Cách xử lý đại lý oto giao xe cũ

“Tôi không biết nhiều về ô tô”

Khi bạn nói với nhân viên bán hàng hay đại lý rằng bạn không biết nhiều về xe hơi đặc biệt là chiếc xe mà bạn có ý định sở hữu nó sẽ khiến bạn mất ưu thế để có một thỏa thuận công bằng mà không cảm thấy bị gạt. Việc bạn có kiến thức rõ ràng về chiếc xe định mua, giá thị trường, các gói tùy chọn sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đàm phán giá cuối cùng đồng thời tránh bị “dụ” mua những gói trang bị không thực sự cần thiết.

“Tôi chỉ xem…”

Cách xử lý đại lý oto giao xe cũ

Đừng nói chỉ xem cũng đừng tỏ ra quá háo hức với chiếc xe yêu thích

Câu nói này của bạn có thể khiến nhân viên bán hàng không thích nhưng đôi khi lại rất hứng thú. Họ không thích bởi một số khách hàng nói như vậy tức là không cần họ ở bên cạnh tư vấn và bạn có thể chỉ là một khách hàng tiềm năng không thực sự muốn mua xe. Nhưng đôi khi nhân viên bán hàng lại bán được nhiều xe với giá tốt hơn cho những khách hàng “chỉ xem” hơn là những người chủ động đề cập tới mẫu xe cụ thể, các gói trang bị và giá bán.

“Xe cũ của tôi vừa hỏng/bán và tôi đang rất cần xe mới”

Đừng bao giờ cho nhân viên bán hàng biết bạn đang rất cần một chiếc xe hãy giữ thái độ trung lập trong suốt cuộc nói chuyện theo kiểu “tôi không vội”. Nếu nhân viên bán hàng biết bạn đang rất cần mua xe bạn có thể bị tư vấn với giá cao hơn bình thường hay bị thuyết phục mua những phiên bản đang ế ẩm nếu bạn chưa có mục đích rõ ràng. Nếu cảm thấy bị ép giá hãy tìm tới các dịch vụ cho thuê xe trong vài tuần để tham khảo nhiều đại lý khác nhau cho tới khi có được lựa chọn tốt nhất.

“Tôi thích xe này, tôi phải có nó”

Cách xử lý đại lý oto giao xe cũ

Không nên cho nhân viên bán hàng biết bạn đang rất cần mua xe

\n

Giống như câu trên, câu nói này khiến bạn mất lợi thế lớn khi đàm phán giá cả cuối cùng bởi nó cho thấy bạn đang rất cần mua xe. Lúc này nhân viên bán hàng biết họ đang ở “kèo trên” và sẽ tìm mọi cách có thể dẫn dắt bạn tới thỏa thuận mà họ muốn chứ không phải bạn muốn.

“Đây là lần đầu tiên tôi mua xe”

Bạn có thể nói câu này khi bạn lo lắng và cần giúp đỡ tư vấn từ nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, nó không giúp bạn có thêm bất kỳ lợi ích nào trong mua bán thậm chí là ngược lại. Bạn có thể phải mua một chiếc xe giá trị cao hơn so với nhu cầu của mình hay đơn giản là những tùy chọn thừa thãi và giá bán chưa phải tốt nhất.

“Tất cả các đại lý đều là kẻ lừa đảo và tôi không muốn bị gạt”

Cách xử lý đại lý oto giao xe cũ

Hiểu biết về xe rất quan trọng giúp bạn có được thỏa thuận mua bán tốt nhất

Có thể bạn chỉ muốn chứng tỏ mình là người lọc lõi không dễ bị lừa bởi những bẫy tùy chọn mà phía đại lý cung cấp. Tuy nhiên, hãy giữ nó trong lòng bởi rõ ràng đây là câu nói khiếm nhã trong một môi trường giao dịch lịch sự. Nó cũng không khiến nhân viên bán hàng “e dè” với bạn hơn trái lại khiến giao dịch có thể không thoải mái. Việc giữ gìn hình ảnh của chính mình đôi khi lại là cách để đạt được thỏa thuận tốt nhất.

“Em/Anh nghĩ sao về chiếc xe này?”

Nếu bạn đang đi cùng người khác xem xe và muốn hỏi ý kiến của họ hãy thảo luận riêng tư. Bởi nếu nói trực tiếp trước mặt nhân viên bán hàng bạn có thể bị đánh giá là không chắc chắn hoặc đang rất hứng thú với chiếc xe này từ đó có thể bị dẫn dắt tới một thỏa thuận có lợi hơn với người bán.

Tin liên quan

  • Có nên sử dụng phụ gia súc rửa động cơ ô tô, xe máy?
  • 4 sai lầm của ‘tài mới’ khi lái ô tô số tự động
  • 5 quy tắc an toàn khi lái ô tô, ‘tài mới’ nên biết

Trong quá trình đặt cọc và ký hợp đồng đặt cọc, người tiêu dùng nên đọc kỹ các quy định trong biên bản thỏa thuận đặt cọc giữa hai bên. Trong trường hợp không có thỏa thuận nào khác, khi đại lý đã nhận tiền đặt cọc mà không có xe để bán cho người tiêu dùng, thì đại lý phải trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương với số tiền mà người tiêu dùng đã đặt cọc.

  • Cảnh giác khi đặt cọc tiền mua ôtô

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương khuyến cáo một số nội dung cần lưu ý về đặt cọc mua xe, các trường hợp thay đổi giá xe tại thời điểm giao dịch như : Về đặt cọc khi mua xe ôtô : Thông thường, khi xe chưa có sẵn tại đại lý, đại lý bán xe sẽ yêu cầu người tiêu dùng đặt cọc một khoản tiền để xác nhận việc mua xe. Khoản đặt cọc, theo Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định, là để “đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng” (Điều 328 - Bộ Luật Dân sự 2015). Tuy nhiên, trên thực tế trong thời gian qua, đã xuất hiện sự việc khi không có xe để giao theo hợp đồng đã ký, đại lý giải quyết bằng cách đơn giản là trả lại số tiền đặt cọc cho người tiêu dùng.

Trong quá trình đặt cọc và ký hợp đồng đặt cọc, người tiêu dùng nên đọc kỹ các quy định trong biên bản thỏa thuận đặt cọc giữa hai bên. Trong trường hợp không có thỏa thuận nào khác, khi đại lý đã nhận tiền đặt cọc mà không có xe để bán cho người tiêu dùng, thì đại lý phải trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương với số tiền mà người tiêu dùng đã đặt cọc.

Ví dụ: Trường hợp người tiêu dùng đặt cọc 100 triệu đồng để mua xe ôtô mà đại lý không thực hiện đúng giao dịch, đại lý phải trả người tiêu dùng khoản tiền tương ứng 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp người tiêu dùng đã có phản ánh về tình trạng phải mua xe với giá cao hơn giá quy định trong hợp đồng khi đặt cọc.

Trên thực tế, khi gặp những tình huống trên, người tiêu dùng thường làm theo hướng dẫn của đại lý như: Viết đơn tự nguyện rút tiền đặt cọc hoặc chấp nhận mua xe với giá cao hơn giá được quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, làm như thế là người tiêu dùng đã chấp nhận cho các đại lý xâm hại quyền lợi chính đáng của mình.

Theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ người tiêu dùng thì doanh nghiệp không được phép quy định trong các hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung khi giao kết với người tiêu dùng các điều khoản có nội dung: Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Chính vì vậy, trước khi ký hợp đồng với đại lý, người tiêu dùng cần đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, nếu phát hiện các điều khoản với nội dung cho phép thay đổi giá tại thời điểm giao xe, người tiêu dùng có thể yêu cầu đại lý loại bỏ các điều khoản này ra khỏi hợp đồng.

Ngoài ra, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng gần đây nhận được nhiều khiếu nại của người tiêu dùng có nội dung phản ánh về việc đại lý giao xe ôtô thiếu linh, phụ kiện đi kèm như: Lốp xe dự phòng, hộp dụng cụ, sách hướng dẫn sử dụng… 

Do vậy, trước khi nhận xe, người tiêu dùng phải kiểm tra kỹ các linh phụ kiện kèm theo xe được công bố công khai trên các trang thông tin của các hãng xe. Trường hợp cần tư vấn, người tiêu dùng có thể liên hệ Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng: 1800.6838 (miễn phí cước gọi); email: .