Cảm năng hướng dẫn phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

Đọc bài Lưu

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

I. Đặc điểm tình hình

1. Thuận lợi

Trường Mầm non Hà Lương luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát xao, thường xuyên trong công tác phòng chống bạo hành trẻ của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hạ Hoà. Được sự quan tâm của Đảng uỷ - UBND Xã Hà Lương trong việc xây dựng cơ sở vật chất và các hoạt động của nhà trường. Đặc biệt là sự ủng hộ chia sẻ của các tổ chức, cá nhân và các bậc phụ huynh học sinh trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị vững vàng, đoàn kết nội bộ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề.

Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tâm huyết với nghề

có tinh thần tự học và tự bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn trình độ chính trị

2. Khó khăn

Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều ảnh hưởng trong việc điều hành và thực hiện nhiệm vụ

Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn chưa có nhà điều hành, do vậy ảnh hưởng đến công việc cũng như công tác chỉ đạo của nhà trường.

Tỷ lệ giáo viên hợp đồng cao đời sống cán bộ giáo viên còn thấp

Số giáo viên nghỉ thai sản và nghỉ hưu trong năm cao(01 GV nghỉ hưu, 02 GV nghỉ thai sản) ảnh hưởng đến công việc của trường

II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác quản lý, chỉ đạo

a) Công tác xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện chuyên đề (các cấp); ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai, hướng dẫn

Thực hiện Công văn số 373/SGDĐT- GDMN&TH ngày 30/3/2020 của Sở GD&ĐT Phú Thọ về việc đảm bảo an toàn và phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN;

Văn bản số 24/KH-SGDĐT ngày 30/3/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo

Phú Thọ về Kế hoạch Chuyên đề: Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong

các cơ sở giáo dục mầm non;

Công văn số Số: 74/PGD&ĐT-NV ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Phòng GDĐT Hạ Hòa về việc đảm bảo an toànphòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN;

Văn bản số: 72 /KH-PGD&ĐT ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Phòng GD&ĐT Hạ Hòa về kế hoạch chuyên đề: Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Ban Giám hiệu Nhà trường đã xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng chống phòng, chống bạo hành trẻ trong trường Mầm non Hà Lương. Trong kế hoạch nêu rõ mục tiêu, yêu cầu của công tác, các biện pháp triển khai thực hiện, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí trong Ban Giám hiệu và từng giáo viên, đặc biệt xác định các lực lượng cần tham gia, phối hợp để thực hiện tốt công tác phòng chống bạo hành trẻ trong nhà trường

b) Công tác đánh giá, đôn đốc việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn và công tác phòng, chống bạo hành trẻ

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và hiện theo đúng kế hoạch đề ra theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh trong nhà trường đảm bảo công tác phòng ngừa bạo lực học đường trong trường học

c) Công tác phối hợp trong triển khai thực hiện Chuyên đề ở các cấp.

Tăng cường công tác phối hợp giữa cán bộ địa phương, nhân dân và đặc biệt là hội phụ huynh với nhà trường, không để tình trạng bạo lực học đường, gây rối trật tự công cộng.

Đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục đạo đức, lối sống, nắm bắt và định hướng tư tưởng chính trị của CB-GV-NV trong nhà trường; Đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Phát huy vai trò của người Đảng viên trong các hoạt động của nhà trường, tạo sân chơi lành mạnh để lồng ghép, giáo dục tư tưởng, truyền thống đạo đức cho các cháu trong các hoạt động CS&GD trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Tăng cường tuyên truyền định hướng cho phụ huynh học sinh nhận thức được mặt trái của bạo lực học đường.

Giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức cho CB- GV-NV và phụ huynh về tác hại, sự ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội của tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc,

2. Công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện)

Giáo dục ý thức tự giác tự học trau dồi kiến thức pháp luật để vận dụng vào giảng dạy lồng ghép trong các hoạt động để tích hợp, lồng ghép một cách phù hợp và hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Tăng cường công tác phổ biến kịp thời các công văn chỉ thị của cấp trên về thực hiện công tác bạo lực học đường đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường nhằm phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời ảnh hưởng tiêu cực của các tệ nạn xã hội, hiện tượng bạo lực học đường góp phần giáo dục đạo đức, lối sống.

Xây dựng Kế hoạch và hướng dẫn cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiêm

túc thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nêu cao tính trung thực, tinh thần trách nhiệm trong công tác; gắn bó với trẻ, coi trẻ là đối tượng ưu tiên được phục vụ trên hết; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của đảng viên, nhà giáo, cán bộ công chức, viên chức. Tự chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên khi để xảy ra các vụ việc ảnh hưởng đến vi phạm đạo đức nhà giáo: xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ và đồng nghiệp, hành vi thô bạo đối với trẻ hoặc các vụ việc ảnh hưởng đến an toàn của trẻ.

Nhà trường đã xây dựng và thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc

vận động: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực: Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm trong nhà trường. Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng, văn minh, cô giáo phải luôn là tấm gương sáng để trẻ tin tưởng, học tập và noi theo.

3. Công tác thanh, kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm trong công tác đảm bảo an toàn và phòng, chống bạo hành trẻ.

Tổ chức tốt công tác trực tuần, bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trường học và sẵn sàng phối hợp xử lý khi có vụ việc xảy ra liên quan đến nhà trường

4. Kết quả triển khai Kế hoạch ở các cơ sở GDMN

4.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống bạo hành trẻ

Trong năm học 2019 2020, nhà trường đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến 9 lượt cho giáo viên trong nhà trường về công tác phòng chồng bạo hành trẻ qua các sinh hoạt chuyên môn thường kỳ, sinh hoạt chuyên đề trong nhà trường.

Phối hợp với Ban Văn hóa xã hà Lương tổ chức tuyên truyền công tác phòng chống bạo hành trẻ thông qua hệ thống truyền thanh xã cho nhân dân trên địa bàn 1 lượt; Tuyên truyền phổ biến trực tiếp thông qua họp phụ huynh học sinh 02 lượt.

Giáo viên của nhà trường đã tuyên truyền phổ biến trực tiếp, trao đổi các vấn đề liên quan đến công tác phòng chống bạo hành trẻ em đối với hơn 20 lượt phụ huynh có con em theo học tại nhà trường.

100% cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường thực hiện tốt công tác phòng ngừa bạo lực học đường trong trường học.

Trong năm học không có trường hợp bạo lực nào xảy ra đối với CBGV- NV, Phụ huynh, trẻ

4.2. Thực hiện nội dung phòng, chống bạo hành trẻ trong tổ chức các hoạt động giáo dục ở các cơ sở GDMN

Bảo vệ tốt cho trẻ em trong quá trình trẻ học tại trường, trẻ được đảm bảo về thể chất và tinh thần

- Công tác dạy học:

+ Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Hạ Hòa về công tác chuyên môn, các quy định của Ngành giáo dục về công tác dạy và học đối với bậc học mầm non. Thường xuyên đổi mới biện pháp dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích trẻ tự tư duy, tự nhận biết, tự sáng tạo và tiếp thu kiến thức theo sự hướng dẫn và định hướng của giáo viên, qua đó việc dạy và học hạn chế căng thẳng của giáo viên, giúp học sinh học chủ động, hợp tác, tôn trọng và yêu quý giáo viên. Chính vì vậy, giáo viên nhà trường đã hạn chế tối đa các biểu hiện bạo hành trẻ em kể cả thể chất và tinh thần.

+ Tăng cường các hoạt động bổ trợ giáo dục như sáng tạo đồ dùng dạy học., trang trí các góc học tập, trang trí lớp học phong phú theo chủ đề tạo cho học sinh không khí học tập thoải mái, chủ động. Theo phản ánh của phụ huynh, đại đa số học sinh theo học tại nhà trường đều phấn khởi, học tập tích cực, đúng theo khẩu hiệu Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

+ Có các biện pháp uốn nắn, giáo dục phù hợp đối với các học sinh chưa tập trung, chưa hợp tác. Đối với các trường hợp học sinh này Ban Giám hiệu đểu yêu cầu giáo viên có báo cáo cụ thể và đề xuất các biện pháp giáo dục, chỉ thực hiện khi được sự phê duyệt của nhà trường và sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.

+ Giáo viên trong nhà trường thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, phương pháp sư phạm, quy định của Nhà trường, quản lý học sinh đúng giờ giấc, phạm vi nhằm tạo điều kiện cho phụ huynh trong phối hợp với nhà trường, hạn chế tối đa các điều kiện gây mất an toàn cho trẻ.

- Công tác chăm sóc trẻ:

Thực hiện tốt công tác tổ chức cho học sinh ăn, ngủ bán trú tại nhà trường, báo cáo UBND xã, các cấp có thẩm quyền, vận động xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự quan tâm của cấp trên đầu tư kinh phí xây dựng mới 04 phòng học, sửa nhà bếp, nhà điều hành khu lẻ, nhiều đồ dùng phục vụ bữa ăn cho trẻ. Kêu gọi các tổ chức xã hội từ thiện ủng hộ chăn, đệm, đồ chơi ngoài trời, trong lớp, sách truyện cho học sinh để đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong thời gian bán trú. Thường xuyên kiểm tra sát sao nguồn thực phẩm, công tác chế biến thực phẩm phục vụ bán trú cho học sinh.Trong năm học không để xảy ra mất vệ sinh, ngộ độc thực phẩm.

Trong năm học, do dịch bệnh Covid-19 phức tạp, nhà trường đã thực hiện nghiêm túc việc tổ chức chăm sóc trẻ để phòng chống dịch. Mặc dù nhiều khó khăn nhưng đã tổ chức cho giáo viên vệ sinh trường lớp, học sinh thực hiện các biện pháp cách ly xã hội, phòng chống dịch. Chính vì vây, học sinh nhà trường không bị lây nhiễm bệnh trong thời gian học tập tại nhà trường.

100% giáo viên thực hiện giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày như có thái độ thân thiện với mọi người, biết nhường nhịn, biết kiềm chế Thông qua đó để giáo dục lòng nhân ái, trang bị các kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống trong sinh hoạt hàng ngày.

4.3. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường

Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn trong trường học. Quán triệt việc thực hiện đạo đức nhà giáo. Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng bạo lực, bạo hành trẻ, xúc phạm nhân phẩm của trẻ, danh dự, uy tín của đồng nghiệp.

Xây dựng quy tắc ứng xử trong trường học và thiết lập đường dây nóng trong phòng, chống bạo hành trẻ. Bố trí lịch tiếp dân vào ngày thứ 4 trong tuần. Địa điểm tại văn phòng nhà tr­­ường để tiếp nhận và giải quyết kịp thời những ý kiến phản ảnh công tác của nhà trường.

4.4. Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng phòng, chống bạo hành trẻ.

100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tập huấn các kỹ năng phòng, chống bạo hành trẻ theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo; Tăng cường áp dụng các biện pháp giáo dục tích cực, kỹ năng ứng xử với các tình huống bạo hành.

Tăng cường áp dụng các biện pháp giáo dục tích cực, kỹ năng ứng xử với các tình huống bạo hành cho giáo viên.

Tăng cường quán triệt đội ngũ giáo viên, quản lý, nhân viên về đạo đức nghề nghiệp, tích cực thực hiện các phòng trào thi đua Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Phong trào Hai tốt. Phấn đấu mỗi giáo viên là một tấm gương tốt, nhà trường là một địa chỉ tin cậy để phụ huynh giao phó công tác nuôi dạy, chăm sóc con em mình.

4.5. Phối hợp liên ngành kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về bạo hành trẻ.

Phối hợp thường xuyên với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường và các hành vi vi phạm pháp luật trong nhà trường

Phối hợp chặt chẽ với gia đình, cộng đồng, có cơ chế giám sát trong công tác phòng, chống bạo hành trẻ. Trong năm học nhà trư­­ờng không có đơn thư­­ phản ảnh, khiếu nại, tố cáo, đề nghị các vấn đề liên quan đến đảm bảo an toàn và phòng chống bạo hành trẻ.

Đối với một số giáo việc chưa chú trọng công tác đảm bảo an toàn và phòng chống bạo hành trẻ em nhà trường đã nhắc nhở thường xuyên, nghiêm túc rút kinh nghiệm, sau khi phê bình giáo viên đã có sửa chữa và chuyển biến.

5. Tổ chức đánh giá, tổng kết, tôn vinh, nhân rộng những điển hình làm tốt công tác đảm bảo an toàn và phòng, chống bạo hành trẻ

Nhà trường kịp thời biểu dương, khen thưởng trẻ có thái độ, hành vi, cử chỉ tốt đối với người lớn tuổi, bạn bè và em nhỏ, đặc biệt, đối với các bạn khuyết tật, các bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn

Ban Giám hiệu nhà trường thường đã tuyên dương giáo viên có các biện pháp tích cực trong công tác phòng chống bạo lực trẻTrong năm học đã để xuất 02 giáo viên tích cực trong công tác phòng chống bạo hành trẻ đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua trong năm học.

Tại hội nghị tổng kết năm học đã tổ chức tôn vinh, tuyên truyền đối với các giáo viên có thành tích tích cực, gương mẫu tích cực, có nhiều biện pháp đối mới trong công tác đảm bảo an toàn và phòng chống bạo hành trẻ.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả nổi bật

Trong thời gian vừa qua, trường mầm non Hà Lương không xảy ra hiện tượng bạo lực học đường. Hầu hết tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức thực hiện tốt nội quy của nhà trường, phấn đấu tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức nhà giáo. Rèn luyện tác phong đi, đứng, nói năng nhẹ nhàng, ứng xử văn hoá, lối sống lành mạnh, ăn mặc giản dị phù hợp với môi trường, đoàn kếtgiúp đỡ nhau trong hoạt động của nhà trường cũng như các hoạt động ngoài xã hội. Đạt được kết quả đó nhờ các giải pháp thực hiện tốt và có hiệu quả

2. Khó khăn, hạn chế

Vẫn còn một số ít cha mẹ trẻ thiếu quan tâm đến con em mình trong việc giáo dục ý thức đoàn kết và khả năng tự kiềm chế

Một số ít phụ huynh chưa thực hiện tốt quy tắc ứng xử văn minh trong

giao tiếp tại trường học

Một số trẻ còn nghịch, hiếu động trong quá trình học tập, vui chơi

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Đối với địa phương

- Tiếp tục phối hợp tốt giữa các các ban ngành địa phương với nhà trường và lực lượng xã hội trong việc tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường

2. Đối với phòng GD&ĐT

Đẩy mạnh hơn nữa phong trào Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Tiếp tục quán triệt trong toàn ngành nhận thức được công tác phòng chống bạo lực học đường là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành, mọi người ai cũng phải có trách nhiệm trong phòng chống và ngăn chặn bạo lực trong học đường.


Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết