng tháng của cán bộ, công, viên chức và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

Viên chức có chức danh nghiệp vụ, chuyên môn trong ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và viên chức đã có 03 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch.

Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung đơn giảnCách tính phụ cấp thâm niên vượt khung đơn giản

Kết luận 

Nhìn chung, phụ cấp thâm niên vượt khung là một chế độ phụ cấp khích lệ tinh thần lao động, cống hiến vì sự nghiệp Nước nhà cũng như thúc đẩy tinh thần học hỏi rèn luyện nâng cao kỹ năng cho các cán bộ, công, viên chức. người lao động cần hiểu rõ về chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung để đảm bảo quyền lợi của mình.

Glints hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn kiến thức đầy đủ về chế độ này và cố gắng phát triển kỹ năng phát triển sự nghiệp của riêng mình. 

Tham khảo: Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì mức lương cơ sở được hiểu là mức căn cứ để:

- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

 

1.2 Mức lương cơ sở năm 2021

Tinh thần Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định về cải cách chính sách tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân và người lao động trong doanh nghiệp là tiếp tục điều chỉnh tăng lương cơ sở, không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề để tiến tới rút ngắn khoảng cách giữa lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong doanh nghiệp, đảm bảo thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.

Từ ngày 01/7/2018: Mức lương cơ sở tăng lên 1,39 triệu đồng/tháng (theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP).

Từ ngày 01/7/2019: Mức lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

Tại Nghị quyết số 86/2019/QH14, Quốc hội cũng đã dự kiến tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2020.

Tuy nhiên, theo Nghị quyết 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Quốc hội đã quyết định không tăng lương cơ sở và lương hưu (tính theo lương cơ sở) trong năm 2020 và 2021 để dành kinh phí cho phòng chống dịch Covid-19.

Như vậy, mức lương cơ sở của năm 2021 vẫn giữ nguyên mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2019 là 1.490.000 đồng.

 

2. Cách tính lương giáo viên 

Công thức tính lương giáo viên năm 2021:

Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng – Mức đóng Bảo hiểm xã hội

Hệ số lương của các cấp

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, Điều 9 Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và Điều 9 Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, hệ số lương của giáo viên giảng dạy tại các cấp cụ thể như sau:

 

2.1 Đối với giáo viên bậc tiểu học:

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc tiểu học hạng II, áp dụng hệ số lương viên chức loại A1: hệ số lương từ 2,34 đến 4,98;
  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc tiểu học hạng III, áp dụng hệ số lương viên chức loại A0: hệ số lương từ 2,10 đến 4,89;
  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc tiểu học hạng IV, áp dụng hệ số lương viên chức loại B: hệ số lương từ 1,86 đến 4,06.

 

2.2 Đối với giáo viên bậc trung học cơ sở:

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc trung học cơ sở hạng I, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2: hệ số lương nằm trong khoảng từ 4,00 đến 6,38;
  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc trung học cơ sở hạng II, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1: hệ số lương nằm trong khoảng từ 2,34 đến 4,98;
  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc trung học cơ sở hạng III, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0: hệ số lương từ 2,10 đến 4,89.

 

2.3 Đối với giáo viên bậc trung học phổ thông:

  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc trung học phổ thông hạng I, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1: hệ số lương nằm trong khoảng từ 4,40 đến 6,78;
  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc trung học phổ thông hạng II, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2: hệ số lương nằm trong khoảng từ 4,00 đến 6,38;
  • Chức danh nghề nghiệp giáo viên bậc trung học phổ thông hạng III, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1: hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.

 

3. Các khoản phụ cấp mà giáo viên được hưởng

3.1 Hiện giáo viên được hưởng các loại phụ cấp

- Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên:

Quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&DT-BNV-BTC, đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề là nhà giáo kể cả đang thử việc, hợp đồng:

Thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động.

Thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm.

Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Đồng thời, cách tính mức phụ cấp ưu đãi được hưởng của các nhà giáo nêu trên là:

Mức lương phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x (hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Trong đó, tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi gồm các mức: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%.

- Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân.

- Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP, có hai loại phụ cấp dành riêng cho đối tượng như sau:

Phụ cấp lưu động: phụ cấp lưu động hiện nay của giáo viên đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục buộc phải đi lại thường xuyên giữa các thôn là 0,2 so với mức lương cơ sở tương đương 298.000 đồng.

Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số: giáo viên quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số sẽ được hưởng phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số là 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

- Phụ cấp thâm niên.

 

3.2 Mức tiền phụ cấp thâm niên

Mức tiền phụ cấp thâm niên được tính theo quy định trong Nghị định 77/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 1.8.2021.

Theo đó:

- Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

x

Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ

x

Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

Trong đó, mức phần trăm phụ cấp thâm niên của nhà giáo được tính như sau:

Nhà giáo đủ 05 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

- Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, lương của nhà giáo sẽ có những cải thiện đáng kể.

 

4. Mức đóng Bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định và hướng dẫn chi tiết biện pháp thi hành một số điều khoản của Luật Bảo hiểm y tế, Quyết định 595/QĐ-BHXH và Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định Luật Bảo hiểm y tế thì mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên sẽ bao gồm:

  • Hưu trí – tử tuất: 8%;
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;
  • Bảo hiểm y tế: 1,5%

Như vậy, mỗi tháng giáo viên sẽ đóng bảo hiểm xã hội tổng cộng bằng 10,5% tiền lương tháng.

Trong đó, theo khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội, khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế, khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm thì: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của giáo viên là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Tóm lại, như bài viết đã phân tích và trình bày phía trên năm 2021 mức lương, cách tính lương giáo viên năm 2021 cũng không có gì thay đổi so với những năm gần đây.

 

5. Cách tính lương của giáo viên hợp đồng

Cách Tính Lương Giáo Viên Dạy Hợp Đồng Cụ Thể Được Xác Định Như Sau:

Cách tính lương = Lương cơ bản x Hệ số lương x % Phụ cấp (nếu có) – Các khoản phí khác (phí Bảo Hiểm và phí công đoàn).

 Hoặc mức lương thoả thuận trong hơp đồng.

Theo cách tính ở đây ta có thẻ thấy lương của giáo viên hợp đồng hiện nay là áp dụng mức lương cơ bản theo quy định của Bộ luật lao động, không áp dụng mức lương theo quy định của cá bộ, công chức, viên chức.

Bên cạnh đó, còn áp dụng theo những quy định do Bộ GDĐT đề ra. Tùy từng quy chế từng trường học sẽ có cách tính cụ thể khi có nhu cầu tuyển dụng.

Lương cơ bản năm 2021 của người lao động

Khác với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan Nhà nước, lương cơ bản của người lao động làm việc tại doanh nghiệp được xác định trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hàng năm.

Theo đó, mức lương được trả cho người lao động không được thấp hơn lương tối thiểu vùng (căn cứ khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019). Bên cạnh đó, đối với công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng sẽ do Chính phủ quyết định và công bố trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Hiện nay, chưa có quyết định chính thức của Chính phủ về lương tối thiểu vùng cho năm 2021.

Cùng với đó, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến cho nền kinh tế khó khăn nên Hội đồng tiền lương Quốc gia đã trình Chính phủ đề xuất không tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2021. Nếu phương án này được Chính phủ lựa chọn thì năm 2021 tới đây mức lương tối thiểu vùng sẽ được giữ nguyên theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP:

Mức lương tối thiểu vùng

Áp dụng với doanh nghiệp thuộc:

4.420.000 đồng/tháng

Vùng I

3.920.000 đồng/tháng

Vùng II

3.430.000 đồng/tháng

Vùng III

3.070.000 đồng/tháng

Vùng IV

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài, gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.