Căn cước công dân gắn chip thời hạn bao lâu

Thẻ CCCD gắn chip có nhiều ưu điểm về lưu trữ thông tin, tích hợp nhiều ứng dụng, tạo thuận lợi cho người dân; đồng thời thời hạn sử dụng thẻ cũng khá dài.

Mã số căn cước công dân gắn chip được thay đổi trong trường hợp nào?Những điểm làm căn cước công dân gắn chip tại Hà NộiNhững điều cần giải đáp về căn cước công dân gắn chip

Đầu năm nay, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 06, quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân (CCCD) mới. CCCD gắn chip có nhiều ưu điểm về lưu trữ thông tin, tích hợp nhiều ứng dụng, tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện các giao dịch hành chính.

Trong thời gian tới đây, CCCD gắn chip sẽ còn được tích hợp đầy đủ thông tin, như bằng lái xe, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... Người dân đi giao dịch và làm thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ khác nhau.

Thời hạn căn cước công dân gắn chip

Thẻ CCCD gắn chip có nhiều ưu điểm về lưu trữ thông tin, tích hợp nhiều ứng dụng, tạo thuận lợi cho người dân. (Nguồn ảnh: hochiminhcity.gov.vn)

Trước hết, thẻ CCCD đã được cấp trước ngày ban hành Thông tư số 06 (23/1/2021) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định, các loại giấy tờ sử dụng thông tin từ thẻ CCCD cũ vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Tất nhiên mặc dù người dân được khuyến cáo không cần gấp rút đi làm thẻ CCCD gắn chip nếu chưa thực sự cần thiết, cũng có những chính sách khuyến khích để chuyển đổi trước ngày 1/7/2021.

Giống như mẫu CCCD cũ, CCCD gắn chip cần được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi, và 60 tuổi. Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy nếu làm CCCD nói chung sau khi tròn 23 tuổi, công dân có thể dùng đến năm 40 tuổi; nếu làm CCCD sau khi tròn 38 tuổi, công dân có thể dùng đến năm 60 tuổi; và nếu làm CCCD sau khi tròn 58 tuổi, công dân có thể dùng đến cuối đời.

Ngoài ra, CCCD được đổi trong các trường hợp: Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhân dạng; Xác định lại giới tính, quê quán; Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD; hoặc khi công dân có yêu cầu.

H.A.H

Mặc dù người dân được khuyến cáo không cần gấp rút đi làm thẻ CCCD gắn chip nếu chưa thực sự cần thiết, cũng có những lý do để cố gắng chuyển đổi trước ngày 1/7/2021. Ví dụ, lệ phí hiện được giảm 50%.

Cải tiến hơn so với chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân quy định về giá trị là bao lâu. Tuy nhiên, thay vì quy định theo bao nhiêu năm hết hạn thì thời hạn của thẻ căn cước công dân (Thẻ căn cước tiếng Anh là Identification) được tính theo từng mức tuổi.

Ngày hết hạn của thẻ căn cước được tính theo mức tuổi cụ thể


1. Thẻ căn cước giá trị bao lâu?

Quy định độ tuổi thời hạn cấp lại thẻ Căn cước theo Luật Căn cước công dân 2014 Điều 21 cụ thể như sau:

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, thẻ Căn cước không có thời hạn mà chỉ khi công dân đã đủ tuổi ở mức là 25, 40 và 60 tuổi mới phải đổi thẻ.

Chẳng hạn: Ông A năm nay 37 tuổi thì thời hạn đổi thẻ căn cước là 3 năm, còn Ông B năm nay 42 tuổi thì thời hạn đổi thẻ căn cước là 18 năm nữa.


2. Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân

Người được cấp thẻ Căn cước Công dân cũng được quy định rõ ràng trong Điều 19 Luật Căn cước công dân năm 2014, cụ thể như sau:

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân

Do đó, công dân Việt Nam khi có số tuổi từ 14 tuổi trở lên sẽ được làm thẻ Căn cước.


3. Thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân hết hạn

Khi mất thẻ Căn cước hoặc thẻ Căn cước công dân hết hạn hay bạn là người định cư ở nước ngoài muốn trở lại quốc tịnh Việt Nam, các trường hợp này sẽ được cấp lại thẻ Căn cước.

Thủ tục cấp lại thẻ Căn cước như sau:

Bước 1: Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai theo đúng mẫu quy định.
Bước 2: Cán bộ cơ quan quản lý Căn cước công dân sẽ cập nhật các thông tin, đối chiếu, so sánh để xác định chính xác bạn. Với người làm ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thể xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cấp và kèm theo giấy giới thiệu từ thủ trưởng đơn vị.
Bước 3: Cán bộ trong cơ quan quản lý Căn cước công dân sẽ tiến hành chụp ảnh và lấy dấu vân tay của bạn. Sau đó là cấp giấy hẹn ngày trả thẻ Căn cước.
Bước 4: Khi đến ngày trả thẻ, bạn mang theo giấy hạn tới để lấy. Nếu bạn yêu cầu trả thẻ Căn cước tại địa điểm khác, cơ quan quản lý Căn cước sẽ trả thẻ theo địa chỉ mà bạn yêu cầu.

Hồ sơ đổi thẻ Căn cước gồm có:

- Tờ khai Căn cước công dân theo đúng mẫu do Cơ quan quản lý Căn cước công dân cấp.- Phiếu thu nhận thông tin.

- Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền đối với việc thay đổi các thông tin.

Thời hạn trả thẻ Căn cước sau khi làm

Khi tiếp nhận đầ đủ hồ sơ thì cơ quan quản lý Căn cước sẽ cấp trả thẻ cho bạn với thời hạn:

- Tối đa 20 ngày làm việc đối với huyện miền núi vùng cao, hải đảo, biên giới.
- Tối đa 15 ngày làm việc đối với thị xã, thành phố và khu vực còn lại.


Hiện nay, nhiều người vẫn chưa nhận được CCCD dù đã làm từ khá lâu, tuy nhiên vì một số lý do nào đó, mà CCCD chưa được giao tới, để xem CCCD gắn chíp đã làm xong chưa, các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây..
Xem thêm: Cách tra cứu CCCD gắn chíp làm xong chưa

Hy vọng với thông tin trên đây, các bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc thời hạn của thẻ căn cước công dân có giá trị là bao lâu. Khi hết giá trị, bạn nên đến cơ quan quản lý Căn cước xin cấp/đổi lại.

Do mới áp dụng nên câu hỏi "Thời hạn của thẻ căn cước công dân có giá trị bao lâu? có giống với thời hạn chứng minh thư không?" được nhiều người quan tâm khi làm chứng minh nhân dân, theo Luật Căn cước công dân thì bắt đầu từ 1/1/2016, người dân Việt Nam sẽ phải làm thẻ căn cước công dân thay cho giấy chứng minh nhân dân.

Một số mẫu tờ khai, xác nhận có thể bạn sẽ dùng Cách đăng ký làm CCCD online tại nhà Thẻ căn cước tiếng Anh là gì? Identification, ID Cách đăng ký làm chứng minh thư Online, thẻ căn cước công dân tại nhà Vay tiền cấp tốc online CMND 24/24 Cách tra cứu chứng minh thư nhân dân, số cmt, ngày cấp, nơi cấp

Cũng như Căn cước công dân mã vạch đã cấp trước đây, Căn cước công dân gắn chip cũng có thời hạn nhất định theo độ tuổi. Nhưng cũng có trường hợp được cấp Căn cước công dân không có thời hạn. Đó chính là lý do chúng ta vấn thường thấy Tại sao thẻ căn cước có thời hạn khác nhau. Hãy cùng ACC tìm hiểu cụ thể nhé!

Tại sao thẻ căn cước có thời hạn khác nhau (Cập nhật 2022)

Trước khi tìm hiểu Tại sao thẻ căn cước có thời hạn khác nhau, ta cần biết căn cước công dân gắn chip là gì?

Theo Bộ Công an, chíp được gắn trên thẻ căn cước công dân là để lưu trữ các thông tin của công dân trên thẻ căn cước công dân với mục tiêu là tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số; không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.

Cùng tìm hiểu qua về thời hạn của chứng minh thư trước đây để xem nó khác gì so với thời hạn của căn cước công dân gắn chip bây giờ mà dẫn tới Tại sao thẻ căn cước có thời hạn khác nhau.

Trước đây, Chứng minh nhân dân được quy định có thời hạn sử dụng chỉ trong vòng 15 năm, kể từ ngày cấp mà không phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp (Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP).

Tìm hiểu về thời hạn sử dụng của căn cước công dân gắn chip chính là tìm đáp án cho câu hỏi Tại sao thẻ căn cước có thời hạn khác nhau.

Điều 21 của Luật Căn cước công dân 2014 chỉ rõ:

“1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

  1. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.”

Quy định nêu trên cho thấy, căn cước công dân dù là mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nhưng nếu đã được cấp trong 02 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.

Ví dụ: Anh A sinh ngày 10/05/2000, đi làm căn cước công dân gắn chip năm 2021 (khi anh đang 21 tuổi); thì thẻ căn cước của anh này có giá trị sử dụng đến ngày 10/05/2025 (khi anh đủ 25 tuổi).

Tuy nhiên, nếu anh đi làm năm 2024 (khi anh đang 24 tuổi); thì thẻ căn cước của anh có giá trị sử dụng đến 10/05/2040 (khi anh đủ 40 tuổi).

Như phân tích ở trên, thẻ Căn cước công dân gắn chip có thời hạn sử dụng đến các mốc tuổi: đủ 25 tuổi; đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp công dân đó đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suốt đời, tức được sử dụng cho đến khi người đó mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…

Khoản 2 Điều 21 của Luật Căn cước công dân quy định: Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, có nghĩa, những người đi làm Căn cước công dân gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.

Lưu ý, những người trên 60 tuổi đang sử dụng căn cước công dân mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip.

Trên đây ACC đã trả lời câu hỏi Tại sao thẻ căn cước có thời hạn khác nhau bằng quy định mới nhất của pháp luật. Nếu cần hỗ trợ gì, hãy liên hệ với ACC để được giải đáp!

Video liên quan

Chủ đề