Cách viết chữ tâm trong tiếng Hán

Chữ Tâm trong Tiếng Hán, thư Pháp và ý nghĩa Phật Giáo

Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp

Chữ Tâm là một khái niệm rất trừu tượng bởi nó chỉ là ý niệm, không thể nhìn, không thể chạm mà chỉ có thể cảm nhận. Vậy cách viết chữ Tâm trong thư pháp tiếng Hán như thế nào? Ý nghĩa ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới nha!

Nội dung bài viết

  • 1 Ý nghĩa của chữ Tâm
  • 2 Chữ tâm ở trong thư pháp
  • 3 Chữ Tâm trong Phật Giáo
  • 4 Đầu năm xin Chữ Tâm: 心
  • 5 Thơ về chữ TÂM

Ý nghĩa của chữ Tâm

Chữ tâm theo nhiều trường phái triết học và tôn giáo sẽ có những ý nghĩa riêng nhưng quy tụ chung về những đặc điểm sau:

Khi nhắc đến tâm là nhắc đến trái tim, lòng dạ, lương tâm con người. Mọi hành động của con người đều xuất phát từ cái tâm, tâm thiện thì suy nghĩ và hành động đúng đạo lí, lẽ phải; tâm không lành thì sẽ sinh tà ý và làm nhiều điều xấu xa, tội lỗi.

Cách viết chữ tâm trong tiếng Hán
Chữ Tâm có hàm ý rất hay

Chữ tâm thường được dùng để hướng suy nghĩ của con người đến cái thiện, tu thân, dưỡng tính, sống tích cực và làm nhiều điều tốt lành. Tâm lệch lạc thì cuộc sống điên đảo đảo điên. Tâm gian dối thì cuộc sống bất an. Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù. Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui. Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá.

Vậy nên hãy để tâm của mình đặt lên ngực để yêu thương, đặt lên tay để giúp đỡ người khác, lên mắt để thấy được nỗi khổ của tha nhân, lên chân để may mắn chạy đến với người cùng khổ, lên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh, lên tai để nghe lời góp ý của người khác, lên vai để chịu trách nhiệm

Chữ tâm ở trong thư pháp

Ý nghĩa chữ Tâm ở thư pháp chữ tâm đã được nói ra ở 2 phần trên và ngoài ra còn thể hiện được giá trị và tầm quan trọng của của chữ tâm hơn bằng những nét cọ mạnh mẽ, uyển chuyển, đầy sức tạo hình, gợi ý đóng vào những khung tranh tươm tất, chỉnh chu và luôn đặt ở những vị trí quan trọng nhất trong nhà và thường làm quà để tặng cho bạn bè nhằm khuyên răn nhau giữ đúng cái Tâm là giữ đúng bản chất của một con người đúng nghĩa.

Thư pháp chữ tâm có thể viết bằng tiếng Hán hoặc chữ quốc ngữ trên nhiều chất liệu khác nhau, cách điệu và tạo hình sáng tạo tùy ý muốn của chủ nhân hoặc ý tưởng của ông đồ. Ngoài ra, đi kèm với thư pháp chữ tâm còn có thể có những thư phổ phụ đề như:

Tâm nhàn muôn sự thông ba cõi

Một tiếng cười khan ấm đất trời

Tâm an vạn sự an

Tâm bình thế giới bình.

Chữ Tâm trong Phật Giáo

Thông thường, có thể phân biệt tổng quát có hai thứ tâm: (1) Tâm Vật Thể là trái tim thịt thuộc về bộ máy tuần hoàn trong cơ thể, được gọi là Nhục Đoàn Tâm trong đạo Phật, và (2) Tâm Tính Năng là những tình cảm, xúc cảm, tư duy, phân biệt, lo nghĩ.. có nơi tâm thức. Đạo Phật không đề cập nhiều đến Tâm Vật Thể , mà đặt trọng tâm vào Tâm Tính Năng với các phần đi từ cạn cợt, vọng huyễn, phiền não như những tình cảm, xúc cảm, tư duy, phân biệt, lo nghĩ..dễ thấy biết đến các phần sâu xa vi tế , chân thật, trong sáng, thanh tịnh khó thấy biết (mà phần sâu xa vi tế nhất chính là Phật Tánh, Như Lai Viên Giác Diệu Tâm, Tri Kiến Phật, Như Lai Tàng Bản Thể..) nơi Tâm Tính Năng này.

Cách viết chữ tâm trong tiếng Hán
Chữ tâm trong Phật Giáo

Hầu như toàn bộ kinh điển đạo Phật (3 Thừa, 12 Bộ Kinh) đều nhằm nói về tâm. Ở đây chỉ trích một vài đoạn kinh tiêu biểu trực tiếp nói về Tâm trong các kinh thường được biết đến nhiều nhất.

Kinh Pháp Cú (phẩm Song Yếu) xác quyết vai trò chủ yếu của Tâm trong việc tạo tác ra tội phước : Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm ô nhiễm tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến, như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe, và Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm thanh tịnh tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự vui vẽ sẽ theo nghiệp kéo đến, như bóng theo hình .

Đầu năm xin Chữ Tâm: 心

Với tri thức khoa học hiện đại thì Tâm chỉ là trái tim bơm máu đi nuôi các tế bào cơ thể, so với nhận thức về cái Tâm của người xưa thì quả là nông cạn.

Kinh lễ viết: Tổng bao vạn lự vị chi tâm, nghĩa là: Chứa đựng hàng vạn suy tư gọi là tâm, ý tứ là Tâm là nơi xuất phát và tồn trữ những nghĩ suy, ưu tư, lo buồn. Tâm chủ trì các hoạt động tâm lý, ý niệm. Trong tâm lý học hiện đại cũng nói, kiểm soát được tâm trạng thì mới kiểm soát được cuộc đời; và cũng nói, thay đổi tâm thái có thể thay đổi vận mệnh.

Sách Tuân Tử viết: Tâm giả, hình chi quân dã, nhi Thần minh chi chủ dã, nghĩa là: Tâm là vua của mọi hình tướng, là chủ của Thần linh. Câu này có ý tứ rằng, vạn sự vạn vật bên ngoài đều là do tâm nhận thức phản ánh ra. Tâm cũng là chủ của Thần linh, cái tâm thế nào thì sẽ chiêu mời Thần như thế, tâm thiện sẽ có Thần Thiện, tâm ác, sẽ mời Thần Ác đến. Ngoài ra, tu tâm cũng sẽ có thể trở thành Thần.

Kinh Phật cũng giảng: Nhất thiết duy tâm tạo, có nghĩa là hết thảy đều do tâm tạo nên.

Thơ về chữ TÂM

Tuy ta vẫn thường nói người này có tâm, người kia vô tâm hoặc thất nhân tâm

Trăm năm tóc cũng đổi màu

Chữ Tâm sáng mãi giữa dòng thời gian

Những năm trước đây, nhiều gia đình ở Việt Nam thường bày trong nhà tượng 3 ông Phúc-Lộc-Thọ, vừa là vật trang trí, vừa như để cầu tài lộc. Gần đây nhiều nhà lại thích treo tranh đá quý, tranh sơn mài hoặc tranh thư pháp (viết trên giấy Gió-là một loại giấy bản đặc biệt) có chữ Tâm. Các nhà thư pháp chỉ bằng ba nét bút thư pháp đã viết ra chữ Tâm, và có lời bình là:

Ba chấm như sao sáng

Nét ngang tựa trăng tà

Xóa đi điều vẩn đục

Phật ở chính tâm ta

Còn bậc thi nhân lại nói:

Trăm năm tóc cũng đổi mầu

Chữ Tâm sáng mãi giữa dòng thời gian

Vậy xem ra chữ Tâm cũng quan trọng lắm. Chẳng thế mà ở phần kết truyện Kiều, cụ Nguyễn Du mới viết:

Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài

Với những thông tin hữu ích về chữ Tâm ở trên, hi vọng phần nào giúp các bạn hiểu được ý nghĩa của chữ tâm trong tiếng Hán và Phật Giáo. Mọi thông tin đóng góp và câu hỏi vui lòng để lại dưới phần bình luận. Xin chào và gặp lại các bạn ở những bài viết sau!

Tính thuần phác trong văn nghệ Đồng bằng sông Cửu Long quả thực có sức cuốn hút mạnh mẽ, bởi nó gắn với cách nghĩ, cách nói, với tính cách của người Nam Bộ. Nhiều nhà văn nhà thơ là người đang sống ở nông thôn, hoặc từng có quãng thời gian sống ở nông thôn, có điều kiện gần gũi với người nông dân tay lấm chân bùn, với đồng ruộng.