Cận bao nhiêu độ thì miễn nghĩa vụ năm 2024

Bị cận thị từ 1,5 độ trở lên và loạn thị thì được miễn nghĩa vụ quân sự. Dưới 1,5 độ thì nhập ngũ bình thường

TẤN ĐẠT

Nếu bị cận thì có được đi nghĩa vụ quân sự hay không?

Sau khi đọc những bài viết: Đi nghĩa vụ quân sự có được xài điện thoại, sử dụng mạng xã hội?, Đi nghĩa vụ quân sự: Người yêu có được đến thăm, xuất ngũ có được nhận tiền? mà Thanh Niên đăng tải, ông Lê Tấn Danh (48 tuổi), nhà ở xã An Ngãi Trung, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã thắc mắc: "Liệu người bị cận thị có được đi nghĩa vụ quân sự?".

Ông Danh nói thêm: "Con trai tôi bị cận thị 1,5 độ thì có được đi nghĩa vụ quân sự hay không?".

Không riêng ông Danh, nhiều phụ huynh khác và đặc biệt là những người trẻ đang ở độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự cũng muốn biết câu trả lời chính xác về vấn đề này.

"Mình bị cận 1,75 độ ở mắt phải và 1,25 độ ở mắt trái. Sang năm có thể được gọi đi nghĩa vụ quân sự. Nhưng không biết bị cận như vậy thì liệu có được nhập ngũ hay không?", Nguyễn Quang Phú (22 tuổi), nhà ở xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, hỏi.

Trả lời câu hỏi này, thiếu tá Vương Thanh Phong, Trợ lý chính trị, công tác tại Trung đoàn 896, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cà Mau, cho biết: "Theo điểm a, khoản 3, Điều 4 Thông tư 148/2018 của Bộ Quốc phòng quy định công dân cận thị từ 1,5 độ trở lên và loạn thị thì được miễn nghĩa vụ quân sự. Dưới 1,5 độ thì nhập ngũ bình thường. Và khi đã đủ điều kiện nhập ngũ thì học bắn súng bình thường".

Đối với những trường hợp công dân tình nguyện viết đơn xin nhập ngũ, tuy nhiên bị cận thị thì có được tham gia nghĩa vụ quân sự?

Thiếu tá Phong giải đáp thắc mắc: "Dựa vào quy định của Thông tư 148/2018 của Bộ Quốc phòng, công dân dù có viết đơn tình nguyện nhập ngũ thì cũng phải đảm bảo yêu cầu là không cận hoặc bị cận dưới 1,5 độ mới được đi nghĩa vụ quân sự. Dù là tình nguyện hay tới tuổi đi nghĩa vụ quân sự thì cũng áp dụng quy định này".

Phóng viên đặt câu hỏi: "Nếu trong quá trình nhập ngũ, quân nhân bị cận thị, thì làm thế nào? Và nếu chữa trị có được đơn vị hỗ trợ thanh toán hay không?".

Thiếu tá Phong trả lời: "Nếu bị cận, có nhu cầu sẽ được đưa đi điều trị, tùy theo mức độ cận mà thanh toán theo bảo hiểm. Quân nhân nhập ngũ có bảo hiểm cho bản thân. Đơn vị không hỗ trợ mà đó là kinh phí của bảo hiểm y tế thanh toán".

Nếu muốn phát triển trong môi trường quân đội thì phải đăng ký thi vào các trường trong quân đội

XUÂN PHÚC

Xăm mình có được đi nghĩa vụ quân sự hay không?

L.T.P. (23 tuổi), nhà ở đường số 12, Q.Bình Tân, TP.HCM, cho biết đã từng xăm một hình hoa hồng phía dưới tay trái. P. lo ngại điều này sẽ khiến P. mất cơ hội đi nghĩa vụ quân sự.

Đây cũng là lo lắng của Đ.D.K. (22 tuổi), nhà ở xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. K. có một hình xăm chữ "K" phía sau lưng. K. cũng băn khoăn liệu với hình xăm như thế có được đi nghĩa vụ quân sự?

Chia sẻ về điều này, thiếu tá Phong cho biết: "Xăm mình vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự, trừ các hình xăm chống phá Đảng, Nhà nước, phản cảm để lộ ra ngoài".

Một trong những điều thắc mắc của người trẻ về vấn đề nghĩa vụ quân sự, đó là liệu trong quá trình nhập ngũ có được hút thuốc lá? Có cấm hút thuốc lá trong môi trường quân đội hay không?

Thiếu tá Phong cho biết: "Hút thuốc lá không cấm. Tuy nhiên một số đơn vị vận động bỏ thuốc đi đến phấn đấu đơn vị không có thuốc lá hoàn toàn".

Cũng có những câu hỏi như: Nếu đi nghĩa vụ quân sự, muốn theo quân ngũ, muốn phát triển sự nghiệp trong môi trường quân đội thì phải làm thế nào?

Thiếu tá Phong nói: "Nếu muốn phát triển trong môi trường quân đội thì phải đăng ký thi vào các trường trong quân đội. Khi trúng tuyển sẽ phát triển lâu dài. Ngoài ra, còn một dạng nữa là theo nhu cầu của đơn vị sẽ có đối tượng chuyển chuyên nghiệp quân sự. Sau đó đơn vị cho đi đào tạo các lớp ngắn hạn về đơn vị cũ tiếp tục công tác như: lái xe, văn thư bảo mật, nhân viên xăng dầu, nhân viên tài chính...".

Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Nam Định do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung:

“Hiện nay, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ mắc các tật khúc xạ về mắt có độ cận từ 1,5 diop trở lên chiếm tỷ lệ cao. Đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét, sửa đổi tiêu chuẩn nhập ngũ đối với công dân bị tật khúc xạ cận thị quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP ngày 04/10/2018 của Bộ Quốc phòng theo hướng tăng tiêu chuẩn mức độ cận thị từ “1,5 diop” thành “02 diop” và sửa lại như sau:

“Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 02 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS” để tránh lãnh phí nguồn lực của địa phương và phù hợp với sức khỏe hiện nay của thanh niên trong diện tham gia nghĩa vụ quân sự”.

Cần nghiên cứu, sửa đổi quy định tiêu chuẩn nhập ngũ đối với công dân bị tật khúc xạ cận thị cho phù hợp

Theo Bộ Quốc phòng, hoạt động của người chiến sĩ trong môi trường quân sự mang tính đặc thù, cường độ cao; hằng ngày, hằng tuần, chiến sĩ phải tham gia huấn luyện quân sự, diễn tập thực binh, sử dụng vũ khí khí tài, trang thiết bị khi huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; trong đó bắn súng là hoạt động đặc trưng nhất của người chiến sĩ; ngoài ra còn có các hoạt động rèn luyện về thể chất, hoạt động tác chiến ban ngày, ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết, địa bàn rừng núi, trên không, trên biển.

Như vậy, trong môi trường Quân đội đòi hỏi người chiến sĩ luôn phải có thị lực tốt mới đáp ứng được yêu cầu huấn luyện, rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Yêu cầu cao về thị lực là một tiêu chí quan trọng khi đánh giá, phân loại sức khỏe đối với công dân nhập ngũ, nhằm đảm bảo người chiến sĩ có đủ điều kiện thị lực tốt để hoạt động trong môi trường quân sự.

Theo đó, tại điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư số 148/2018/TT-BQP ngày 04/10/2018 của Bộ Quốc phòng quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ (Thông tư số 148/2018/TT-BQP), quy định: “Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS”.

Nếu gọi nhập ngũ những công dân mắc tật khúc xạ cận thị trên 1,5 diop hoặc viễn thị sẽ khó khăn đáp ứng yêu cầu đối với hoạt động quân sự của người chiến sĩ.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số vướng mắc như cử tri phản ánh và thực tiễn hiện nay tỉ lệ thanh niên mắc tật khúc xạ về mắt chiếm tỉ lệ lớn và ngày càng tăng, nhất là những thanh niên có trình độ đại học, cao đẳng, thanh niên ở các thành thị.

Do vậy, để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào phục vụ trong Quân đội và phù hợp với sức khỏe của thanh niên trong độ tuổi gọi nhập ngũ cần nghiên cứu, sửa đổi quy định tiêu chuẩn nhập ngũ đối với công dân bị tật khúc xạ cận thị cho phù hợp.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan, nghiên cứu, phối hợp các ban, bộ, ngành, địa phương báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật NVQS năm 2015 theo chương trình soạn thảo luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2022/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA, Thông tư số 148/2018/TT-BQP và các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện pháp luật về NVQS cho phù hợp, sát với thực tiễn và bảo đảm pháp luật NVQS được thực hiện nghiêm minh.

Bộ Quốc phòng đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân các cấp tại địa phương phát huy vai trò giám sát về nội dung thực hiện Luật NVQS, không để vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm công bằng xã hội, để pháp luật về NVQS được thực thi nghiêm túc, phát huy hiệu quả tích cực, thiết thực tại địa phương.

Cần bao nhiêu do được miễn nghĩa vụ quân sự 2024?

Như vậy, khi khám sức khỏe tuyển chọn tham gia nghĩa vụ quân sự thì công dân nam bị cận thị từ 1,5 diop trở lên sẽ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ và bị tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định.

Cần bao nhiêu thì không phải đi nghĩa vụ quân sự?

​Căn cứ mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105, người có độ cận dưới 3 Diop sẽ được tính điểm thị lực theo thị lực sau chỉnh kính với mức điểm từ 2 - 3. Do đó, người bị cận thị vẫn có thể phải đi nghĩa vụ quân sự nếu có độ cận dưới 3 Diop.

Cần bao nhiêu đó thì được miễn nghĩa vụ?

Riêng người bị cận thị từ 1,5 diop trở lên thì không bị gọi nhập ngũ vào quân đội.

Cao bao nhiêu được đi nghĩa vụ?

Như vậy, công dân cao nam từ 1m57 đến >= 1m63, nặng từ 43kg đến >= 51kg và công dân nữ cào từ 1m5 trở lên và nặng từ 42kg sẽ đủ điều kiện về chiều cao và cân nặng để thực hiện nghĩa vụ quân sự 2024. Ngoài ra, còn xét đến điều kiện về vòng ngực.

Chủ đề