Cách xin tiền mẹ

"Tội nghiệp người ta lắm!”


Đây là chiêu được nhiều teen sử dụng nhất và có thể nói là hiệu quả cao nhất. Có hai dạng khi dùng chiêu này. Một là kể khổ để người khác thương, hai là kể về nỗi khổ của người khác, vận động gia đình, phụ huynh, bạn bè quyên góp cho những… ngân sách ảo.


Nhiều lần, tớ thấy có những đứa bạn về kể cho bố mẹ họ nghe rằng họ có đứa bạn A, B, C gia đình khó khăn. Giờ mẹ bị ốm không có tiền đóng học. Xin bố mẹ chút tiền quyên góp và giúp đỡ bạn í. Còn khi vào hè thì chiêu thức ấy tiếp tục được phát huy. Lại những câu chuyện mới về những bạn ấy tiếp tục khó khăn mà cả lớp ai cũng đóng góp.


Thậm chí chẳng tiếc lời, nhiều teen vô tâm đến độ sẵn sàng nói rằng: “Bạn con bị tông xe nhập viện, bạn bè ai cũng đóng góp tiền lấy chi phí mổ cho gia đình bạn ấy”. Lí do như vậy phụ huynh ai lại chẳng thương. Không những vòi được tiền mà còn “kiếm chác” được kha khá và cứ nhiều lần như thế. Lần đầu thì tiền đi thăm bạn, lần sau thì tiền giúp bạn chữa trị, sau nữa giúp bạn mổ…


Người hiểu rõ những chiêu như thế là cô bạn tên X (Quận 7). Có lần qua nhà X, tớ vô tình nghe mẹ X hỏi thăm về tình hình của cậu bạn học chung hồi cấp 2 bị… cưa chân. Tớ giật thót vì không biết gì thì X tìm cách nói lấp lửng và kéo đi ngay. X chia sẻ với tớ: “Hôm bữa tao kẹt tiền quá, muốn đi chơi Vũng Tàu với mấy đứa bạn mà chẳng có lí do gì xin tiền mẹ nên tao nói thằng N, bạn cấp 2 của mình bị đụng xe phải cưa chân. Như vậy mới có lí do để xin tiền và đi chơi về trễ mẹ cũng không la. Có gì mẹ tao hỏi thì mày cứ bảo vâng giùm tao nhé!”


Khoản tiền thăm viếng người ốm, hay đóng góp cho những hoàn cảnh khó khăn như vậy các teen vừa dễ xin, lại còn được khen ngoan. Do đó, “dại gì mà không làm”(!). Chưa hết, không chỉ thăm ốm, một số bạn còn đưa ra những chuyện như là: đi làm từ thiện, đi giúp người khó khăn… đúng là những lí do khiến người khác “run lẩy bẩy”.


Cách xin tiền mẹ

Teen nghĩ ra rất nhiều chiêu "đáng sợ" để đòi tiền phụ huynh.
(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)


Con muốn đi học hè?


Đây là lí do các bậc phụ huynh chẳng bao giờ nỡ từ chối con cái. Một số teen viện lí do này để có thể vừa xin tiền đi học, vừa xin kinh phí đi học. Mà kinh phí thì có lắm loại. Nào kinh phí cho việc học, kinh phí đi học, kinh phí học nhóm, kinh phí sau giờ học, kinh phí mua thêm dụng cụ học…


Nhiều bạn còn chẳng ngại nói đôn tiền đi học lên. Như 1 khóa học tiếng Anh khoảng 1 triệu thì có bạn nói lên gấp 2, đóng học 1 nửa, còn phần dư ra thì tha hồ phung phí. Nếu lỡ phụ huynh có hỏi biên lai thì nhiều teen chẳng ngại nói vòng vo là mất rồi, hay người ta bảo sẽ phát sau, chờ cho sóng yên, gió lặng…


Mà khi đi học hè rồi thì mọi hoạt động của teen lại trở nên huyên náo. Như cậu bạn tên H, học thêm ở trung tâm N.K là một ví dụ. Sau khi xin tiền học hè mà chẳng đi học, tiêu xài cũng đã hết, ngày nào H cũng lang thang ở các tụ điểm game online.


Hết tiền, H cứ tuần thì xin mẹ đi sinh nhật, tuần thì xin tiền mẹ đi liên hoan, tuần lại xin tiền mẹ để đi tiễn bạn lên đường… Cứ xin nhiều và xin liên tục, đôi khi mẹ của H phải gắt lên vì: “Sao tuần nào cũng có sinh nhật, tuần nào cũng chia tay với bạn mới về. Bạn bè gì mà lắm thế (!)”.


Ban đầu, H còn năn nỉ: “Thôi mà, lâu lâu mới có 1 lần mà mẹ”. Nhưng một tuần mà xin tiền đi đến 2, 3 cái sinh nhật. Tiễn 2, 3 người bạn lên đường thì đúng là… khó mà tin được.


Khổ lắm những quái chiêu


Không chỉ 2 cách trên, nhiều teen nghĩ đủ lí do để vói tiền cha mẹ. Thậm chí, khi không vòi tiền được cha mẹ thì xoay sang cô, dì, chú, bác. Ai có thể là cũng lân la tất. Ngoài gia đình, một số teen còn mạnh bạo vòi cả người yêu. Nhiều anh chàng để chu cấp cho bạn gái chỉ biết về nhà “nã tiền” bố mẹ mình không thương tiếc. Hay số khác lại nghĩ ra những chiêu thức khác để bố mẹ… không thể không cho.


Nói dối mãi thì cũng có ngày “cái kim trong bọc lòi ra”. Như cậu bạn tên H ở trên, khi khai gian tiền học phí đã bị cha mẹ phát hiện và cắt luôn tất cả các khoản viện trợ. Thậm chí không cho đi xe, cấm cửa tại nhà. Nếu ngày trước, H còn có đủ tiền để sáng tối cà phê, cà-pháo với bạn, thì nay xe cũng chẳng có mà tiền cũng không còn một xu. Điều quan trọng nhất, là H làm mất niềm tin và khiến cho ba mẹ cậu vô cùng thất vọng. Thiết nghĩ, nếu những kiểu vòi tiền và nói dối của H bị bạn bè biết thì đúng là… xấu hổ chẳng còn chỗ nào để “rúc”.


Nhiều phụ huynh rất chiều và rất thương con, dù mình chịu khổ mấy cũng cắn răng không để con khổ. Thế nhưng, nhiều bạn thay vì thương cha mẹ mình hơn lại chi biết đem tiền tiêu xài, rồi nã tiền ba mẹ.


Chẳng lạ gì khi thấy những ông bố bà mẹ sáng dậy bán xôi bán cháo. Tối làm thuê làm mướn kiếm tiền cho con đi học. Ấy vậy mà con học hành không lo, lại chỉ biết đem mồ hôi, nước mặt của cha mẹ đi ăn chơi không suy nghĩ.


Nếu đã từng có ý định vòi tiền cha mẹ một cách vô lí thì hãy bỏ ngay bạn nhé. Không tốt chút nào đâu!

Nghệ thuật xin xỏBạn xin bố mẹ một điều mà bạn cho là không gì chính đáng hơn: Theohọc một lớp guitar, đặt mua một tạp chí dành cho tuổi học trò, hay đơngiản là đi chơi tối cùng lũ bạn. Vậy mà lại bị "các cụ" cho một tiếngKHÔNG chết điếng. Làm thế nào để biến tiếng KHÔNG đó thành có? Tụcngữ có câu: "Lời nói không mất tiền mua". Ngay cả trong gia đình, bạncũng nên "lựa lời mà nói" xem có đợc toại nguyện không nhé!Hãy chọn đúng lúc, đúng chỗ!Bạn bị bố mẹ từ chối ? Có thể đó chỉ là do bạn đã không chọn đúng lúc!Sẽ thật là ngốc nếu cứ cố đòi cho bằng đợc.Hãy gác vấn đề lại đấy đã, đợi đến lúc bố mẹ thoải mái hẵng hay. Nhớtránh buổi chiều lúc "các cụ" vừa mới chân ớt chân ráo về đến nhà, haybuổi sáng khi ai nấy đang vội vã ra đi.Thời gian thích hợp để nêu lại vấn đề là sau bữa tối, khi cả nhà đều cảmthấy thoải mái "quanh chén trà, điếu thuốc". Bạn cũng có thể tiếp tụcthuyết phục bố mẹ trong lúc rửa bát và thậm chí sau đó nữa.Ngày nghỉ cũng là dịp thích hợp để bạn có nhiều thời gian tranh thủ sựđồng ý của bố mẹ. Còn cụ thể lúc nào thuận lợi nhất thì chỉ bạn là có thể"cảm nhận" đợc.Và tìm những lời lẽ dễ ngheBạn cũng có thể bị thất bại khi hỏi xin không đợc khéo. Hãy thử bằngnhững lời lẽ khác. Cần phải nhận thấy rằng bạn đã không đợc nhã nhặncho lắm khi tuyên bố "Con đã quyết định đi cùng bạn về quê bạn ấy chơi",hoặc "Con biết bố mẹ sẽ không thích, nhng con rất muốn...". Bố mẹ thựckhó mà chấp nhận nổi đề nghị kiểu đó của mình. Nên hỏi xin một cáchthẳng thắn: "Con có điều này muốn xin bố mẹ và con muốn đợc bàn bạccùng bố mẹ". Nh thế vừa nghiêm túc nhã nhặn, vừa tỏ ra là mình có tráchnhiệm.Hãy tỏ ra đáng yêuHẳn rồi, bạn biết quá rõ phải thể hiện mình nh thế nào. Hãy phát huy hếtvẻ đáng yêu của mình, song chớ có lạm dụng. Nếu bỗng dng bạn trầm trồkhen lấy đợc kiểu tóc của mẹ hay tài chơi bóng của bố, có thể bạn sẽ gâycho "các cụ" cảm giác ngờ vực, nhất là khi bạn không có thói quen nóinhững điều tế nhị nh thế.Khéo léo là tốt, nhng chớ có giả dối! Khi gần gũi, âu yếm bố mẹ, có thểbạn sẽ có dịp nhìn nhận bố mẹ bằng một con mắt khác: "các cụ" đâu phảilà ngời độc đoán, áp đặt. Ngợc lại, "các cụ" đã làm đợc biết bao điều chobạn, cho gia đình bạn, cho căn nhà bạn thêm ấm cúng. Bạn hãy thay đổicách nhìn về bố mẹ, thế nào "các cụ" cũng thay đổi cách nhìn về bạn.Nói cho có lý, có tìnhBạn nhớ thôi ngay cái câu vừa cũ, vừa... cùn: "Con đâu còn là một đứatrẻ". Mà hãy chứng tỏ điều đó bằng những ví dụ cụ thể: Lần trớc, khi đợcphép đi chơi tối, bạn đã về đúng giờ đấy chứ!Hoặc bạn đâu phải là đứa hoang toàng, vì tiền bố mẹ cho bạn đều dùngmua sách đọc thêm chó có chơi... xổ số cào đâu!Để chứng tỏ với bố mẹ rằng bạn không còn bé bỏng gì nữa, bạn hãy cốgắng - phải vậy thôi - hiểu đợc các lý lẽ của bố mẹ và nhất là tìm đợc lờigiải thích xác đáng để "các cụ" yên tâm.Cần phải biết kiềm chế mìnhBạn phải nén ngay câu "Không là thế nào?", vì nh thế là bạn đâm đầu vàothất bại đấy. Tỏ ra "tinh tớng" và tức giận bố mẹ là điều tối kỵ. Đóng sậpcửa lại và hét toáng: "Lần nào cũng một câu ấy, bố mẹ thì cái gì cũngkhông hết" đâu có làm vấn đề của bạn khá lên. Tệ hơn nữa, thái độ nhvậy của bạn càng làm cho bố mẹ mất lòng tin: Quả thật, làm sao có thểđặt niềm tin vào đứa con a hét toáng lên hơn là bình tĩnh ngồi bàn bạc?Nếu bạn cảm thấy mình sắp tức điên và mất tự chủ, tốt hơn hết là bạn hãynói: "Xin phép bố mẹ để tối nói chuyện tiếp" và đi ra ngoài dạo vài vòng.Tiên trách kỷ, hậu trách nhânTrớc khi quyết định tranh luận cùng bố mẹ, bạn hãy dành một chút thờigian để nghĩ lại: Liệu các đòi hỏi của bạn có vợt quá khả năng đáp ứngcủa bố mẹ không? Liệu bản thân bạn có sắp xếp đợc thời gian để họcguitar không trong khi bạn còn phải chuẩn bị thi học kỳ? Buổi đi chơi tốicó thật cần thiết không khi gia đình còn có nhiều việc cha làm xong, v.v...Có thể khi ấy bạn sẽ nhận ra, khi nào bạn nên rút lui ý kiến, khi nào cầnthì bảo vệ đến cùng điều mong muốn chính đáng của mình. Tất nhiên làvới những "thủ thuật ngoại giao" mà chúng ta vừa thử xới lên với nhau.(Theo Okapi)