Cách trị tiểu không hết tại nhà

Cách trị tiểu không hết tại nhà
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Lương y: Ngô Trí Tuệ
Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
NHẬN TƯ VẤN
XEM HỒ SƠ

Đi tiểu nhưng không hết nước tiểu là vấn đề khá phổ biến ở nam và nữ. Bệnh có thể đi kèm nhiều triệu chứng khác, điển hình như tiểu buốt, tiểu đau rát, tiểu nhỏ giọt, tiểu rắt, Hiện tượng này có thể liên quan tới bệnh lý ở bàng quang, niệu đạo hoặc bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy vì sao đi tiểu không hết nước và cách xử lý như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Cách trị tiểu không hết tại nhà

Đi tiểu không hết nước là vấn đề khá phổ biến ở nam và nữ

Nội Dung Của Bài Viết

  • Đi tiểu không hết nước là bệnh gì?
  • Triệu chứng đi tiểu không hết
  • Nguyên nhân đi tiểu không hết là gì?
    • Hẹp niệu đạo
    • Các bệnh về bàng quang
    • Viêm tuyến tiền liệt
    • U xơ tuyến tiền liệt
    • Hẹp bao quy đầu
    • Sa tử cung
    • U xơ tử cung
  • Cách chữa bệnh đi tiểu không hết
    • Thăm khám và điều trị
    • Dùng thảo dược tự nhiên tại nhà
    • Thuốc thảo dược Đông y
  • Những lưu ý khác trong cách chữa đi tiểu không ra hết:

Đi tiểu không hết nước là bệnh gì?

Đi tiểu nhưng không hết nước tiểulà tình trạng bạn chưa làm sạch bàng quang hoàn toàn hoặc bàng quang không trống rỗng sau khi đi tiểu. Khi đi tiểu, nước tiểu từ bàng quang qua niệu đạo ra ngoài và đảm bảo bàng quang rỗng sau khi đi tiểu.

Ở hiện tượng đi tiểu nhưng không hết nước tiểu thì nước tiểu không được truyền hết từ bàng quang qua niệu đạo mã vẫn còn một lượng nhỏ nước tiểu đọng lại trong bàng quang. Nước tiểu đọng lại trong bàng quang tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Nghiêm trọng hơn, nước tiểu khi đi tiểu còn sót lại có thể chảy ngược về thận và gây tổn thương thận.

Cách trị tiểu không hết tại nhà

Đi tiểu nhưng không hết nước là tình trạng còn một lượng nhỏ nước tiểu đọng lại trong bàng quang

Cách trị tiểu không hết tại nhà

Triệu chứng đi tiểu không hết

Các triệu chứng đi tiểu không hết phụ thuộc vào người bệnh đang mắc tiểu không hết cáp tính hay mãn tính.

Triệu chứng của bệnh tiểu không hết cấp tính (đột ngột):

  • Khó chịu hoặc đau vùng bụng dưới;
  • Vừa đi tiểu xong đã lại buồn tiểu, cảm giác đái không hết;
  • Cảm giác nước tiểu không ra hết, vẫn đọng ở dưới nhưng khó tiểu.

Triệu chứng của bệnh tiểu không hết mãn tính:

  • Luôn muốn đi tiểu nhiều lần trong ngày (cứ khoảng 30 phút đi tiểu một lần, thậm chí 5 phút đi tiểu 1 lần);
  • Đi tiểu khó khăn, có khi phải rặn;
  • Dòng nước tiểu ngắt quãng, đi tiểu dòng tiểu yếu;
  • Mau buồn tiểu dù vừa đi xong;
  • Khó chịu nhẹ ở bụng dưới, đường tiết niệu;
  • Sau khi đi tiểu vẫn căng tức bàng quang, cảm thấy bàng quang không được làm rỗng;
  • Tiểu đêm nhiều lần;
  • Mùi hôi bất thường.
Cách trị tiểu không hết tại nhà

Đi tiểu nhiều lần, vừa đi tiểu xong lại buồn tiểu là triệu chứng phổ biến

Cách trị tiểu không hết tại nhà

Nguyên nhân đi tiểu không hết là gì?

Đi tiểu cảm giác không hết khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu vì lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang. Đôi khi vừa mới đi tiểu xong lại muốn đi tiếp ngay sau đó. Đi tiểu không hết là bệnh gì? Đi tiểu không hết có thể do bạn bị nóng trong người hoặc chế độ ăn không hợp lý nhưng cũng có thể do một vài bệnh lý như:

Hẹp niệu đạo

Niệu đạo là bộ phận có chức năng tống khứ nước tiểu ra ngoài. Hẹp niệu đạo tức là ống niệu đạo bị thu hẹp sẽ khiến dòng chảy nước tiểu bị gián đoạn.Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người gặp phải tình trạng tiểu không hết nước, tiểu khó, bí tiểu, dòng chảy nước tiểu nhỏ.

Hẹp niệu đạo có thể là do viêm nhiễm, do chấn thương dương vật, hoặc hệ quả của phẫu thuật tăng sản tuyến tiền liệt,Cảm giác đi tiểu không hết ở nam giới do hẹp niệu đạo nhiều hơn ở nữ bởi niệu đạo của nam giới có cấu trúc dài hơn nên dễ bị tổn thương và viêm nhiễm.

Cách trị tiểu không hết tại nhà

Hẹp niệu đạo tức là ống niệu đạo bị thu hẹp sẽ khiến dòng chảy nước tiểu bị gián đoạn

Các bệnh về bàng quang

Bàng quang chính là cơ quan chứa đựng nước tiểu hình thành từ thận thải xuống. Nếu bàng quang bị tổn thương thì sẽ ảnh hưởng tới dòng nước tiểu, nhiều trường hợp nước tiểu đọng lại mà không được thải ra hết dẫn đến tình trạng đi tiểu nhưng không hết nước tiểu. Dưới đây là một số bệnh về bàng quang liên quan trực tiếp đến tình trạng đi tiểu không hết nước:

  • Viêm bàng quang: vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn bàng quang
  • Sa bàng quang: thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh đẻ. Sa bàng quang là phần dưới của bàng quang tụt qua lỗ cơ quan sinh dục ngoài, đẩy thành trước của âm đạo ra ngoài âm hộ.
  • Sỏi bàng quang: là trong bàng quang không hết nước tiểu, nước tiểu cụm lại hình thành tinh thể khoáng chất gọi là sỏi.
  • Ung thư bàng quang
  • Hội chứng bàng quang kích thích: các cơ kiểm soát quá trình đi tiểu bị suy yếu làm cho bàng quang co bóp thất thường, co bóp quá mức hoặc không đúng lúc.

Hiện tượng đi tiểu không hết do các bệnh về bàng quang có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn tiểu liên tục, đau vùng bụng dưới, tiểu ra máu, tiểu buốt tiểu không hết,

Viêm tuyến tiền liệt

Đây là bệnh lý phổ biến ở nam giới, có nguy cơ xuất hiện nhiều ở nam giới trên 40 tuổi. Viêm tuyến tiền liệt khiến tuyến tiền liệt sưng tấy chèn ép lên bàng quang và niệu đạo. Tình trạng viêm không được khắc phục có thể lan trên diện rộng từ đó khiến bàng quang và niệu đạo có thể bị viêm gây ra nhiều triệu chứng gồm:

  • Đi tiểu không hết nước;
  • Luôn có cảm giác tiểu không hết;
  • Tiểu đau buốt, khó tiểu;
  • Nước tiểu chuyển màu hồng hoặc đỏ vì kèm theo máu;
  • Tiểu nhiều lần, luôn có cảm giác mắc tiểu liên tục;
  • Dòng nước tiểu yếu, ngắt quãng, đi tiểu nhỏ giọt.
Cách trị tiểu không hết tại nhà

Viêm tuyến tiền liệt khiến tuyến tiền liệt sưng tấy chèn ép lên bàng quang và niệu đạo khiến đi tiểu khó, tiểu không hết

U xơ tuyến tiền liệt

Đây cũng là bệnh lý ở tuyến tiền liệt giống như viêm tuyến tiền liệt. Xuất phát từ sự chèn ép bàng quang và niệu đạo, các tổ chức u xơ xuất hiện khi có sự chèn ép này khiến tuyến tiền liệt phì đại. Nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này là sự rối loạn hormone testosterone ở nam giới cùng với lối sống không lành mạnh. Ngoài đi tiểu có cảm giác không hết, người bệnh còn gặp các vấn đề khác như tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu rắt nhiều lần trong ngày.

Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu xảy ra khi đoạn cuối bao da quy đầu của nam giới bị thu hẹp không thể kéo tuột hoàn toàn khỏi quy đầu. Đây là một trong những lý do phổ biến khiến nam giới đi tiểu không hết, đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt. Ngoài ra mỗi lần đi tiểu nước tiểu bám vào khe của bao quy đầu làm cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở gây viêm nhiễm.

Sa tử cung

Đây là một trong những nguyên nhân gây ra cảm giác đi tiểu không hết ở nữ. Bệnh lý này thường xuất hiện ở những phụ nữ đã trải qua sinh thường nhiều lần với kích thước tử cung lớn hoặc thời gian chuyển dạ quá nhiều. Sa tử cung gây sức ép lên bàng quang và gây ra các vấn đề về đường tiểu, trong đó có tiểu không hết, căng tức bụng dưới buồn đi tiểu. Khi bệnh kéo theo tình trạng sa bàng quang vào âm đạo thì phụ nữ dễ gặp các triệu chứng đi kèm ngoài đi tiểu không hết như tiểu buốt, tiểu rắt, són tiểu khi ho mạnh hoặc hắt hơi,.

Cách trị tiểu không hết tại nhà

Sa tử cung ở nữ gây sức ép lên bàng quang và gây ra các vấn đề về đường tiểu, trong đó có tiểu không hết

U xơ tử cung

U xơ tử cung không ảnh hưởng mạnh lên bàng quang như sa tử cung nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra đi tiểu không hết ở nữ giới. Khi các khối phát triển quá lớn sẽ chèn ép bàng quang từ đó xảy ra triệu chứng đi tiểu không hết, đi tiểu xong còn nhỏ giọt, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, bí tiểu, Cảm giác tiểu không hết ở nữ giới khiến chị em luôn vội vàng, cáu gắt, mệt mỏi nên không có được sự hài lòng trong công việc và cuộc sống.

Cách chữa bệnh đi tiểu không hết

Tiểu không hết phải làm sao? Thông thường, đi tiểu nhưng không hết nước tiểusẽ do bệnh lý nào đó. Do vậy các triệu chứng chỉ được khắc phục khi bệnh liên quan được điều trị triệt để. Dưới đây là một vài cách chữa đi tiểu không hết các bạn có thể tham khảo:

Thăm khám và điều trị

Để tìm ra nguyên nhân chính xác, có do bệnh lý nào hay không thì việc thăm khám kịp thời là rất cần thiết. Dựa vào triệu chứng thông thường không đủ để đưa ra kết luận, do vậy bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để từ kết quả xét nghiệm đưa ra chẩn đoán chính xác. Tùy thuốc vào từng bệnh lý liên quan mà sẽ có cách điều trị phù hợp, ví dụ như dùng thuốc hay phẫu thuật.

Một số phương pháp có thể kể đến như thuốc tây, dẫn lưu bàng quang (đặt ống thông để thoát hết nước tiểu), giãn niệu đạo (chèn ống niệu đạo vào để mở rộng niệu đạo), phẫu thuật tuyến tiền liệt, phẫu thuật sa bàng quang,.Ở phương pháp này người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, thường xuyên tái khám để kiểm soát bệnh và phòng ngừa biến chứng.

Cách trị tiểu không hết tại nhà

Một số phương pháp có thể kể đến như thuốc tây, dẫn lưu bàng quang, giãn niệu đạo,phẫu thuật tuyến tiền liệt

Dùng thảo dược tự nhiên tại nhà

Một số thảo dược tự nhiên có công dụng lợi tiểu, mát gan, hạn chế khí nóng ép xuống bàng quang gây nóng trong người, khai thông đường tiểu giúp đi tiểu dễ dàng hơn. Sau đây là một số bài thuốc từ thiên nhiên ông bà ta đã sử dụng từ xa xưa:

Râu ngô và kim tiền thảo: Cách chữa tiểu không hết, tiểu buốt rắt, sỏi thận hiệu quả.

Râu ngô và kim tiền thảo là hai nguyên liệu phổ biến dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu, sỏi thận, viêm bàng quang,.. Râu ngô vị ngọt, tính bình, thải độc, giải nhiệt, thông tiểu. Trong khi đó, kim tiền thảo giãn mạch, lợi niệu, giúp giảm tiểu rắt, bí tiểu, đi tiểu không hết. Đồng thời hai nguyên liệu này có thể rửa trôi vi khuẩn bám trên đường niệu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 30g râu ngô và 30g kim tiền thảo, để khô ráo nước;
  • Cho cả hai nguyên liệu vào đun với khoảng 1 lít nước trong vòng 10-15 phút;
  • Dùng uống hàng ngày thay nước lọc.
Cách trị tiểu không hết tại nhà

Râu ngô và kim tiền thảo là hai nguyên liệu phổ biến dùng để điều trị viêm đường tiết niệu, sỏi thận

Rau ngò tây (cần tây): Cách trị tiểu không hết tại nhà đơn giản.

Trong ngò tây có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C, B1, B2, PP, K,Theo Đông y, ngò tây có tác dụng giải độc, giãn mạch, dễ tiêu hóa, lọc thận rất tốt. Từ đó giúp lợi tiểu, chống phù nề, giảm các triệu chứng tiểu không hết, bí tiểu, són tiểu, đái nhỏ giọt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm rau ngò tây với nước muối loãng rồi để ráo nước;
  • Cho ngò tây vào đun với 1 lít nước đến khi còn 500ml.
  • Chắt lấy nước uống 2 lần trong ngày.

Phương pháp từ bài thuốc thiên nhiên chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng mà không thể điều trị triệt để. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng phương pháp từ nguyên liệu tự nhiên này.

Cách trị tiểu không hết tại nhà

Ngò tây có tác dụng giải độc, lọc thận, giúp lợi tiểu, chống phù nề, giảm các triệu chứng tiểu không hết, bí tiểu, són tiểu

Thuốc thảo dược Đông y

So với các phương pháp trên thì dùng thuốc thảo dược Đông y được nhiều người lựa chọn hơn cả nhờ đặc tính an toàn, cơ chế trị bệnh từ gốc, cải thiện đi tiểu không hết nước tiểu hiệu quả. Cách chữa đi tiểu không hết bằng thuốc Đông y được đánh giá là hiệu quả, an toàn với nhiều đối tượng, tiết kiệm chi phí và không lo tác dụng phụ.

Hiện nay, các chuyên gia đánh giá cao sản phẩm của nhà thuốc Đông y có 200 năm lịch sử chữa bệnh cứu người với hai sản phẩm tiêu biểu hỗ trợ điều trị tiểu không hết, tiểu khó, các bệnh đường tiểu khác, đó là thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh dạng siro và Bảo Niệu Đức Thịnh dạng viên nén bao phim. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được điều chế hoàn toàn từ thảo dược: đương quy, đẳng sâm, phục linh, quy bản, tang phiêu tiêu,. có công dụng bổ khí, bổ thận, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, làm mát cơ thể.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh không chỉ có công dụng đặc trị đái dầm mà còn hỗ trợ cải thiện triệu chứng tiểu khó, tiểu không hết, tiểu buốt, tiểu rắt. Thuốc được điều chế dạng thuốc nước siro thảo dược, an toàn, phù hợp cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Nếu muốn sử dụng dạng viên, hãy tham khảo sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh dạng viên nén bao phim.

Cách trị tiểu không hết tại nhà

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh đặc trị đái dầm và cải thiện triệu chứng tiểu khó, tiểu không hết, tiểu buốt, tiểu rắt

TIỂU KHÔNG HẾTphải làm sao?

Hãy để BÁC SĨ giúp BẠN thoát khỏi tình trạng TIỂU KHÔNG HẾT

Cách trị tiểu không hết tại nhà

Những lưu ý khác trong cách chữa đi tiểu không ra hết:

Một số lưu ý trong chăm sóc và thay đổi lối sống cũng có thể khắc phục đi tiểu nhưng không hết nước tiểu:

  • Kiểm soát cân nặng ổn định, tránh thừa cân, béo phì để không dồn áp lực lên bàng quang;
  • Hạn chế rượu, bia, chất kích thích, đồ uống có gas,
  • Uống đủ nước hàng ngày, hạn chế uống nước vào buổi tối;
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan; tránh xa stress, mệt mỏi;
  • Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, thiếu ngủ;
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ;
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, có các biện pháp an toàn;
  • Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh, chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Tập luyện thể dục bằng các bài tập nhẹ nhàng: đi bộ, yoga, kegel,.
Cách trị tiểu không hết tại nhà

Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ cải thiện tiểu không hết được hiệu quả hơn

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về tình trạng đi tiểu nhưng không hết nước tiểu. Tình trạng này cần được can thiệp sớm để tránh vấn đề nghiêm trọng phát sinh ảnh hưởng tới sức khỏe. Hy vọng bài viết này hữu ích dành cho bạn. Chúc các bạn khỏe mạnh.

Cách trị tiểu không hết tại nhà

Bạn muốn tư vấn về bệnh hoặc muốn biết thêm bất kỳ thông tin nào về sản phẩm, vui lòng để lại thông tin dưới đây hoặc gọi ngay 1900 63 64 55. Chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh sẽ tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.

Rate this post
Chia sẻ

Đăng ký tư vấn

Cách trị tiểu không hết tại nhà

Δ