Cách xử lý khi bị vỡ nhiệt kế

  Cặp nhiệt độ thủy ngân là vật dụng y tế quen thuộc thường có mặt trong mỗi gia đình. Nhưng vật dụng này lại dễ vỡ, khiến thủy ngân lọt ra ngoài rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người không nắm rõ được mức độ độc hại của thủy ngân cũng như không biết cách xử trí nhanh để hạn chế những ảnh hưởng của nó đối với các thành viên trong gia đình. Ngay cả khi đã dọn hết thủy ngân nhưng thực sự quét sạch chúng ra khỏi môi trường sống hay chưa thì cũng không nhiều người nắm được. Bởi vậy bạn nên “bỏ túi” sẵn cách xử lý thật nhanh trong tình huống này.

 Vỡ cặp nhiệt độ thủy ngân cực nguy hiểm

Thủy ngân là một loại hóa chất rất độc. Ngay cả khi 1 lượng rất nhỏ thủy ngân trong cặp nhiệt độ lọt ra ngoài không khí cũng có thể gây độc cho những người xung quanh, nhất là trẻ nhỏ.

Khi thủy ngân phát tán trong không khí, những bụi khí này có thể theo đường thở lọt vào phổi gây hại cho phổi. Ngoài ra, khi đã vào trong cơ thể người, chúng có thể dễ dàng liên kết với các chất béo trong máu và mô gây độc cho các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh.

Nếu phụ nữ mang thai hít phải thủy ngân phát tán trong không khí, chúng có thể xuyên qua cuống nhau để lọt vào tử cung, gây hại cho cả thai nhi.

Cách xử lý khi bị vỡ nhiệt kế
  Cách xử lý nhanh khi “trót” làm vỡ cặp nhiệt độ thủy ngân

– Bước 1: Bạn phải di chuyển ngay lập tức những người đang có mặt trong khu vực thủy ngân bị vỡ ra ngoài.

– Bước 2: Tuyệt đối không để gió lùa. Đóng cửa sổ và cửa ra vào để giúp thủy ngân không phát tán trong không khí.

– Bước 3: Dùng đèn chiếu sáng để nhìn rõ phạm vi thủy ngân bị chảy ra.

– Bước 4: Người dọn phải bịt khẩu trang đeo găng tay để chuẩn bị dọn sạch thủy ngân, tuyệt đối không tiếp xúc với thủy ngân bằng tay không.

– Bước 5: Dùng chổi mềm và giấy mềm làm xẻng để gom và hót thủy ngân, vừa hót vừa đỡ vì hạt thủy ngân rất tròn và lăn rất nhanh, nếu không nhanh tay nó lại lăn xuống đất không thể gom lại được.

Nếu thủy ngân bị vỡ thành nhiều hạt nhỏ, bạn có thể dùng giấy báo thấm nước, vắt khô rồi lau nhẹ nhàng.

Khi thủy ngân đã được gom hết, cần cho vào hộp kín và để xa khu vực có người lui tới. Không đổ thủy ngân xuống cống gây ô nhiễm nguồn nước.

– Bước 6: Dọn sạch nền nhà bằng nước xà phòng, nước lau nhà.

– Bước 7: Mở rộng cửa để thông gió trong nhiều giờ để thủy ngân không tồn đọng trong không khí xung quanh môi trường bạn sống.

  Lưu ý đối với người trực tiếp dọn dẹp thủy ngân bị vỡ

– Trong khi dọn dẹp thủy ngân, có thể bạn đã ít nhiều hít phải chất độc này. Hãy uống thật nhiều nước, uống được sữa là tốt nhất để thủy ngân có thể qua đường thận đào thải ra ngoài.

– Nếu quần áo bạn bị dính thủy ngân, cần ngâm trong nước lạnh 30 phút, ngâm thêm 30 phút với xà phòng và nước ở nhiệt độ 70 – 80 độ C sau đó xả bằng nước lạnh.

– Nếu bị thủy ngân bắn vào người và có cảm giác buồn nôn, nhức đầu, đau họng, sốt… thì cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Bước 3: Tiếp đến, xử lý nhanh khu vực vỡ nhiệt kế thủy ngân để tránh thủy ngân bay hơi gây hại cho sức khỏe.

Bước 4: Mặc quần áo cũ, đi giày cũ, đeo khẩu trang; găng tay cao su để dọn dẹp hiện trường.

Bước 5: Nhặt các mảnh vỡ thủy tinh và các bộ phận còn lại của nhiệt kế bị vỡ; đặt chúng lên khăn giấy. Sau đó túm lại cho vào bao nilon buộc chặt miệng.

Bước 6: Dùng que bông ướt gạt nhẹ từng hạt thủy ngân vào khăn giấy đặt sát nền. Hoặc cũng có thể dùng chai nhựa rỗng để hút các hạt thủy ngân rồi thả nhẹ trên khăn giấy. Cuộn khăn giấy lại; bỏ vào túi zip có khóa kín hoặc hộp nhựa có nắp.

2.3 Vệ sinh các bề mặt, khu vực dính thủy ngân

Bước 7: Do thủy ngân phản chiếu ánh sáng; nên bạn có thể sử dụng đèn pin để tìm kiếm những hạt thủy ngân còn vương vãi xung quanh để thu gom cho sạch. Dùng dải băng keo để dính các hạt nhỏ hơn rồi bỏ tất cả vào hộp nhựa đậy nắp kín.

Bước 8: Khi vỡ nhiệt kế thủy ngân, nếu thủy ngân đổ lên bề mặt thấm hút như thảm và nệm sẽ khó dọn sạch. Tốt nhất hãy cho chúng vào trong bịch buộc kín để bỏ rác. Với những đồ vật có giá trị; nên liên lạc ngay với cơ quan y tế môi trường địa phương để nhờ tư vấn hướng xử lý.

Bước 9: Sau khi thu gom sạch thủy ngân từ 1-2 tiếng; bạn có thể bắt tay vào lau dọn nền nhà. Rửa sạch vùng bị bẩn bằng nước xà phòng, sau đó lau sạch.

Bước 10: Do thủy ngân khi tiếp xúc với nhiệt độ trong phòng thường lan tỏa và gây ô nhiễm không khí nên cần thông gió cho căn phòng. Để phòng thông thoáng trong ít nhất 24-48 giờ trước khi vào ở lại.

3. Các nguyên tắc cần nhớ khi xử lý vỡ cặp nhiệt độ

Cách xử lý khi bị vỡ nhiệt kế
Nguyên tắc an toàn khi vỡ cặp nhiệt độ

Khi xử lý tình trạng vỡ cặp nhiệt độ; bạn cần lưu ý:

  • Không bỏ thủy ngân vào cống nước, sẽ làm nhiễm độc nguồn nước và tắc đường cống.
  • Tuyệt đối không cho các túi rác này vào thùng rác của gia đình vì thủy ngân được xem là chất thải độc hại.
  • Không dùng chổi quét vì sẽ làm thủy ngân phân tách thành các hạt nhỏ hơn; gây khó khăn cho việc thu dọn.
  • Không dùng máy hút bụi vì sẽ làm hạt thủy ngân vỡ thành nhiều hạt nhỏ và bốc hơi do không khí nóng trong máy rồi phát tán.
  • Nếu thấy nhức đầu, buồn nôn, đau họng, sốt thì có thể bạn đã ngộ độc thủy ngân; hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế ngay đừng chần chừ.
  • Khi dọn dẹp xong thì cởi bỏ quần áo, giày dép, găng tay, khẩu trang cho vào một bịch nilon, buộc chặt để bỏ rác. Tất cả các bịch rác thải, túi zip, hộp chứa rác… đều ghi chú rõ đây là rác thải có chứa thủy ngân; rồi để ngoài bô rác để giúp nhân viên vệ sinh phân loại trước khi xử lý.
  • Sau khi xử lý xong hiện trường vỡ nhiệt kế thủy ngân; bạn cần uống thật nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi để thanh lọc cơ thể, đào thải chất độc thủy ngân qua đường thận.

Dấu hiệu bị ngộ độc thủy ngân bạn cần chú ý!

Những tác động tức thì của việc hít phải hơi thủy ngân có nồng độ cao bao gồm ho, đau họng, khó thở, đau ngực, nôn mửa và đau đầu.