Cách trồng dưa leo bụi

Dưa chuột là mộtloại rau quả dễ trồng và chăm sóc, ưa ánh sáng mặt trời và hút nhiều nước, dưa leo phát triển nhanh chóng khi được tưới đủ nước và giữ ẩm. Hầu hết các giống dưa chuột đều phát triển tốt trong bất kỳ không gian nào đủ ánh sáng và nước. Hãy làm giàn cho dưa leo được phát triển mạnh và cho nhiều quả.

Cách trồng dưa leo bụi

Có hai loại dưa chuột là dưa chuột dây leo và dưa chuột bụi. Các giống phổ biến là các giống có khả năng leo mạnh mẽ và có những chiếc lá lớn. Cây tăng trưởng rất nhanh và năng suất cao khi được chăm sóc đúng cách. Giống dưa chuột dạng leo sẽ cho trái sạch sẽ hơn đối với loại dưa chuột mọc dưới đất, và thường ra nhiều trái và dễ thu hái hơn.

Dưa chuột rất phù hợp với trồng trong thùng xốp và trong những khu vườn hoặc khoảng không nhỏ. Khi trồng với thời gian xen kẽ chúng ta sẽ luôn có dưa chuột để ăn, đối với một giàn thời gian thu hoạch cứ hai tuần một lứa trái. Trong thời tiết ấm áp của mùa hè, dưa chuột sẽ phát triển nhanh chóng và có thể thu hoạch trong vòng sáu tuần tức lúc trồng.

Hướng dẫn trồng dưa chuột, khi nào thì trồng dưa chuột?

- Câu dưa chuột được gieo hạt hoặc cấy khi thời tiết không quá lạnh, nếu trời có sương giá (sương muối) tuyệt đối không gieo hạt. Dưa chuột rất dễ bị chết do sương giá hoặc gặp thời tiết lạnh. Trồng sau 2 tuần khi sương giá kết thúc, hạt dưa chuột nảy mầm ở ít nhất nhiệt độ đất lớn hơn 21oC.

- Vì vậy cần ươm hạt trong bầu ươm và không trồng cây sớm khi nhiệt độ thời tiết lạnh, gieo hạt dưa chuột trong nhà khoảng 3 tuần trước khi đem đi cấy xuống đất hoặc trồng ra thùng xốp. Nhiệt độ thích hợp để cây dưa leo phát triển là tối thiểu 21oC. Nếu bạn không có thảm nhiệt bạn có thể đặt bầu ươm hạt lên phía trên tủ lạnh (nơi có nhiệt độ cao hơn do cục nóng tủ lạnh tỏa ra) hoặc đặt một vài bầu ươm lên trên bình nước nóng lạnh.

Lựa chọn và chuẩn bị nơi trồng dưa leo?

- Chọn một nơi trồng cây dưa chuột đầy đủ ánh sáng, dưa chuột cần ánh sáng và thời tiết ấm áp.

- Dưa chuột cần được trồng trên vùng đất màu mỡ. Trộn đất với phân chuồng hoai mục/bón bót (chứa nhiều lân), chất giữ ẩm độ dày 5cm và độ sâu của đất từ 15 - 20cm. Vườn/chậu/khay/thùng xốp trồng dưa leo giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước tốt, không ngập úng, đất không bị nén chặt.

- Dưa leo thích hợp với độ pH đất hơi kiềm hoặc trung tính: pH = 7.

- Cải thiện độ tơi xốp của đất trồng bằng cách thêm chất hữu cơ và amino axit, nếu đất có độ nén cao (đất thịt nặng) thì cải tạo bằng cách thêm than bùn hữu cơ, phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục. Dưa chuột cũng ưa cả đất nhẹ, đất cát vì chúng có thể ấm lên nhanh chóng vào mùa xuân.

Cách trồng dưa leo

- Gieo hạt dưa chuột sâu khoảng 2 - 2,5cm và khoảng cách là 60 - 90cm mỗi cây tùy thuộc vào từng loại giống (xem hướng dẫn trên gói hạt giống). Nếu trồng dưa leo theo trên lưới mắt cáo, có thể cây cách cây 30cm.

- Dưa chuột cũng có thể được trồng trong các khay/chậu hoặc thùng xốp, mỗi thùng cách nhau từ 30 - 6cm, trong mỗi chậu gieo 2 - 3 hạt dưa leo. Khi cây đạt chiều cao 10cm thì tỉa cây và chỉ để lại 1 cây trong thùng.

- Nếu bạn trồng dưa leo vào thời điểm khí hậu mát mẻ, bạn có thể giúp cho đất ấm lên bằng cách bao phủ đất bằng một lớp nilon màu đen.

- Sau khi trồng dưa leo, nên phủ xung quanh gốc dưa leo bằng rơm, lá cắt nhỏ hoặc các loại màng phủ hữu cơ khác.

- Làm giàn hoặc thiết kế mắc lưới trồng dưa leo nếu bạn trồng ở ban công hoặc trên sân thượng. Lưới dưa leo giúp cho dưa phát triển tốt hơn và tránh quả bị hư hại khi nằm ở dưới đất.

Lưu ý khi chăm sóc cây dưa chuột, tại sao dưa chuột lại bị đắng?

- Dưa chuột phải được tưới nước thường xuyên, nếu đất có trộn chất giữ ẩm thì có thể giảm bớt số lần tưới nước. Cây dưa leo cần ít nhất 2 lít nước mỗi tuần (hoặc nhiều hơn nếu trời nắng nóng). Kiểm tra độ ẩm của đất bằng cách ấn ngón tay của bạn xuống đất, nếu đất khô quá đốt đầu tiên của ngón tay, có nghĩa chúng ta cần tưới nước. Nguyên nhân dẫn đến dưa leo bị đắng chính là chúng ta bổ sung nước không đồng đều.

- Tưới nước cho dưa chuột vào buổi sáng hoặc buổi chiều, tưới chậm, không tưới lên lá để tránh các mầm bệnh trên nhiễm vào lá có thể làm chết cây. Tối ưu nhất là tưới nước cho dưa chuột bằng biện pháp tưới nhỏ giọt hoặc vòi nước ngầm trong đất để giữ cho lá dưa chuột được khô.

- Đất cần được che phủ kín hoặc bổ sung chất giữ ẩm để giữ độ ẩm cho đất.

- Khi cây con mọc lên khỏi mặt đất chúng ta tiến hành tưới thường xuyên, và tăng lên 3,5 - 4 lít nước mỗi tuần khi dưa chuột hình thành quả.

- Khi cây con đạt chiều cao 10cm, tỉa cây để mỗi cây cách nhau ít nhất 45cm.

- Nếu trước khi trồng bạn đã trộn chất hữu cơ vào đất thì chỉ cần bón thêm phân hữu cơ, axit humic hoặc phân chuồng hoai mục.

- Nếu bạn muốn, có thể bổ sung thêm phân bón lỏng từ việc ủ các xác bả thức ăn thừa có hàm lượng dinh dưỡng đạm, lân, kali thấp. Có thể tưới sau khi trồng, 1 tuần sau khi nở hoa và cứ sau 3 tuần bón một lần bằng cách tưới trực tiếp vào đất xung quanh gốc cây. Nếu bạn bón bằng phân bón bằng hạt mua ngoài thị trường thì lưu ý không nên bón nhiều quá làm cây bị ngộ độc và còi cọc.

- Nếu bạn không có vườn mà chỉ trồng dưa leo trong khoảng không gian chật hẹp (trồng trên sân thượng, ở ban công, trước sân nhà, xung quanh tường rào...) bạn có thể thiết kế lưới trồng dưa leo theo chiều thẳng đứng.

Các loại sâu bệnh hại dưa leo, biện pháp khắc phục dưa leo ít quả.

- Nếu dưa chuột nhà bạn không có quả:

+ Nếu cây dưa chuột nhà bạn không đậu quả, thì thường không phải do bệnh mà do liên quan đến việc thụ phấn của dưa chuột. Để thụ phấn cần phải cả hoa đực vào hoa cái đều phải nở cùng một lúc, tuy nhiên dưa leo khi ra các bông hoa đầu tiên sẽ là hoa đực, vì vậy bạn cần phải kiên nhẫn (hoa cái là bông hoa có cuống phồng lên hình quả dưa chuột nhỏ, những bông hoa này nếu được thụ phấn sẽ đậu và trở thành quả).

+ Dưa chuột ra ít quả cũng một phần không được côn trùng thụ phấn, đặc biệt là khi khi trời mưa, nhiệt độ thời tiết lạnh, do phun thuốc trừ sâu. Nếu bạn trồng dưa ở môi trường hẹp (trồng tại nhà) bạn có thể chủ động thụ phấn bằng tay cho dưa bằng cánh dùng một cái chổi nhỏ để nhúng phấn từ hoa đực chuyển sang thụ phấn cho hoa cái.

- Bọ xít có thể tấn công cây dưa leo con.

- Rệp có thể tấn công bất kỳ cây rau hoặc dưa nào nhưng cũng không khó để diệt trừ chúng.

- Nếu lá bị ướt rất có thể sinh ra bệnh phấn trắng do nấm vì vậy cần phun thuốc trừ nấm khi xuất hiện vết bệnh đầu tiên trên cây dưa.

- Bọ cánh cứng dưa chuột cũng có thể tấn công dưa leo và có thể đem theo mầm bệnh.

Thu hoạch và bảo quản dưa chuột

Cách thu hoạch dưa chuột.

+ Đừng để dưa chuột quá lớn nếu không quả sẽ bị đắng

+ Vào thời điểm cây cho quả mạnh nhất, bạn nên hái dưa sau vài ngày, các quả kế tiếp sẽ phát triển rất nhanh chóng.

- Đối với giống dưa chuột quả dài, thu hoạch chúng khi quả đạt độ dài 15 - 20cm.

- Thu hoạch dưa bao tử dài để muối ở độ dài 10 - 15cm.

- Một số giống dưa chuột có thể dài tới 25cm thậm chí còn lớn hơn.

- Dưa chuột được hái tốt nhất trước khi quả già (hạt trở nên cứng), ăn dưa chuột ngon nhất khi chúng còn non, đừng để đến khi vỏ dưa chuyển sang màu vàng. Một quả dưa chuột ngon là có màu xanh đều, chắc và giòn.

- Nếu bạn để quá quả lâu trên cây sẽ làm cho dưa già đi, vỏ cứng và năng suất của cây dưa sẽ thấp đi.

- Hái dưa chuột như thế nào? sử dụng dao để cắt, cắt cuống quả, không vặt quả bằng tay có thể làm hỏng thân cây dưa.

Cách bảo quản dưa chuột

- Dưa chuột có hơn 90% là nước vì vậy cần bảo quản trong bọc nhựa (nilon) để giữ độ ẩm.

- Có thể giữ dưa chuột vẫn tươi ngon trong vòng 10 ngày khi được bảo quản đúng cách trong tủ bảo ôn (hoặc ngăn mát tủ lạnh).