Cách viết đoạn văn thuyết minh

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH

I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

Nhớ lại những kiến thức về đoạn văn:

1.Thế nào là một đoạn văn?

Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng (chấm qua hàng). Đoạn văn có tính trọn vẹn về nội dung vàhoàn chỉnh về hình thức.

2.Một đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu:

-Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất.

-Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.

-Diễn đạt chính xác và trong sáng.

-Gợi cảm và hấp dẫn.

3.Sự giống nhau và khác nhau giữa một đoạn văn tự sự và một đoạn văn thuyết minh:

-Cả hai loại đoạn văn này đều cần phải đạt được những yêu cầu của một đoạn văn nói chung.

-Hai loại đoan văn này khác nhau ở vai trò: đoạn tự sự có vai trò kể việc trong khi đoạn thuyết minh tập trung làm sáng tỏ và thuyết phục người nghe về một vấn đề nào đó.

4.Một đoạn vần thuyết minh gổm ít nhất hai phần chính: phần nêu chủ đề của đoạn và phần thuyết minh (nghĩa là phần đưa ra các dẫn chứng hay lí lẽ nhằm làm sáng tỏ chủ đề của đoạn). Trong quá trình triển khai đoạn văn thuyết minh, người viết có thể sắp xếp các ý theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác – chứng minh, bởi các hình thức sắp xếp này đểu có tác dụng tích cực trong việc làm sáng tỏ chủ đề thuyết minh.

II.- HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Phác thảo qua dàn ý đại cương cho bài thuyết minh về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm văn học.

Gợi ý: Có thể nêu những ý sau.

a.Về một nhà khoa học:

-Giới thiệu khái quát tên tuổi, quê quán, lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu.

-Giới thiệu con đường khoa học của nhà khoa học đó.

-Những đóng góp của ông (bà) cho khoa học.

-Giới thiệu vài nét về cuộc sống đời tư.

b.Về một tác phẩm văn học.

-Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.

-Thể loại.

-Thuyết minh về nội dung và nghệ thuật của tác phần (chú ý những nét đặc sắc).

-Đánh giá vê tác phấm (của quá khứ và đương thời).

2.Sau khi lập dàn ý, có thể chọn một trong các ý để viết một đoạn văn theo các bước đã được gợi ý trong SGK.

II- HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) có dịp tìm hiểu kĩ.

Tham khảo bài văn sau:

MỘT VÙNG THẮNG CẢNH

Thắng cảnh Non Nước đã được cả nước biết đến từ rất lâu và được đón nhiều tao nhân mặc khách tới thăm viếng đề thơ ca ngợi. Đầu thế kỉ XIX, vua Minh Mạng cũng đến thăm thắng cảnh này. Dựa vào thế đất, thế núi, thuyết âm dương ngũ hành và giáo lí nhà Phật, vua Minh Mạng đặt tên cho quần thể năm quả núi này là Ngũ Hành Sơn; đồng thời dựa vào đặc điểm riêng, nhà vua đặt tên năm ngọn núi là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn và Thổ Sơn. Vua Minh Mạng cũng đặt tên cho một số hang động tiêu biểu là Huyền Không, Hoá Nghiêm, Linh Nham, Lăng Hủ, Văn Thông, Tàng Chân, Vân Nguyệt, Thiên Long,… Nhà vua còn cho khắc tên những ngọn núi, hang động lên vách đá.

Năm ngọn núi Ngũ Hành Sơn đứng trên phường Hoà Hải (phường anh hùng), quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Mỗi thôn của Hoà Hải có những di tích riêng. Thôn Sơn Thuỷ có nhiều di tích về lịch sử, văn hoá vì Sơn Thuỷ được thiên nhiên ban tặng tới một nửa trong số năm ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Đó là Kim Sơn, Thổ Sơn và Dương Hoả Sơn. Vì vậy, Sơn Thuỷ có nhiều hang động, đình, chùa, miếu nhất so với các thôn bạn.

[…] Từ thuở khai thiên lập địa, Thổ Sơn là một dãy núi đất, trên đỉnh và các sườn phía đông, bắc có nhiều khối đá lớn và những vách đá, còn toàn thân núi là đất sét đỏ tươi. Xưa kia, người Chiêm Thành dùng đất sét này tạo ra những viên gạch cổ nổi tiếng. Do bị tác động và xâm thực của thiên nhiên và con người hàng nghìn năm qua, Thổ Sơn bị tách làm hai phần khác nhau. Phần chính gọi là núi Ông Biền (thế kỉ XV, ông Trần Biền quê Thanh Hoá vào đây lập nghiệp); phần thứ hai giống con cóc khổng lồ ngồi bên bờ sông cổ Cò nên có tên là núi Ông Cóc. Xưa kia núi Ông Cóc nằm sát bờ sông cổ Cò (sông Ba Chà, Trường Giang), nay núi Ông Cóc thụt sâu vào trong, có con đường chạy qua và có trạm điện dân dụng. Núi Ông Cóc có hang Rái (hang Gần), hang Giàu (hang Bồ Đề), hang Xoài.

Rời Thổ Sơn, chúng tôi thăm miếu Tam Vị, xây từ thời vua Gia Long. Có giả thuyết nói miếu Tam Vị thờ các vị thần Núi, Sông, Đất; cũng có giả thuyết cho là miếu Tam Vị thờ ba vị thần linh người Chiêm Thành, nhưng không ai biết tên ba vị thần ấy. Qua hai thế kỉ, miếu Tam Vị được tu bổ nhiều lần, lần mới nhất cũng cách đây 30 năm. Cây bồ đề trước cửa miếu này rất sung sức, rễ của nó bám chặt vào thành miếu và vô tình kết thành cái cửa võng thật đẹp. Cách miếu Tam Vị không xa là đình Khuê Bắc, xây dựng hồi đầu thế kỉ XX. Do không được sử dụng và tu bổ, nay đình Khuê Bắc hoang tàn, nhưng phần hành lang có mái vòm vẫn còn vững lắm. Đình làng Khuê Bắc và cái sân rộng trước đình, ngày trước, nhân dân làng Khuê Bắc và các làng lân cận tập trung đi giành chính quyền mùa thu năm 1945.

Từ đầu đường Sư Vạn Hạnh vào đến núi Kim Sơn, ta gặp chùa Thái Sơn. Trên núi Dương Hoả Sơn có chùa Phổ Đà, có động Huyền Vi (động A Di Đà). Đường vào chùa Phổ Đà rộng 2 mét, lát gạch vuông hình dấu ấn cổ. Hai trụ cổng vào có khắc nổi 6 chữ Hán “Giác Hoàng Viên Lợi Nhân Thiên”, ghi lại những năm tháng hoà thượng Giác Hoàng Viên người cố đô Huế vào trụ trì chùa này. Dương Hoả Sơn còn có miếu Ông Chài, nay không còn. Nổi bật một vùng cây cỏ, hoa lá tươi tốt, chim muông ca hót, hương sen ngào ngạt là chùa Quan Thế Âm toạ lạc trên vùng đất khá rộng, thoáng mát, lưng tựa vào núi Kim Sơn, nhìn ra sông cổ Cò. Tương truyền, mỗi lần vua Minh Mạng và các vua khác nhà Nguyễn du ngoạn Ngũ Hành Sơn, thường dùng thuyền rồng đi trên sông cổ Cò. Thuyền cập Bến Ngự. Nay Bến Ngự không còn. Gần đây, nhân dân phát hiện một cây gỗ lim lớn, xưa kia neo thuyền rồng của nhà vua tại Bến Ngự.

Không biết từ bao giờ, dưới chân núi Kim Sơn có cái am nhỏ bằng tranh tre. Năm 1950, hoà thượng Thích Pháp Nhãn phát hiện một cái động ở chân núi Kim Sơn, bên trong có pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao bằng người thật, vô cùng đẹp, thiên tạo. Vì vậy, động này mang tên động Quan Âm. Hoà thượng cho mở đường vào động và cho xây chùa mới thay cho cái am bằng tranh cũng mang tên Quan Âm. Qua nhiều lần trùng tu, nay chùa Quan Âm bề thế, rực rỡ bởi những màu sắc và đường nét tinh xảo. Hằng năm vào ngày 19 tháng 2 âm lịch, chùa mở “Hội Quan Âm” thu hút du khách thập phương.

Xưa nay, khách du lịch mới biết đến những thắng cảnh trên núi Chùa (Thuỷ Sơn). Thực ra, Ngũ Hành Sơn còn có nhiều cảnh đẹp ở Thổ Sơn, Kim Sơn, Dương Hoả Sơn, lại tập trung ở thôn Sơn Thuỷ, phường Hoà Hải, chỉ cách Đà Nẩng 9 km về phía nam.

(Theo Phó Đức Vượng, báo Hà Nội mới cuối tuần)

XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY

1. Ôn tập lại kiến thức về văn thuyết minh

a. Khái niệm

Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân...của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

b. Yêu cầu:

- Nội dung: Đơn vị kiến thức được trình bày, giới thiệu trong bài văn thuyết minh cần đảm bảo tính xác thực, khách quan.
- Hình thức: Ngôn ngữ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

c. Bố cục: 3 phần

- Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh
- Thân bài: Giới thiệu chi tiết: Nguồn gốc, Đặc điểm, Cấu tạo, công dụng/ý nghĩa...
- Kết bài: Đánh giá khái quát về đối tượng

Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh - Ngữ văn lớp 8

Trang trước Trang sau

1. Đoạn văn thuyết minh

- Đoạn văn là một bộ phận của bài văn

- Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn.

- Đoạn văn thường có 2 câu trở lên được sắp xếp theo thứ tự nhất định.

- Khi viết bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.

2. Chú ý khi viết đoạn văn thuyết minh

- Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.

- Trong đoạn văn, các ý phải được sắp xếp theo trình tự cấu tạo của sự vật, trình tự nhận thức

+ Từ tổng thể đến bộ phận

+ Từ trong ra ngoài

+ Từ xa đến gần

+ Theo trước – sau, chính – phụ

1. Xác định câu chủ đề trong các đoạn văn sau:

a. Nhà thơ Thế Lữ (1907 – 1989) là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới.Tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929, học xong bậc Thành chung, ông vào học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, sau đó một năm (1930), ông bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung... và có hoài bão xây dựng nền sân khâu dân tộc. Cách mạng tháng Tám, ông hào hứng chào đón cách mạng, và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến.Tác giả đã xuất bản: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934)...

b. Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú. Thân hình của trâu trông vô cùng vạm vỡ. Lông trâu là lông mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng loáng. Hai cái tai như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi, ngoài ra, tai trâu cũng rất thính, giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Mũi trâu ươn ướt, người ta thường luồn sợi dây vào mũi trâu để kéo đi cho dễ. Mắt trâu to tròn như hai hòn bi ve. Trâu cũng giống như bò, thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm răng. Việc trâu chỉ có một hàm răng được người xưa lí giải qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”: vì trâu mải cười con hổ bị người nông dân lừa buộc vào gốc cây nên ngã lăn xuống đất, răng đập vào đã, gãy mất một hàm. Đuôi trâu ngắn, có một túm lông ở cuối. Hai cái sừng trên đầu uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu tự vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con. Trâu con mới sinh ra gọi là nghé.

Hướng dẫn làm bài

a.Câu chủ đề: Nhà thơ Thế Lữ (1907 – 1989) là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới.

b.Câu chủ đề: Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú

Bài 2: Sửa lại các đoạn văn thuyết minh sau:

Cho tới ngày nay, chiếc áo dài đã được thay đổi rất nhiều. Cổ áo cổ điển cao 4 - 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Cúc áo là loại cúc bấm, được bố trí cài từ cổ qua vai xuống eo. Ống tay áo may từ vai ôm sát cánh tay dài qua khỏi cổ tay. Cổ áo làm tăng thêm nét đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần của người phụ nữ. Phần eo được chít ben làm nổi bật đường cong thon thả của chiếc lưng ong của người phụ nữ. Từ eo, thân áo được xẻ thành hai tà dài đến mắt cá chân.

Hướng dẫn làm bài

Sửa lại: Cho tới ngày nay, chiếc áo dài đã được thay đổi rất nhiều. Cổ áo cổ điển cao 4 - 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Cổ áo làm tăng thêm nét đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần của người phụ nữ. Phần eo được chít ben làm nổi bật đường cong thon thả của chiếc lưng ong của người phụ nữ. Cúc áo là loại cúc bấm, được bố trí cài từ cổ qua vai xuống eo. Từ eo, thân áo được xẻ thành hai tà dài đến mắt cá chân. Ống tay áo may từ vai ôm sát cánh tay dài qua khỏi cổ tay.hân.

Bài 3: Em hãy viết đoạn văn khoảng 7-10 câu giới thiệu một đồ dùng học tập của em.

Bút bi có thể được xem là người bạn thân thiết nhất đối với các bạn học sinh. Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930.Bút gồm hai bộ phận chính: vỏ bút và ruột bút. Phần vỏ là ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất. Vỏ có nhiều mẫu mã đẹp, phong phú với các kiểu dáng và màu sắc khác nhau, làm tăng thêm tính thẩm mỹ của cây bút. Bộ phận này dùng để chứa các vật nhỏ bên trong như lò xo, ruột bút,…. Bộ phận thứ hai cũng không kém phần quan trọng là ruột bút, được làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước. Ngòi bút là viên bi nhỏ xinh xinh, có đường kính khoảng 0,7 – 1 milimet. Khi ta viết, viên bi lăn đầy mực ra tạo thành những nét chữ. Loại mực dành cho bút này khô rất nhanh. Ngoài ra, đế tạo nên một cây bút bi thì không thể thiếu các vật dụng phụ như lò xo có tác dụng đẩy ngòi viết ra vào, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở. Bút bi rất bền, đẹp, nhỏ gọn…phù hợp với tất cả mọi người từ học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh, người đi làm…Để bảo quản bút bi, khi không dùng nữa thì chúng ta phải đậy nắp bút, để đúng nơi quy định, tránh rơi vỡ, viết vào vật cứng…

Xem thêm các bài viết về Lý thuyết Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Trang trước Trang sau

Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh

– Một bài văn thuyết minh thường gồm nhiều ý lớn. Mỗi ý nên viết thành một đoạn văn để người đọc dễ nhận diện, dễ phân biệt, trên cơ sở đó nắm được cấu trúc chung của cả bài.

– Trong đoạn văn, câu chủ đề là câu nêu ý lớn của cả đoạn. Câu chủ đề có thể xuất hiện ở đầu đoạn văn, khi đó đoạn văn sẽ được viết theo cấu trúc diễn dịch. Câu chủ đề cũng có thể xuất hiện ở cuối đoạn văn, khi đó đoạn văn được viết theo cấu trúc quy nạp. Đôi khi, người viết kếp hợp cả hai kiểu cấu trúc trên nhưng dù theo cấu trúc nào thì các câu trong đoạn cũng phải bám sát ý của câu chủ đề, làm sáng tỏ ý của câu chủ đề (tránh lẫn ý của đoạn văn khác vào).

– Khi viết đoạn văn thuyết minh, người viết có thể trình bày theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau). Cách trình bày trên giúp cho nưgời đọc dễ dàng hình dung đối tượng được thuyết minh.

2. Ví dụ

a) Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn.

(1) Thế giới đang đúng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.

(Theo Hoa học trò)

(2) Phạm Văn Đồng (1906 – 2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cượng vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

(Ngữ văn 7, tập hai)

Gợi ý:

– Trong đoạn văn (1), câu chủ đề là câu thứ nhất. Các câu sau triển khai làm rõ nội dung của câu chủ đề.

– Trong đoạn văn (2), từ Phạm Văn Đồng đóng vai trò là từ ngữ chủ đề. Các câu sau dấu hai chấm tiếp tục cung cấp những thông tin về Phạm Văn Đồng theo kiểu liệt kê.

b) Nhận xét về nhược điểm của đoạn văn thuyết minh bút bi và đoạn văn thuyết minh về chiếc đèn bàn.

Gợi ý: Phần thuyết minh của cả hai đoạn văn khá lộn xộn, chưa có được bố cục rõ ràng. Để thuyết minh về cây bút bi và chiếc đèn bàn thì có thể triển khai thành hai đoạn: một đoạn thuyết minh về đặc điểm (của từng bộ phận), đoạn kia nên thuyết minh về công dụng và cách sử dụng các phương tiện ấy.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Với đề bài “Giới thiệu trường em”, có thể tham khảo hai đoạn văn sau :

Mở bài: “Trường trung học cơ sở nơi em học là một ngôi trường lớn nhất trong vùng. Em rất vui vì được học ở ngôi trường mà trước đây anh chị em đã từng học”.

Kết bài: “Ngôi trường em học là một ngôi trường đẹp. Biết bao kỉ niệm buồn vui của em đã diễn ra ở đây. Chỉ còn hai năm nữa là em sẽ thi tốt nghiệp, sẽ chuyển đến một ngôi trường Trung học phổ thông. Em nghĩ phải làm thế nào để khi rời trường, khi em đã trưởng thành, ấn tượng tốt đẹp của nó vẫn còn mãi mãi”.

2. Về đoạn văn này, có thể tham khảo đoạn viết về bác Phạm Văn Đồng. Hãy giới thiệu tóm tắt quê quán của Bác Hồ, năm Bác ra nước ngoài tìm đường cứu nước, những chức vụ quan trọng mà Người đã từng đảm nhiệm. Đặc biệt là sự lãnh đạo tài tình của Bác đã đưa cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi quan trọng.

3. Em hãy viết khái quát theo các ý sau:

– Sách Ngữ văn 8, tập một gồm có 17 bài học.

– Mỗi bài học thường gồm 3 phân môn : Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng giống hệt nhau, có bài chỉ có 2 phân môn, có bài lại thêm cả phần ôn tập, kiểm tra.

– Với mỗi phân môn lại có một cách trình bày phù hợp với đặc điểm riêng. Ví dụ, phân môn Văn thường có các mục : văn bản, chú thích, đọc hiểu văn bản, ghi nhớ, luyện tập; phân môn Tập làm văn thường có các mục: nội dung (theo từng bài) và luyện tập.


Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
  • viet doan van trong van ban thuyet minh
  • ,