Cách tổng thuật văn bản

BÀI MỘT:
KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN (5 tiết)
I. Văn bản là gì?
II. Cấu trúc của văn bản và tính chỉnh thể của nó.
1. Cấu trúc hình thức (hình thức ngôn từ và hình thức tổ chức) của văn bản.
2. Cấu trúc nội dung thông tin
3. Đặc trưng nổi bật của văn bản là tính liên kết nhằm bảo đảm tính chỉnh thể.
III. Thực hành văn bản tiếng Việt bao gồm những kĩ năng gì?
BÀI HAI:
KĨ NĂNG CHÍNH TẢ VÀ NẮM VỮNG NGHĨA CỦA TỪ TRONG VĂN BẢN (5 tiết)
I. KĨ NĂNG CHÍNH TẢ.
1. Chính tảlà gì?
2. Nguyên tắc chính tả tiếng Việt.
3. Các qui định về viếtđúng chính tả các từ tiếng Việt và vềcác yêu cầu khác nhưdấu câu, viết hoa, viết tắt và phiên âm tiếng nước ngoài.
II. NGHĨA CỦA TỪ.
1. Từ ngoài văn bản vàcácýnghĩađược bao hàm trongmộttừ: gọi tên, phản ánh hiểu biết của cộng đồng và tháiđộ chủ quan của người sử dụngvề sự vật, hiện tượng,...
2. Từ trong văn bản và sự liên kết về trường nghĩa của chúng.
3. Nghĩa vốn có và nghĩa lâm thời trong văn bản.
4. Thử phân tích một số trường hợp sử dụngkhông chính xác nghĩa của từ.
BÀI BA:
KĨ NĂNG VIẾT CÂU (5 tiết)
I. TỪ, NGỮ VÀ CÂU
1. Từ là đơn vị ngữ pháp có cấu tạo chặt chẽ và nhỏ nhất, được dùng để tạo ngữ vàđặt câu.
2. Ngữ là đơn vị ngữ pháp có cấu tạo lớn hơn từ song cũng có chức năng ngữ pháp trong câunhư từ (tứcđại diện cho một người,một sự vật, một tính chất, một hoạtđộng,một ý niệm, một hiện tượng)
3. Câu là đơn vị ngữ pháp có khả năngdiễnđạtmột mệnh đề trở lên, tức có khả năng phản ánh một thông báo (thông tin)
***LƯU Ý: Cụm chủ vị (C-V) là một đơn vị ngữ pháp đặt biệt trong ngữ pháp tiếng Việt. Khi nó đại diện cho một sự kiện, một hiện tượng, một ý niệm trong kết hợp (của ngữ, của câu) thì nó chỉ làđịnh ngữ cho từ trung tâmcủa ngữ hoặc chỉ làthành phần câu trong mệnh đề của câu. Vì vậy, khi diễn đạt, nhất là viết văn bảntiếng Việt, người ta thường dễ nhầm lẫn hai tư cách ngữ pháp này của C-V.
II. Ý NGHĨA TỪ LOẠI CỦA TỪ TIẾNG VIỆT TRONG CÁC KẾT HỢP NGỮ PHÁP
1. Có thể phân chia vốn từ tiếng Việt thành các nhóm từ loại (danh từ, động từ, tính từ,...) được không?
2. Ý nghĩa từ loại và đặc điểm từ loại của từ tiếng Việt
3. Nhận biết và cách sử dụng từ đúng chức năng ngữ pháp trong câu
III. NGỮ CỐ ĐỊNH VÀ NGỮ TỰ DO
1. Ngữ cố định: thành ngữ, quán ngữ
* LƯU Ý: Có một số trường hợp rất khó phân biệt đây là ngữ hay là từ: mát tay, ấm đầu (không phải trẻ bị sốt mà là thần kinh có vấn đề),...
2. Ngữ tự do: Ngữ có cấu tạo theo quan hệ chính phụ và ngữ đẳng lập
3. Đơn vị ngữ trong cấu tạo câu
IV. QUAN HỆ NGỮ PHÁP VÀ QUAN HỆ NGỮ NGHĨA TRONG CÂU
1. Quan hệ ngữ pháp giữa các thành phần câu trong câu (chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ - khởi ngữ)
2. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần nghĩa (của từ, của ngữ, của C-V) trong câu (sở đề - sở thuyết)
3. Trật tự, quan hệ từ và ngữ điệu là các phươngtiện ngữ pháp được dùng để xác lập quan hệ ngữ phápnhằmdiễn đạt chính xác ngữ nghĩa.
3. Phân tích một số câu sai ngữ pháp hoặc lôgic (ngữ nghĩa)
BÀI BỐN:
ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA VĂN BẢN CHUYÊN NGÀNH (5 tiết)
I. Các phong cách ngôn ngữ:
1.Phong cách ngôn ngữhành chính-công vụ
2.Phong cách ngôn ngữsinh hoạt
3.Phong cách ngôn ngữ chính luận
4.phong cách ngôn ngữ báo chí
5.Phong cách ngôn ngữkhoa học
6. Phong cách ngôn ngữnghệ thuật
II. Văn bản chuyên ngành và sự thể hiện của phong cách chức năng ngôn ngữ
III. Phân tích một vài văn bản chuyên ngànhvà thực hành theo mẫu
BÀI NĂM:
TIẾP NHẬN VĂN BẢNNHƯ LÀKĨ NĂNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN (5 tiết)
I. Qui trình TỔNG - PHÂN - HỢP khi tiếp nhận văn bản
II. Phân tích văn bản trong qui trinh trênlà gì? mục đích của phân tích văn bản.
III. Nghe, đọc có phân tích trong tiếp nhận văn bản
IV. Khôi phục đề cương văn bản. Rút ra đại ý hoặc chủ đề
V. Thực hành phân tích, khôi phục đề cương và đặt tiêu đề cho văn bản
BÀI SÁU:
TIẾP NHẬN VĂN BẢNNHẰM TÓM TẮT VÀTỔNG THUẬT CÁC TÀI LIỆU KHOA HỌC HOẶC TRÌNH BÀY LỊCH SỬVẤN ĐỀ (5 tiết)
A. TÓM TẮT VĂN BẢN

I. Mục đích:

  1. Lưu giữ tài liệu ở dạng ngắn gọn nhất để nắm được tinh thần của văn bản.
  2. Dùng để trình bày khi cần thiết.
  3. Giúp ta rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề.

II. Hai hình thức tóm tắt:

  1. Tóm tắt thành đề cương.
  • Các bước tóm tắt thành đề cương:

a. Đọc văn bản.

b. Tìm bố cục của văn bản.

- Phần mở

- Phần khai triển: làm sáng tỏ chủ đề chung của văn bản.

- Phần kết

c. Xác định các chủ đề bộ phận.

Đây chính là việc tìm ý chính của đoạn văn:

- Phân tích kết cấu của đoạn

- Xác định câu chủ đề

- Khái quát ý chính của đoạn. Đây là chủ đề bộ phận của văn bản.

2.Tóm tắt thành văn bản ngắn, hoàn chỉnh.

Các yêu cầu:

- Bám sát ba phần chính của bố cục tài liệu

- Lời tóm tắt phần mở đầu và kết luận có thể được lấy từ câu chủ đề của hai phần đó rồi rút bớt hoặc thêm vào một số từ ngữ thích hợp.

- Đối với phần triển khai, nên lần lượt tóm tắt theo các luận điểm và luận cứ (có khi được thể hiện ở hệ thống các đề mục trong tài liệu cần tóm tắt). Dựa vào câu chủ đề hoặc ý chính của đoạn để viết tóm tắt phù hợp với logic của nội dung vấn đề.

- Dùng đúng các thuật ngữ chuyên ngành và trích dẫn nguyên văn nếu cần những luận điểm quan trọng. Như vậy mới tóm tắt trung thành tài liệu cần tóm tắt.
B. TỔNG THUẬT CÁC TÀI LIỆU KHOA HỌC

1. Mục đích và yêu cầu của việc tổng thuật

- Để giới thiệu các công trình khoa học

- Để phân tich, học hỏi hoặc phê phán một tài liệu khoa học nào đó

- Tổng thuật tài liệu khoa học có những nét tương tự như tóm tắt nhưng với yêu cầu cao hơn như khái quát hơn, đối tượng phức tạp hơn, nội dung lớn hơn (cần tiếp tục nghiên cứu tác giả, các công trình, nội dung chủ yếu)

2. Cách tổng thuật các tài liệu khoa học. Khái quát hóa là yêu cầu chung của tổng thuật

- Đọc và suy ngẫm tất cả các tài liệu cần tổng thuật để nắm được, các nhà nghiên cứu, các công trình có liên quan đến đề tài tổng thuật, các nội dung đã được triển khai.

- Khái quát hóa để rút ra các mặt nội dung cơ bản của vấn đề.

- Lần lượt tổng thuật về các khía cạnh nội dung đã khái quát bằng cách nêu những tác giả, tác phẩm chủ yếu

- Nêu các luận điểm cơ bản được trình bày trong tài liệu và so sánh tương đồng, dị biệt với các tài liệu liên quan

C. TRÌNH BÀY LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

1.1. Mục đích yêu cầu của việc trình bày lịch sử vấn đề

a. Mục đích:

- Là sự duyệt lại một cách có hệ thống tất cả các công trình lớn nhỏ có liên quan đến đề tài nghiên cứu, trình bày lịch sử vấn đề nhằm mục đích khẳng định đề tài nghiên cứu cho đến thời điểm bàn đến chưa có công trình nào theo đúng nhu cầu hoặc phương hướng tiếp cận như đề tài này.

- Mục đích trình bày lịch sử vấn đề còn nhằm chỉ rõ phần đóng góp của mình, trên cơ sở tham khảo, kế thừa (hoặc phản bác nếu có)

- Trình bày lịch sử vấn đề còn giúp người viết tránh lặp lại những điều đã được giải quyết, xác định được chính xác nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

b. Yêu cầu:

- Giúp người đọc có cái nhìn toàn cảnh và tổng quát về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài bao gồm các tác giả, tên các công trình nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và kết quả.

- Phân tích đánh giá các tài liệu nghiên cứu trước đây để đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu.

- Phần này cần viết đầy đủ, ngắn gọn.

2. Cách trình bày phần lịch sử vấn đề

a. Điểm tình hình nghiên cứu theo trình tự thời gian, gắn với từng tác giả.

* Tác giả 1.

- Tên công trình, thời điểm công bố

- Nội dung nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá

* Tác giả 2.

b. Điểm tình hình nghiên cứu theo từng phương diện của đề tài, gắn với trình tự thời gian.

* Phương diện 1

- Theo tác giả A (sớm nhất)

- Theo tác giả B (sau đó)

- Theo tác giả C (gần đây nhất)

- Phân tích, so sánh, đối chiếu; đưa ra nhận xét, đánh giá

* Phương diện 2.

BÀI BẢY:

CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN: (8 tiết)

I. Định hướng, xác định các nhân tố giao tiếp của văn bản.

  1. Nhân vật giao tiếp
  2. Nội dung giao tiếp
  3. Mục đích giao tiếp
  4. Hoàn cảnh giao tiếp
  5. Cách thức và phương tiện giao tiếp

II. Lập đề cương (dàn ý, dàn bài, kết cấu) cho văn bản.

1. Mục đích, yêu cầu của lập đề cương

- Phác thảo nội dung và sự khai triển nội dung

- Giúp người viết làm chủ quá trình trình bày văn bản

2. Một số loại đề cương thường dùng:

- Đề cương khái quát (sơ giản)

- Đề cương chi tiết

3. Các thao tác lập đề cương cho văn bản

- Xác lập các thành tố nội dung. Các thành tố nội dung là các bộ phận của chủ đề văn bản, bao gồm các ý lớn ý nhỏ, các luận điểm lớn nhỏ và cả các luận cứ thuộc các loại khác nhau. Việc xác lập các thành tố nội dung này phụ thuộc vào nội dung chung của văn bản (chủ đề), vào mục đích của văn bản, vào loại hình văn bản,

- Sắp xếp các thành tố nội dung. Có thể sắp xếp theo trình tự trong thực tế khách quan hay theo một hệ thống logic.

* Đối với các văn bản khoa học, nghị luận và hành chính, việc sắp xếp các thành tố nội dung cần phục vụ cho một quá trình lập luận chặt chẽ, mang hiệu quả thuyết phục. Đó chính là hệ thống của các luận điểm nhằm hướng tới một kết luận nhất định.

- Trình bày đề cương

+ Đặt tiêu đề cho các phần

+ Dùng các kí hiệu một cách hợp lí, nhất quán

4. Một số lỗi thường mắc khi lập đề cương

- Xa đề hoặc lạc đề

+ Có thành tố nội dung không phù hợp với nội dung và mục đích của toàn văn bản

+ Có thành tố nội dung phát triển quá chi tiết, dung lượng lớn, không tương xứng với các thành tố tương đương trong văn bản.

- Nội dung phát triển không đầy đủ (thiếu ý). Vấn đề cần trình bày trong văn bản phải được triển khai qua các thành tố nội dung trong đề cương. Các thành tố đó cần được xác lập đầy đủ, cân đối, cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của văn bản. Như vậy mới không phiến diện và có tính thuyết phục.

- Nội dung trùng lặp

- Nội dung mâu thuẫn, không hợp logic

- Nội dung lộn xộn; trình tự không hợp lí

III.Viết đoạn văn và văn bản.

1. Yêu cầu về đoạn văn trong văn bản

- Liên kết chủ đề

- Liên kết logic

- Liên kết ngữ pháp

2. Các thao tác viết đoạn văn

- Căn cứ vào đề cương đã xác lập, mỗi thành tố nội dung trong đề cương nên viết thành một đoạn văn

- Lựa chọn hướng triển khai nội dung trong đoạn, cách lập luận trong đoạn và kết cấu của đoạn

- Viết đoạn văn không có câu chủ đề

- Viết đoạn văn có câu chủ đề

- Tách đoạn, chuyển đoạn và liên kết đoạn

+ Tách đoạn nhằm mục đích tạo cho văn bản tính mạch lạc, khúc chiết trong cách trình bày

+ Một số cách liên kết đoạn và chuyển đoạn trong văn bản.

  • Dùng các phương tiện liên kết câu ở các câu giáp giới giữa hai đoạn.
  • Các phương tiện liên kết đoạn có thể được sử dụng ở các câu mở đầu cho các đoạn. Các câu này tuy xa nhau nhưng nhờ các từ ngữ lặp lại, nhờ cấu trúc lặp lại, nhờ các từ chỉ thứ tự, chỉ sự chuyển tiếp, mà chúng lại có tác dụng liên kết các đoạn.

IV.Sửa chữa và hoàn thiện văn bản.

1. Các lỗi trong đoạn

- Lạc chủ đề (tr 127 BMT)

- Thiếu hụt chủ đề

- Lặp chủ đề

- Lỗi đứt mạch

- Lỗi mâu thuẫn về ý

- Thiếu sự liên kết hoặc liên kết lỏng lẻo

2. Các lỗi về cấu tạo văn bản

- Lỗi không tách đoạn

- Lỗi tách đoạn tùy tiện, ngẫu hứng

- Lỗi không chuyển đoạn, liên kết đoạn
BÀI TÁM: KĨ THUẬT TRÌNH BÀY LUẬN VĂN KHOA HỌC (2 tiết)
Tải toàn văn bài giảng từ cuối trang này:http://daytiengviet.dangchau.googlepages.com
Đề kiểm tra (tham khảo)
tham khảo cách soan văn bản hành chính