Cách viết đề cương kịch bản phim điện ảnh

Cách viết đề cương kịch bản phim điện ảnh
Cách viết kịch bản

1. Khởi động để viết kịch bản hiệu quả hơn

Người ta thường nói vạn sự khởi đầu nan có nghĩa là tất cả mọi chuyện, hành động ban đầu luôn là quan trọng nhất. Giống như việc viết kịch bản cũng vậy, bạn không thể ngồi bàn và viết ra tất cả hệ thống trong bộ phim mà cần phải có quá tình tìm hiểu, nghiên cứu trước đó về tất cả những lĩnh vực liên quan mình sẽ đề cập tới trong kịch bản của mình.

Hãy xem cụ thể một nhà biên kịch đưa ra bí quyết giúp bạn viết kịch bản thành công là gì nhé:

1.1. Viết kịch bản cần phải hiểu kịch bản

Với một bộ phim, diễn viên là yếu tố quan trọng song nếu thiếu đi hình ảnh, âm thanh thì tất cả đều trở thành vô nghĩa. Một người viết kịch bản cần hiểu rõ về kịch bản, nhất là với tác phẩm mình đang xây dựng.

Một nhà biên kịch họ cần phải hiểu kịch bản chính là sự phác thảo của toàn bộ các yếu tố và nhân vật xuất hiện bên trong đó. Giống như một câu chuyện có đầy đủ cốt truyện, nhân vật và nói về cuộc đời của các nhân vật chính mà tác giả xây dựng nên.

Cách viết đề cương kịch bản phim điện ảnh
Khởi động để viết kịch bản hiệu quả hơn

Tất nhiên một kịch bản sẽ không được tạo nên từ một cá nhân đơn lẻ mà nó có sự tham gia, đóng góp của rất nhiều người, nhiều khâu khác nhau. Một kịch bản khi được xây dựng xong sẽ phải trải qua các khâu để rà soát và kiểm tra độ hoàn chỉnh. Sau khi bạn đáp ứng được những yêu cầu của nhà sản xuất, đạo diễn và diễn viên thì đó mới được công nhận là kịch bản hoàn chỉnh.

Mỗi một thể loại phim sẽ mang lại yếu tố giải trí riêng cho khán giả, bởi vậy điều khó nhất mà người viết kịch bản cần đối mặt và làm tốt đó chính là phần âm thanh và hình ảnh. Làm sao để mỗi phân cảnh phải thể hiện được rõ nhất nội tâm nhân vật, những hành động và âm thanh đi kèm để hấp dẫn người xem, tất nhiên bạn cần phải biến từng tình tiết trở nên sinh động và đời thực nhất để bộ phim trở nên cuốn hút hơn đến từng âm thanh hay hành động nhỏ nhất.

1.2. Đọc nhiều kịch bản nổi tiếng mà bạn yêu thích

Kể từ khi hình thành đến nay, ngành ddienj ảnh đã có vô số những tác phẩm thành công vang dội, thậm chí có nhiều tác phẩm còn in sâu vào tâm trí của người xem bởi từng tình tiết trong đó giúp họ như được sống lại với những khoảnh khắc ấy.

Cách viết đề cương kịch bản phim điện ảnh
Đọc nhiều kịch bản nổi tiêng yêu thích

Điều mà tôi muốn nói tới đó là hãy xem đâu là tác phẩm nổi tiếng được nhiều người quan tâm và theo dõi nhất và đọc chúng. Cảm nhận và nghiên cứu một kịch bản khác không phải là bạn sao chép hay copy ý tưởng mà đó là học hỏi.

Cần phải đọc thật kỹ để xem họ đã xử lý tình huống ra sao, những chi tiết nhỏ được sắp đặt như thế nào để tạo nên một bộ phìm hoàn toàn ăn khớp, hoàn toàn thống nhất từ đầu cho đến cuối,..

1.3. Chi tiết trong ý tưởng rất quan trọng

Hãy coi việc viết kịch bản giống như bạn đang viết văn vậy, bạn cần phải nêu ra được ý tưởng chủ đạo xuyên suốt cả bộ phim, sau đó với ý tưởng chính ấy bạn sẽ phát triển thành những ý tưởng nhỏ hơn và cứ thế cho đến chi tiết nhỏ nhất.

Lên ý tưởng xong bạn cần phải tìm kiếm những lỗ hổng bất hợp lý để điều chỉnh lại ngay tránh để trường hợp như nhiều bộ phim đã chiếu và đã bị khán giả phát hiện ra những lỗi sai rất cơ bản, lỗi sai ấy vô tình làm bộ phim không ăn khớp với nhau và chúng sẽ làm giảm đi giá trị của bộ phim ấy.

Việc làm viết kịch bản

2. Tiến hành viết kịch bản theo chủ đề

2.1. Lên đề cương cho toàn câu chuyện bạn sắp viết

Tất cả tình tiết hay tình huống đều được tạo nên trên khung chính được nhà biên kịch xây dựng ngay từ đầu. Dù bạn có phát triển thêm những tình huống nào ngoài rìa đi nữa thì cái ý tưởng chủ đạo cần phải được xuyên suốt trong quá trình xây dựng tâm lý nhân vật của bộ phim ấy.

Hãy tập trung vào những mâu thuẫn để bộ phim thêm phần gay cấn và kịch tính, tuy nhiên phát triển quá nhiều điều đó cũng không hẳn là giải pháp hữu hiệu đâu nhé bởi vì khán giả sẽ bị nản và cảm thấy nhàm chán vì xem mãi mà không thấy kết.

Cách viết đề cương kịch bản phim điện ảnh
Lên đề cương chotoàn câu chuyện bạn sắp viết

Bạn có thể lưu ý đến độ dài của kịch bản cụ thể như sau: Ở dạng kịch bản, mỗi trang kịch bản sẽ tương ứng với 1 phút khi chiếu thành phim, bởi vậy một bộ phim kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ thì sẽ tương đương với gần 120 trang kịch bản. Đó là đối với thể loại phim chính kịch còn đối với hài kịch thì thời gian nên rút ngắn lại chỉ khoảng 1.5 giờ là hợp lý.

Ngoài ra, nếu như bạn là một biên kịch mới bước chân vào nghề vậy thì việc lựa chọn một câu chuyện dài hàng chục tập sẽ không phải là cách mà bạn nên làm, bởi vì một bộ phim dài tập sẽ tốn kém rất nhiều chi phí đầu tư, hơn nữa bạn không phải là người tiếng tăm để đủ sức thuyết phục những nhà làm phim chuyên nghiệp này.

2.2. Hãy chia câu chuyện thành 3 phần khác nhau

Nếu như những ai đã học viết kịch bản thì đều biết rằng cấu trúc chuẩn của một kịch bản phim thường được chia thành 3 phần. Trong đó mỗi phần có thể được diễn ra một cách hoàn toàn nhưng khi bạn ghép chúng lại thì sẽ thấy chúng là một câu chuyện hoàn chỉnh.

Phần một cũng được coi là phần mở màn. Vai trò chủ yếu của phần này đó là giới thiệu bối cảnh, hoàn cảnh và các nhân vật chính xuất hiện trong phim và nêu ra nguyên nhân chính dẫn tới việc xảy ra những mâu thuẫn tiếp theo. Phần đầu sẽ được diễn biến cho tới khi nhân vật chính gặp phải khó khăn, với thể loại phim chính kịch thì phần này sẽ được diễn ra trong khoảng 30 trang, còn hài kịch ngắn hơn chỉ là 24 trang.

Phần hai cũng là phần chính của câu chuyện bạn kể. Bắt đầu ở phần này, các mâu thuẫn nhỏ hơn bắt đầu được xuất hiện và chủ yếu là xoay quanh những tình huống trớ trêu mà nhân vật chính gặp phải cùng với những tâm tư, tình cảm và cách giải quyết tình huống ấy như thế nào. Bởi đây là màn chính cho nên nó sẽ có độ dài gấp đôi so với màn đầu bạn nhé.

Phần thứ 3, mọi mâu thuẫn sẽ được giải quyết ở phần cuối cùng này. Bạn đã cho người xem thấy những trớ trêu mà nhân vật chính gặp phải, những khó khăn chồng chất khó khăn và giờ đã đến lúc giải thoát cho họ, giúp họp tháo gỡ những vướng mắc ấy để người xem được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Bởi vì diễn biến câu chuyện đã được trình bày ở phần hai cho nên phần cuối cùng này tốc độ sẽ được diễn ra nhanh hơn, mọi tình tiết trở nên cô đọng hơn để người xem cảm nhận được sự gay cấn của bộ phim. Phần này kịch bản thường sẽ dài khoảng 30 trang, đây là một con số thích hợp nhất dành cho đoạn kết truyện của bạn đấy.

2.3. Thêm nếm các phân đoạn nhỏ để phù hợp với tình huống

Phân đoạn chính là những mẩu chuyện nhỏ có diễn biến hoàn toàn độc lập với mâu thuẫn chính của kịch bản. Mỗi một phân đoạn thường tập trung vào một nhân vật nhất định, tuy nó không ảnh hưởng tới mâu thuẫn chính nhưng cuối cùng nó lại ảnh hưởng đến diễn biến của bộ phim. Khi viết bạn chỉ nên viết khoảng từ 10 đến 15 trang cho mỗi phân đoạn để cốt truyện nó không bị lan man nhé.

Cách viết đề cương kịch bản phim điện ảnh
Thêm nếm các phân đoạn nhỏ để phù hợp với tình huống trong kịch bản

Đạo diễn và nhà sản xuất phim sẽ đóng góp ý kiến cho kịch bản ấy nếu thấy chưa hợp lý. Có thể thêm một vài phân đoạn nhỏ vào để tình tiết phim có sự thay đổi và dẫn tới cái kết đẹp hơn.

2.4. Xây dựng các phân cảnh đầu tiên

Khi viết kịch bản, người biên kịch cần hết sức chú ý, nếu có một cảnh hay phân cảnh nào đó chẳng hề liên quan đến bộ phim hoặc có thể nói là vô tác dụng thì hãy mạnh dạn cắt bỏ nó ra khỏi câu chuyện của bạn để tăng phần hấp dẫn cho bộ phim nhé.

Hãy nhớ rằng mọi tình tiết, mọi tình huống hay nhân vật vần có sự liên quan tới nhau, có như vậy kết cấu phim của bạn mới trở nên chặt chẽ và thu hút khán giả. Đây chính là một lưu ý dành cho bạn khi xây dựng các cảnh đầu tiên trở đi đó nha.

Việc làm Nghệ thuật - Điện ảnh tại Hà Nội

2.5. Chuẩn bị lời thoại cho từng phân cảnh

Có cảnh vật thực tế, có nhân vật cụ thể, bạn có thể sáng tạo ra cả tỷ câu chuyện để họ giao tiếp với nhau tạo nên những màn đối thoại hấp dẫn và kịch tính nhất.

Cách viết đề cương kịch bản phim điện ảnh
Chuẩn bị lời thoại cho từng phân cảnh

Hãy nhớ rằng phim cũng giống như đời thực vậy, cho nên bạn không nhất thiết phải sử dụng mỹ ngôn ở đây trong khi chính xác ở ngoài đời thật thì cảnh đó chỉ là một cuộc giao tiếp hết sức bình thường. Tập trung vào những câu chuyện có thể dẫn dắt câu chuyện của bạn đi tiếp tập sau và tạo sự gay cấn để khán giả xem đài cảm thấy phấn khích nhé.

2.6. Bỏ những chi tiết thừa xuất hiện trong kịch bản

Những chi tiết thừa chính là nguyên nhân ghìm tác phẩm của bạn xuống vực sâu nếu không được phát hiện kịp thời. Như đã nói ở phần trên bạn cần hết sức tỉnh để liên kết và hệ thống lại tất cả những dữ liệu về cua chuyện, về bối cảnh hay cả nhân vật để chúng nằm trong luồng diễn biến mà bạn cho phép, tất cả các tuyến nhân vật cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau, từng tình tiết được xuất hiện và nhắc tới trong kịch bản phải là vừa đủ không thừa cũng không thể thiếu. Có như vậy bạn mới có thể vươn mình ra xa với một tác phẩm hoàn hảo.

2.7. Gửi kịch bản cho nhiều người để kiểm tra

Khi bạn đã viết kịch bản xong, hãy gửi nó cho vài người có chuyên môn để nghe ý kiến đóng góp của họ. Đây chính là cách làm hiệu quả thường được các nhà biên kịch chuyên nghiệp sử dụng bởi nó giúp họ loại bỏ những lỗi sai sót nhỏ nhất.

Cách viết đề cương kịch bản phim điện ảnh
Gửi kịch bản cho nhiều người để kiểm tra

Tất nhiên nếu bạn có nhận lại những lời phê bình thì cũng đừng buồn ởi vì chính những lời bình phẩm ấy sẽ giúp bạn tiến bộ hơn mỗi ngày. Nhờ có sự phát hiện hay chê bai ấy bạn sẽ biết mình đang yếu ở đâu để khắc phục và sửa lỗi, hoàn thiện kịch bản của mình hơn.

3. Cần chú trọng tới cách trình bày kịch bản

Kịch bản cũng được coi là một loại văn bản hành chính, vì vậy khi viết bạn cần chú trọng đến hình thức, cách trình bày bởi vì tác phẩm này sẽ được thông qua nhiều người khác nhau.

Việc trình bày một cách khoa học, đẹp mắt giúp nhà biên kịch thể hiện được tính chuyên nghiệp của họ, hơn nữa đó cũng là một phép lịch sự đối với những người xem và đọc nó. Kịch bản được trình bày đẹp mắt sẽ giúp mọi nhân tố dễ dàng hiểu và dễ dàng làm việc.

Cách viết đề cương kịch bản phim điện ảnh
Cần chú trọng tớicách trình bày kịch bản

Hãy lựa chọn kích thước trang giấy thích hợp, một kịch bản dài sẽ chiếm rất nhiều trang giấy, để không bị nhầm lẫn các phân đoạn diễn biến theo thứ tự bạn hãy đánh số thứ tự chuẩn xác ngay từ khi viết chúng.

Tiếp theo, một tác phẩm dễ hiểu một phần cũng là do Font chữ có kích thước vừa phải và dễ nhìn. Không nên lựa chọn những Font chữ Rồng bay phượng múa thể hiện cho kịch bản của bạn nhé, điều này sẽ gây ra sự ức chế đến người đọc và diễn viên.

4. Một số lưu ý khi viết kịch bản bạn cần nắm rõ

Để có được một kịch bản hấp dẫn và độc đáo cho đến phút cuối cùng, người biên kịch cần phải nhớ phát triển câu chuyện theo các tình tiết có tính gay cấn tăng dần. Từ đơn giản cho đến cao trào ở phần kết sẽ hấp dẫn khán giả nhiều hơn, tránh việc đầu phim toàn những phân cảnh cao trào xong rồi về sau lại chẳng có gì đáng xem thì đó là một tác phẩm thất bại rồi.

Nếu khả năng của bạn chưa thực sự xuất sắc hãy tham gia các khóa đào tạo thêm kỹ năng viết kịch bản, chắc chắn bạn sẽ ngộ ra được nhiều điều và tiếp thu thêm rất nhiều điều thú vị ảnh hưởng đến luồng tư duy và suy nghĩ của bạn sau này.

Tìm việc làm

Cách viết đề cương kịch bản phim điện ảnh
Một số lưu ý khi viết kịch bản bạn cần nắm rõ

Đó là những chia sẻ mà timviec365.vn muốn gửi tới các bạn. Hy vọng rằng mỗi nhà biên kịch trong tương lai sẽ bỏ túi những kiến thức hữu ích này và áp dụng chúng vào cuộc sống của họ để kết quả đạt được như sự mong đợi của mình nhé. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác các bạn đừng ngại truy cập website timviec365.vn, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của các bạn.