Cách xử lý nứa làm sáo

Hiện nay rất nhiều bạn đã biết làm sáo, tiêu, cũng có nhiều bạn muốn tự mình làm sáo trúc, chế tạo động tiêu để chơi hoặc kinh doanh, và nguyên liệu là phần rất quan trọng. Sau đây là một vài phân tích và hướng dẫn cách chọn và xử lý luyên liệu làm sáo và tiêu.

Mục lục - kích vào mục lục để đến phần cần xem

  • 1 Cách lựa chọn nguyên liệu (trúc nứa là chính) làm sáo tiêu tốt, phù hợp và cách xử lý trúc nứa.
    • 1.1 Âm sắc là gì – âm sắc của tiêu và sáo?
    • 1.2 Như vậy, các yếu tố về nguyên liệu ảnh hưởng đến âm sắc sẽ là:
    • 1.3 Sự ảnh hưởng của trúc nứa (nguyên liệu làm sáo chủ yếu) đến âm thanh của sáo.
    • 1.4 Cách chọn trúc nứa làm sáo và xử lý trúc nứa để chế tạo tiêu sáo tốt nhất.
    • 1.5 Các phương pháp xử lý trúc nứa chế tạo sáo, tiêu:
  • 2 Bình luận

Cách lựa chọn nguyên liệu (trúc nứa là chính) làm sáo tiêu tốt, phù hợp và cách xử lý trúc nứa.

Như phần trên đã nói về các yếu tố về nguyên liệu có ảnh hưởng đến độ chuẩn và âm sắc của tiếng sáo, tiêu. Ở phần này, mình sẽ nói rõ hơn về sự ảnh hưởng của nguyên liệu đến âm sắc của sáo, tiêu.

Âm sắc là gì – âm sắc của tiêu và sáo?

Xem thêm: âm sắc là gì?

Âm sắc là đặc trưng sinh lý của âm thanh, nó giúp phân biệt các âm thanh có cùng cao độ (tần số), cường độ (độ to) và trường độ (độ dài) của các người nói, hát khác nhau hay các nhạc cụ khác nhau. Sở dĩ có sự khác nhau về âm sắc là bởi vì âm thanh không phải là một tần số cụ thể mà bao gồm tần số chính và các bội âm, tạp âm.

Để hiểu về âm sắc trong tiêu sáo. Chúng ta cần biết nguyên tắc phát âm của sáo tiêu để xác định sự ảnh hưởng của nguyên liệu đến âm sắc sáo và tiêu.

Nguyên tắc phát âm của sáo, tiêu:

  • Hơi thổi chéo vào lỗ thổi tạo âm cơ bản.
  • Thân sáo là hộp cộng hưởng và quyết định cao độ, cường độ và âm sắc dựa trên các lỗ bấm và sự hấp thụ hay phản xạ âm của thành sáo.
  • Các phần tử khí trong lòng sáo được truyền dao độ ở nhiều đường đi khác nhau (dài thì cho âm trầm, ngắn thì cho âm cao) và các tần số bằng nhau sẽ cộng hưởng với nhau, tần số nào có cường độ lớn nhất sẽ cho âm chính, các tần số khác sẽ tạo nên âm sắc.
  • Ngoài ra, khi thổi, thành sáo, tiêu cũng dao động và nó triệt tiêu các dao động.

Như vậy, các yếu tố về nguyên liệu ảnh hưởng đến âm sắc sẽ là:

  • Độ to của ống sáo: ống sáo càng to thì âm sẽ nghe trầm ấm hơn, to hơn và vang hơn vì sẽ có nhiều đường truyền dao động khác nhau trong lòng ống. Chúng ta cứ tưởng tưởng trên 1 con đường bị giới hạn bởi 2 lề đường, thì người ta có thể di chuyển thẳng từ điểm này đến điểm kia, hoặc đi các lối đi cong khác nhau để đến điểm còn lại. Nếu đường to thì người ta sẽ có nhiều lối đi hơn đường nhỏ. Do vậy, ống sáo to, sẽ có nhiều đường truyền dao động hơn, tạo ra các tần số khác nhau hơn và làm cho tiếng sáo ấm hơn, đầm đầm hơn.
  • Sự phản xạ âm thành sáo và âm sắc của thành sáo: đó là độ dẻo, độ đàn hồi và độ chắc của thành sáo. Khi thành sáo có độ đàn hồi tốt, lòng trong của ống sáo phẳng hơn nhẵn hơn, sự phản xạ âm sẽ tốt hơn làm cho tiếng sáo đầm, vang hơn, và thường thì tiếng sáo cũng sẽ đanh hơn vì âm của thành sáo dao động cũng sẽ đanh (tiếng sáo đanh là do tần số phụ cao hơn tần số chính nhiều). Khi thành sáo dẻo kèm theo sự đàn hồi kém hơn, lòng trong không nhẵn và mềm khiến âm bí hơn, nhỏ và kém vang. Thành sáo bị xốp sẽ hấp thụ âm và làm tiếng sáo có nhiều tạp âm, bí âm. Thành sáo mỏng tiếng sáo sẽ vang hơn, dể lên cao hơn (mỏng thì dễ dao động hơn, phản xạ âm cũng tốt hơn) nhưng thành sáo mỏng sẽ làm cho tiếng sáo sẽ xì nhiều ở lỗ thổi và âm sắc cũng mỏng theo.

Sự ảnh hưởng của trúc nứa (nguyên liệu làm sáo chủ yếu) đến âm thanh của sáo.

Trúc nứa được cấu tạo bởi các sợi, bó trúc nứa dọc theo thân của sáo, các bó trúc nứa sẽ cứng cáp dần từ trong ra ngoài. Các sợi trúc nứa bé sẽ tạo thành từng bó, các bó sẽ kết lại thành ống trúc nứa. Có sợi nứa cứng, đàn hồi hơn, có sợi nứa dẻo hơn, mềm hơn và chúng được kết lại với nhau bằng lớp nhựa trong trúc và nứa. Khi trúc nứa đang tươi, sẽ có nhiều nước. Khi chúng ta chọn trúc nứa làm sáo, chúng ta thường khoét thử, cắt thử và xem thớ trúc nứa để biết chất trúc nứa có tốt để làm sáo trúc, sáo nứa và tiêu không.

Kết cấu của các sợi trúc nứa và đặc tính (độ dẻo, độ cứng, độ đàn hồi, …) của nó sẽ ảnh hưởng đến âm thanh của trúc nứa. Cụ thể như sau:

  • Các bó trúc nứa, các sợi trúc nứa càng bé thì âm càng êm và ngọt, các bó trúc nứa, sợi trúc nứa càng to thì âm sẽ sắc sảo hơn, đầm hơn, …
  • Các bó trúc nứa có độ đàn hồi tốt hơn sẽ cho âm vang hơn, đầm hơn.
  • Nhựa trong trúc nứa vừa có tác dụng liên kết truyền dao động giữa các bó, sợi trúc nứa nhưng cũng làm cản trở và hấp thụ dao động, nếu các sợi trúc nứa quá chặt, lớp nhựa quá nhiều sẽ không có không gian để các bó, sợi trúc nứa dao động, làm bí âm, giảm độ vang và khó lên quảng.
  • Nước ở trong trúc nứa: lượng nước ở trong trúc nứa khi nứa đang chưa đủ khô sẽ hòa vào nhựa thành dạng nhầy, làm giảm độ vang và đầm của tiếng sáo, làm tiếng sáo, tiêu bí hơn. Nhưng khi trúc nứa đã khô, lớp nhựa đã co lại thì khi ta bỏ nước vào lòng sáo sẽ làm tiếng sáo đầm và vang hơn do nước cải thiện độ phẳng bề mặt của lòng trong và nó cũng 1 phần truyền dao động giữa các bó, sợi trúc nứa với nhau (khác với khi trúc nứa tươi là nhựa và nước ở dạng nhầy).

Cách chọn trúc nứa làm sáo và xử lý trúc nứa để chế tạo tiêu sáo tốt nhất.

Để trúc nứa tốt nhất, phù hợp nhất đề làm sáo chúng ta cần chọn những ống trúc nứa có độ đàn hồi, độ cứng, đanh phù hợp. Nếu trúc nứa cứng và đanh quá sẽ cho âm đanh quá, thiếu đi sự mềm mại, mất đi cảm xúc trong tiếng sáo, tiếng tiêu. Nếu trúc nứa non, nhẹ và xốp thì âm của sáo sẽ bí, xì, nhiều tạp âm. Ngoài ra, độ dày và kích thước lòng phải phù hợp theo từng tone sáo, tiêu khác nhau.

Các quy tắc chọn trúc nứa làm tiêu sáo:

  • Tone sáo càng trầm thì chọn lòng ống càng to và càng dày.
  • Tone sáo cao hơn thì cần độ đàn hồi tốt hơn, chất trúc nứa đanh hơn, vì tone cao sẽ khó thổi nốt thấp, các nốt quảng 8 thứ 1 như Đô1, Rê1, … nên cần chất trúc nứa có độ đàn hồi tốt để thổi rõ, đầm các nốt đó, và cũng cần sự trong trẻo, véo von hơn.

Các quy tắc trong xử lý trúc nứa chế tạo tiêu sáo:

  • Làm khô (phơi nắng, hun khói – gác bếp – luộc, hấp, …) phải đảm bảo không quá vội gây nứt, toác và rỗng ống trúc nứa nhưng cũng không nên quá lâu sẽ ủ nước làm mục và trúc nứa phơi thiếu nắng sẽ có màu không đẹp.

Các phương pháp xử lý trúc nứa chế tạo sáo, tiêu:

  • Hun khói: hun khói là hình thức để trúc nứa trên bếp củi (hun chậm), hoặc lò hun (hun nhanh). Hun khói sẽ làm cho trúc nứa nhanh khô, mất nhựa, và có màu nâu đen. Hun khói có thể chống mối mọt về sau, một phương pháp chống mối mọt rất tốt.
  • Phơi nắng: Phơi nắng cũng là một hình thức ép cho trúc nứa khô nhanh hơn nhưng chậm hơn hun khói (cái này cùng tùy nắng to không và bếp có hay sử dụng không). Phơi nắng vừa đủ sẽ cho màu đẹp, sáng và ảnh hưởng ít đến độ rỗng của các thớ trúc nứa.
  • Để trong nhà: Để trong nhà giúp trúc nứa khô chậm nhất, nó có vẽ tốt, nhưng cũng có khá khá nhược điểm như: ẩm mốc, màu sắc, thời gian khô, … Việc nước ở trong ống trúc nứa quá lâu cũng không tốt khi mà nó sẽ làm thớ nứa bị mục đi phần nào.
  • Ngậm muối: Có thể ngâm muối, hoặc ngậm muối trong lòng ống trúc nứa. Theo mình thì nên bỏ qua việc ngâm bởi ngâm nước lâu là không tốt (mục thớ, xấu màu võ,…). Việc bỏ muối khô trong lòng trúc nứa là khá tốt, nhưng cần nhiều thời gian để muối ngấm vào trúc nứa (tầm 1 tháng trở lên). Việc ngậm muối sẽ có tác dụng khi thổi thì lòng sáo sẽ nhanh bị ướt hơn, muối cũng làm lấp đi các lỗ hổng.
  • Ngâm hoặc bôi dầu bóng: Phương pháp này ít được sử dụng, và thường được sử dụng cho các tiêu sáo dòng đắt tiền. Loại dầu bóng được ngâm, bôi vào lòng sáo cần thiết là một loại dầu bóng an toàn, không độc hại, tạo được độ bóng để phản xạ âm tốt và ít ngăn cản việc ngấm và thoát nước bọt.
  • Luộc nứa trúc: Việc luộc nứa trúc sẽ làm cho trúc nứa nhanh khô hơn do lớp nhựa bị mất đi thì nước sẽ dể thoát hơi hơn. Phương pháp này thường áp dụng dể làm xổi, làm nhanh.
  • Sấy trúc nứa: Phương pháp này ít được sử dụng ở Việt Nam do không có trang thiết bị, nhưng ở Trung Quốc hình như được áp dụng. Việc sấy khô là rất tốt nếu được áp dụng khi trúc nứa đã để gần như khô, nếu sấy lúc tươi có thể gây nứt và làm rỗng các thớ trúc nứa.

Shop sáo trúc Lãng Tử: chuyên sáo ngang trúc nứa, sáo bầu, sáo mèo, tiêu bát khổng, tiêu trúc tím, các loại sáo Tàu được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc. Các bạn có nhu cầu có thể ghé thăm Shop sáo trúc uy tín chất lượng

Cách xử lý nứa làm sáo
Shop bán sáo trúc giá rẻ - giao hàng toàn quốc
Cách xử lý nứa làm sáo
Click để vào xem và mua sáo trúc, tiêu, ...

  • About
  • Latest Posts

Cách xử lý nứa làm sáo

Tôi đam mê tiêu sáo
Bộ môn âm nhạc truyền thống sáo trúc
Tôi đam mê chế tạo
Để tạo ra những cây tiêu, sáo tốt nhất
Hãy mua sáo ủng hộ tôi nhé!

Cách xử lý nứa làm sáo

Bình luận

Bình luận

Tôi đam mê tiêu sáo Bộ môn âm nhạc truyền thống sáo trúc Tôi đam mê chế tạo Để tạo ra những cây tiêu, sáo tốt nhất Hãy mua sáo ủng hộ tôi nhé!