Cách vẽ mặt bằng cầu thang

Một trong những cái khó khăn cho người mới học Autocad là vẽ mặt bằng kiến trúc và mặt cắt không biết bắt đều từ đâu nếu không phải là sinh viên kiến trúc. Vì một lẻ là sinh viên kiến trúc họ hiểu về nguyên lý cấu tạo kiến trúc và đã trải qua một quá trình khá dài trên nhà trường để vẽ tay, phác thảo trên giấy nên Autocad chỉ là công cụ giúp họ diễn đạt trên máy nhanh hơn thôi, còn các trình tự như thế nào thì họ đã nắm vững từng bước.

1. CÁCH VẼ NHANH MẶT BẰNG TRONG AUTOCAD :

Để vẽ được mặt bằng kiến trúc nhanh như sinh viên kiến trúc thì ta thực hiện từng bước như sau :

- Tạo lưới trục cho cột (Khi vẽ sơ phác có thể bỏ qua bước này).

- Vẽ cột nhà.

- Vẽ tường bao, tường rào và các tường ngăn chia phân khu chức năng.

- Vẽ cửa đi và cửa sổ.

- Tô vật liệu tường (bản vẽ sơ phác có thể không cần bước này).

- Vẽ cầu thang

- Bố trí vật dụng

- Ghi kích thước trục và tổng đối với bản vẽ sơ phác.

- Ghi tiêu đề bản vẽ.

+ Lưu ý là tạo khổ giấy, tỉ lệ bằng lệnh mvsetup và tạo layer trong Autocad trước khi thực hiện các bước trên.

Điều quan trọng khi vẽ mặt bằng sơ phác là vẽ kích thước vật dụng phải đúng tỉ lệ và chính xác, mình phải tưởng tượng như đang đứng trong không gian của mặt bằng đó và nhìn xung quanh xem các vật dụng bố trí có vướng tầm mắt cái gì không, tỉ lệ chiều cao không gian so với độ rộng và độ sâu của phòng có hợp lý chưa, cầu thang bố trí vậy có bị đụng đầu không...nghĩa là vẽ mặt bằng 2d nhưng phải tưởng tượng khung cảnh 3d sẽ hình thành trong tương lai, có như vậy thì bản vẽ thiết kế mới hoàn hảo tránh được việc phải điều chỉnh nhiều lần.

Link tải thư viện trong bài : //bit.ly/3m14zKw

Mời các bạn xem video hướng dẫn vẽ nhanh mặt bằng tại đây: 


 

2. CÁCH VẼ NHANH MẶT CẮT VÀ MẶT ĐỨNG TRONG AUTOCAD : 

Để vẽ được mặt cắt và mặt đứng nhanh ta làm tuần tự theo các bước sau :

- Sao chép mặt bằng ra riêng một vị trí khác để vẽ các đường

  gióng chiếu xuống hình mặt cắt.

- Vẽ nền nhà với cốt cao độ theo ý đồ thiết kế.

- Vẽ dầm sàn (đà) và sàn tầng lầu theo cốt cao trình trong bản

  vẽ xin phép xây dựng.

- Vẽ tường và cửa đi, cửa sổ.

- Sao chép toàn bộ tầng lầu này lên tầng phía trên và hiệu

  chỉnh lại cho khớp với mặt bằng tầng hai cũng bằng cách

  sao chép mặt bằng tầng hai ra riêng và vẽ đường gióng

  xuống.

- Ghi kích thước cao trình từng tầng và cao độ tổng, sao chép

  kích thước trục từ mặt bằng qua chứ không có ghi kích

  thước mới vì sẽ mất thời gian để canh chỉnh.

- Ghi tiêu đề bản vẽ.

+ Cuối cùng thì sắp xếp các bản vẽ vô khung tên theo chuẩn của từng công ty đề ra và sửa thông tin trên khung tên trước khi xuất bản vẽ in ra giấy.

Trường hợp có hình phối cảnh rồi thì ta có thể ước lượng và vẽ mặt cắt dễ hơn, còn không thì các bạn phải có kinh nghiệm đi công trình hoặc hình dung không gian tốt mới vẽ nhanh được.

File mặt bằng để thực hành theo : //bit.ly/3kRjGac

Mời các bạn xem video hướng dẫn vẽ nhanh mặt cắt và mặt đứng tại đây:  


CÁCH VẼ NHANH MẶT BẰNG VÀ MẶT CẮT TRONG AUTOCAD

Reviewed by Quy cach kich thuoc on 11:08:00 AM Rating: 5

Cầu thang là công trình vô cùng quan trọng để nối tiếp các tầng nhà mà, hơn nữa còn có tính thẩm mỹ cao. Ngày nay, nhiều kiến trúc sư đã không ngừng cho ra nhiều bản thiết kế tỉ mỉ, hiện đại và sang trọng, trong đó cầu thang 2 vế được sử dụng phổ biến nhất. Hầu hết, trong nội dung mặt cắt của bản vẽ thiết kế công trình cầu thang 2 vế đều cập nhật đầy đủ số liệu. Để nắm rõ hơn về cách thiết kế mặt cắt, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn học cách thiết kế mặt cắt cầu thang 2 vế phổ biến nhất hiện nay. Hãy cùng mình theo dõi nhé!

Học cách thiết kế mặt cắt cầu thang 2 vế phổ biến nhất hiện nay

Mặt cắt cầu thang 2 vế là gì?

Mặt cắt cầu thang 2 vế là bản vẽ được cắt một không gian của cầu thang theo dạng thẳng đứng. Trên bản vẽ thể hiện đầy đủ 2 thân cầu thang, tay vịn, chiếu nghỉ và các số liệu để các kỹ sư tổ chức thi công công trình hiệu quả nhất, cầu thang 2 vé thường được sử dụng cho nhà phố, biệt thự, cửa hàng,… Cầu thang 2 vế có các kiểu mẫu phổ biến: song song, vuông góc, đối xứng.

Để có một bản thiết kế công trình cầu thang 2 vế hiệu quả, đạt tiêu chuẩn và mang tính thẩm mỹ, bạn cần nắm các thông tin như sau:

Cấu tạo

Trên mặt cắt của cầu thang 2 vế gồm: Thân cầu thang, tay vịn và chiếu nghỉ. Hãy tìm hiểu chi tiết về các bộ phận: 

Thân cầu thang

Thân cầu thang gồm trục chính được làm từ các vật liệu xây dựng bền vững tạo thành vữa bê tông, trên cùng là vữa xây để kết dính gạch với nhau, tạo thành các bậc thang. Có chức năng nối các tầng nhà với nhau. Có chiều cao thông thường 3.1m – 3.6m, tương đương với 21 – 24 bậc.

Thông thường độ rộng tiêu chuẩn của cầu thang 2 vế thang thiểu 90cm, độ cao bậc thang từ 14-20m tương ứng với độ dốc 20-45 độ (tiêu chuẩn 33 độ) dễ dàng đi lại, thoải mái và ít nguy hiểm. Mặt rộng của bậc thang là diện tiếp xúc của bàn chân với bậc thang từ 25-30cm, sẽ không ảnh hưởng đến độ dốc và chiều dài của cầu thang. Gờ của bậc tiêu chuẩn 2cm, là phần rìa ra của bậc thang, tạo thẩm mỹ, xóa đi phần góc cạnh và chống đọng nước trên bậc thang.

Tay vịn

Khi thiết kế mặt cắt của thang 2 vế, chúng ta tuân thủ theo tiêu chuẩn về chiều cao để tạo an toàn cho cả người lớn và trẻ em, với chiều cao của người dân Việt Nam thì chiều cao tay vịn 90cm – 110cm là đúng tiêu chuẩn.

Chiếu nghỉ

Chiếu nghỉ có độ rộng khoảng 90cm, đây là phần quan trọng của cầu thang 2 vế. Đóng vai trò là vị trí tiếp nối giữa 2 cầu thang với nhau, đồng thời chiếu nghỉ giúp bạn di chuyển lên 1/2 cầu thang có khoảng không gian để nghỉ chốc lát, hạn chế mất sức.

Các kiểu mẫu 

Cũng như các cầu thang khác, cầu thang 2 vế có các kiểu mẫu đa dạng như sau:

Cầu thang hai vế Song song

Ở bản mặt cắt 2 cầu thang được lắp song song, ở giữa có chiếu nghỉ rộng, chiếu nghỉ là điểm xoay 180 độ giữa 2 cầu thanh, tạo thành cầu thang có 2 nhánh song song theo hình chữ U. Bản thiết kế này được dùng cho tất cả công trình, tuy nhiên rất khó xây dựng

Cầu thang hai vế vuông góc

Ở bản mặt cắt 2 cầu thang tạo ra hình chữ L, ở giữa có chiếu nghỉ, một cầu thang ngắn và dài có tỉ lệ 1:3 và 2:3. Phần ngắn là phần đệm, tiếp xúc với sàn nhà, phần dài tiếp xúc với tầng nhà kế tiếp. Thiết kế này thường dùng cho nhà có trần nhà thấp, nhà phố, nhà biệt thự

Cầu thang hai vế đối xứng

Ở bản mặt cắt cho thấy hai vế cầu thang theo hình ziczac, đối xứng với nhau, chiếu nghỉ hình vuông. Thiết kế này nhằm tối giản không gian, hiện đại, tạo ra góc nhìn thú vị với ngôi nhà của bạn.

Mặt cắt thiết kế cầu thang 2 vế đối xứng

Cách tính mặt cắt

Cầu thang 2 vế gồm các đại lượng, m bậc, cổ bậc và chiếu nghỉ. Nhiệm vụ của chúng ta là tỉnh tổng các đại lượng trên. Để có số liệu đúng chuẩn thì bạn cần tham khảo cách tính sau: 

Ta gọi Chiều dài của bậc (D), Chiều rộng của bậc (R)

  • Mặt bậc= D x R x số bậc
  • Cổ bậc= D x R x số bậc
  • Chiếu nghỉ= D x R x số chiếu nghỉ

Lưu ý khi thiết kế mặt cắt cầu thang 2 vế

Bản vẽ mặt cắt thể hiện rõ kích thước bậc thang, số bậc, kiểu dáng, màu sắc, mọi thứ liên quan đến cầu thang. Tùy vào không gian của ngôi nhà mà thiết kế cầu thang 2 vế với các kiểu mẫu cho hợp lý, đảm bảo tối giản, hiện đại và sang trọng.

Phần mềm thiết kế mặt cắt cầu thang 2 vế

Hiện nay, các nhà thiết kế thường dùng phần mềm Autocad và Revit, KCS VCT. Các phần mềm này cho phép bạn có thể tạo bản thiết kế mặt cắt rõ nét, chi tiết nhất các thông số, màu sắc.

Phần mềm Autocad được ứng dụng để vẽ mặt cắt

Trên đây là Học cách thiết kế mặt cắt cầu thang 2 vế phổ biến nhất hiện nay dành cho bạn. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp công việc của ban hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công nhé.

Video liên quan

Chủ đề