Càng xa xích đạo sẽ có mùa đông như thế nào

Đề thi ôn luyện học sinh giỏi câu hỏi lý thuyết phần sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

hoccham 24/05/2018 Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10

Share
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest

ĐỀ THI

Câu 1. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất do đâu mà có?

Câu 2. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.

Câu 3. Hãy trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trong năm theovĩ độ và theo lục địa và đại dương?

Câu 4. Tại sao Xích đạo không phải là nơi nóng nhất trên Trái Đất?

Câu 5. Những nguyên nhân nào làm nhiệt độ không khí giảm? Giải thích tại sao Xích đạo là vùng có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm ở khu vực này lại thấp hơn vùng chí tuyến?

Câu 6. Phân tích tác động của địa hình đến nhiệt độ.

Câu 7. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.

Câu 8. Châu lục nào có nhiều kiểu khí hậu nhất? Vì sao? Tại sao khí hậu Địa Trung Hải không mưa vào mùa hạ mà mưa nhiều vào đông?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất do đâu mà có?

Đáp án

Khi tia sáng mặt trời đi qua khí quyển, thì mặt đất sẽ hấp thu và bức xạ lại vào không khí, lúc này không khí sẽ nóng lên. Độ nóng này gọi là nhiệt độ không khí.
Góc chiếu của tia sáng mặt trời càng lớn thì lượng nhiệt nhận được càng nhiều và ngược lại.
Bức xạ mặt trời là nguồn cung cấp nhiệt cho bề mặt Trái Đất và nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.

Câu 2. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.

Đáp án

Vĩ độ địa lí:
+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Xích đạo về cực (cao nhất ở vĩ độ 20°).
+ Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Xích đạo về cực.
Lục địa và đại dương:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
+ Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn.
Địa hình:
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm (trong tầng đối lưu, trung bình lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6°C).
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn thay đổi do tác động của các nhân tố: dòng biển nóng, dòng biển lạnh, lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người.

Câu 3. Hãy trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trong năm theo vĩ độ và theo lục địa và đại dương?

Đáp án

Theo vĩ độ:
+ Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Xích đạo về cực.
+ Do càng về cực chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn.
Theo lục địa và đại dương:
+ Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn.
+ Do đất và nước có nhiệt dung khác nhau: nước hút nhiệt chậm nhưng giữ nhiệt lâu hơn đất, nên nước nóng lên và nguội đi chậm hơn đất.

>> Xem thêm: Đề số 3 bộ đề ôn thi học sinh giỏi Địa lý 10 chuyên đề hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời

Câu 4. Tại sao Xích đạo không phải là nơi nóng nhất trên Trái Đất?

Đáp án

Xích đạo thường được coi là nơi nóng nhất vì vùng này quanh năm có Mặt Trời lên đỉnh đầu; là vùng hấp thụ được nhiều nhiệt lượng Mặt Trời nhất. Tuy nhiên theo số liệu thống kê tình hình thời tiết thế giới: Tại Xích đạo, nhiệt độ ban ngày không quá 35°c, trong khi đó ở sa mạc Sahara ban ngày nhiệt độ lên tới 55°c, sa mạc Ả rập lên tới 45 50°c, sa mạc Trung Á nhiệt độ cũng lên tới 48°c, sa mạc Gô-bi lên tới 45°c. Tại sao lại như vậy?
* Tại vì những vùng thuộc Xích đạo phần lớn đều có biển cả như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương
Mặt biển ở khu vực Xích đạo mênh mông có tính chất khác hẳn lục địa:
Nó có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của Mặt Trời xuống các lớp nước sâu.
Khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều năng lượng.
Nước biển có nhiệt dung riêng rất lớn so với đất, nên nhiệt độ nước tăng chậm so với đất liền.
Vì thế, vào mùa hè, nhiệt độ mặt biển không bao giờ tăng lên đột ngột.
Ở vùng chí tuyến có nhiều lục địa (nhất là ở bán cầu Bắc), ở đây có nhiều sa mạc. Vào mùa hạ, vùng này cũng có góc nhập xạ lớn, cường độ bức xạ Mặt Trời cao.
Tình hình tại các sa mạc thì hoàn toàn ngược lại với vùng Xích đạo:
Ở sa mạc rất hiếm thực vật và nước, chủ yếu chỉ có cát. Do nhiệt dung riêng của cát rất nhỏ, nó nóng lên nhanh chóng khi hấp thu nhiệt.
Lại không truyền nhiệt này xuống lớp dưới sâu được.
Do hiếm nước nên ở sa mạc thiếu hẳn tác dụng bốc hơi làm tiêu hao nhiệt như ở biển.
Chính vì thế, nên khi Mặt Trời xuất hiện, nhiệt độ không khí vùng sa mạc tăng lên nhanh chóng. Đến giữa trưa thì nhiệt độ tăng lên rất cao.
* Một nguyên nhân khác nữa là các đám mây và cơn mưa
Mây và mưa ở Xích đạo cũng nhiều hơn hẳn vùng sa mạc. Vùng Xích đạo nhiều mây, làm suy yếu cường độ bức xạ Mặt Trời và chiều nào cũng thường có mưa nên nhiệt độ vào buổi chiều không thể quá cao được.
Còn ở sa mạc, thường trời nắng, rất ít mây và rất hiếm mưa, cường độ bức xạ Mặt Trời lớn và không có yếu tố làm dịu đi.
Như vậy, đây cũng là những lí do vì sao vùng Xích đạo không phải là nơi có nhiệt độ không khí nóng của Trái Đất.

>> Xem thêm: Đề thi chọn lọc luyện học sinh giỏi Địa lý 10 chuyên đề ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa (tiếp theo)

Câu 5. Những nguyên nhân nào làm nhiệt độ không khí giảm? Giải thích tại sao Xích đạo là vùng có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm ở khu vực này lại thấp hơn vùng chí tuyến?

Đáp án

* Nguyên nhân làm nhiệt độ không khí giảm
Khối không khí bị bốc lên cao.
Khối không khí di chuyển tới một vùng lạnh hơn.
Khối không khí di chuyển qua dòng biển lạnh.
Sự tranh chấp giữa hai khối khí có nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.
* Giải thích: Xích đạo là vùng có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm ở khu vực này lại thấp h(fn vùng chí tuyến vì
Nhiệt độ không khí phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có góc nhập xạ.
Nhiệt trung bình năm ở Xích đạo thấp hơn chí tuyến là do:
+ Vùng Xích đạo có diện tích đại dương lớn, thảm thực vật phong phú, nhiều hơi nước, mây, mưa.
+ Vùng chí tuyến nhiệt độ cao vì đây là vùng ít mưa, độ ẩm thấp, có diện tích lục địa lớn, thảm thực vật nghèo nàn.

Câu 6. Phân tích tác động của địa hình đến nhiệt độ.

Đáp án

Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6°c.
Nhiệt độ khác nhau ở các sườn núi: sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn ở sườn khuất nắng.
Độ dốc khác nhau có nhiệt độ khác nhau. Nơi có độ dốc nhỏ, nhiệt độ cao hơn ở nơi có độ dốc lớn (vì Iđp không khí được đốt nóng có độ dày lớn hơn).
Biên độ nhiệt trong ngày thay đổi theo địa hình:
+ Nơi bằng phẳng, nhiệt độ thay đổi ít hơn nơi đất trũng (vì nơi đất trũng ban ngày ít gió, nhiệt độ cao, ban đêm khí lạnh trên cao dồn xuống làm cho nhiệt độ hạ thấp).
+ Trên mặt cao nguyên, không khí loãng hơn ở đồng bằng nên nhiệt độ thay đổi nhanh hơn ở đồng bằng.

Câu 7. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.

Đáp án

Nhiệt độ phân bố theo vĩ độ:
+ Vùng vĩ độ thấp (xích đạo) có góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt hấp thụ nhiều nên có nhiệt độ cao; chênh lệch thời gian chiếu sáng ít nên biên độ năm thấp.
+ Vùng vĩ độ cao có góc nhập xạ nhỏ, lượng nhiệt hấp thụ ít nên có nhiệt độ thấp; chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm lớn nên biên độ nhiệt cao.
Nhiệt độ phân bố theo lục địa và đại dương:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
+ Lục địa thường hấp thụ nhiệt nhanh, bức xạ nhiệt nhanh nên nhiệt độ chênh lệch lớn (biên độ nhiệt cao).
+ Đại dương thường hấp thụ nhiệt chậm, bức xạ nhiệt chậm nên nhiệt độ chênh lệch nhỏ (biên độ nhiệt thấp).
+ Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh và sự thay đổi hướng của chúng.
Nhiệt độ phân bố địa hình:
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,6°c.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. Sườn núi ngƯỢc với chiều của ánh sáng Mặt Trời thường có góc nhập xạ lớn và lượng nhiệt nhận được cao hơn. Sườn núi cùng chiều với ánh sáng Mặt Trời, thường có góc chiếu sáng nhỏ hơn và lượng nhiệt nhận được thấp hơn.
Ngoài các nhân tố trên, nhiệt độ không khí còn thay đổi do lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người,

>> Xem thêm: Đề thi thử số 3 chuyên đề địa lí dân cư phần dân số và sự gia tăng dân số (Địa lý 10)

Câu 8. Châu lục nào có nhiều kiểu khí hậu nhất? Vì sao? Tại sao khí hậu Địa Trung Hải không mưa vào mùa hạ mà mưa nhiều vào đông?

Đáp án

Châu lục có nhiều kiểu khí hậu nhất là châu Á, vì:
+ Diện tích rộng.
+ Địa hình đa dạng, nhiều núi cao.
+ Nhiều khu vực có gió mùa.
Khí hậu Địa Trung Hải không mưa vào mùa hạ mà mưa vào đông vì:
+ Vào mùa hạ có áp cao chí tuyến ngự trị, không khí khô ráo không mưa.
+ Mùa đông có gió Tây ôn đới từ biển thổi nên có nhiều mưa.
Một số chuyên mục hay của Địa lý lớp 10:

Có thể bạn sẽ thích

  • Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông Lịch sử 6
  • Bài 31: Tập tính của động vật Sinh học 11
  • Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ- Địa lý 9
  • Soạn bài lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga
  • Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh Sinh học 11
  • Tả cây bưởi hay nhất đang ra hoa, trong mùa quả chín
  • [Văn 9] Cảm nhận bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
  • Bài 45: Đa dạng của lớp thú bộ dơi và bộ cá voi Sinh học 7
  • Nghị luận Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó/ Có tài mà không có đức là kẻ vô dụng lớp 8 hay nhất
Share
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest

Video liên quan

Chủ đề